Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Cơ thể con người có khả năng chữa lành đáng kinh ngạc chúng ta có thể tự làm lành vết thương, nối lại xương gãy, thậm chí gan có thể tái sinh từ chỉ một phần ba kích thước ban đầu. Tuy nhiên, trong thế giới động vật, chúng ta vẫn còn "non tay" khi so sánh với những sinh vật như cá, lưỡng cư hay bò sát những loài có thể tái tạo cả chi, tim, não và mắt.
Một trong những thách thức lớn nhất của y học hiện đại là phục hồi thị lực cho những người mắc bệnh về võng mạc, đặc biệt là các bệnh thoái hóa như viêm võng mạc sắc tố. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Lý do là vì võng mạc lớp mô nhạy sáng trong mắt thuộc hệ thần kinh trung ương và gần như không thể tự tái tạo ở động vật có vú, bao gồm cả con người.
Nhưng mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã tìm ra một cách đột phá để vượt qua giới hạn này và nhân vật chính trong thử nghiệm không ai khác chính là... chuột.
Trong khi các loài như cá ngựa vằn có thể tái tạo võng mạc một cách tự nhiên bằng cách "lập trình lại" các tế bào hỗ trợ trong mắt (gọi là tế bào đệm Müller) để biến chúng thành các tế bào thần kinh mới, thì chuột và người lại không làm được điều đó. Nguyên nhân chính nằm ở một protein có tên PROX1 nó có vai trò ức chế sự phát triển của các tế bào võng mạc mới sau tổn thương.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã thử ức chế PROX1 ở chuột mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố. Kết quả cho thấy: khi protein này bị chặn lại, các tế bào Müller bắt đầu chuyển đổi thành tế bào thần kinh võng mạc mới, khôi phục được một phần thị lực cho chuột. Điều đặc biệt là hiệu quả này kéo dài đến sáu tháng, một cột mốc chưa từng có trong nghiên cứu trên động vật có vú.
Nói cách khác, lần đầu tiên, con người đã "bật công tắc tái tạo" trong võng mạc động vật có vú vốn trước nay được cho là không thể.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng loạt cơ chế sinh học khác nhau để tìm cách kích hoạt khả năng tái tạo võng mạc ở người. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy "con đường Hippo" một cơ chế tế bào có thể giữ võng mạc ở trạng thái ngủ đông có thể là chìa khóa. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng một số loài lưỡng cư sử dụng các tế bào vùng rìa lông mao để tái tạo mô võng mạc sau chấn thương.
Ngoài các phương pháp sinh học, giới khoa học còn thử cả hướng tiếp cận bằng công nghệ. Ví dụ: sử dụng hạt nano vàng kích hoạt bằng laser để thay thế vai trò của các tế bào thụ cảm ánh sáng bị tổn thương, mở ra hy vọng cho cả bệnh thoái hóa điểm vàng.
Dù là theo hướng can thiệp tế bào hay ứng dụng phần cứng, mục tiêu cuối cùng vẫn là một: giúp hàng triệu người có thể nhìn lại ánh sáng. (popularmechanics)

Một trong những thách thức lớn nhất của y học hiện đại là phục hồi thị lực cho những người mắc bệnh về võng mạc, đặc biệt là các bệnh thoái hóa như viêm võng mạc sắc tố. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Lý do là vì võng mạc lớp mô nhạy sáng trong mắt thuộc hệ thần kinh trung ương và gần như không thể tự tái tạo ở động vật có vú, bao gồm cả con người.
Nhưng mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã tìm ra một cách đột phá để vượt qua giới hạn này và nhân vật chính trong thử nghiệm không ai khác chính là... chuột.
Ức chế một protein, tái kích hoạt khả năng tái sinh võng mạc
Trong khi các loài như cá ngựa vằn có thể tái tạo võng mạc một cách tự nhiên bằng cách "lập trình lại" các tế bào hỗ trợ trong mắt (gọi là tế bào đệm Müller) để biến chúng thành các tế bào thần kinh mới, thì chuột và người lại không làm được điều đó. Nguyên nhân chính nằm ở một protein có tên PROX1 nó có vai trò ức chế sự phát triển của các tế bào võng mạc mới sau tổn thương.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã thử ức chế PROX1 ở chuột mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố. Kết quả cho thấy: khi protein này bị chặn lại, các tế bào Müller bắt đầu chuyển đổi thành tế bào thần kinh võng mạc mới, khôi phục được một phần thị lực cho chuột. Điều đặc biệt là hiệu quả này kéo dài đến sáu tháng, một cột mốc chưa từng có trong nghiên cứu trên động vật có vú.
Nói cách khác, lần đầu tiên, con người đã "bật công tắc tái tạo" trong võng mạc động vật có vú vốn trước nay được cho là không thể.
Hy vọng mới cho người mất thị lực
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng loạt cơ chế sinh học khác nhau để tìm cách kích hoạt khả năng tái tạo võng mạc ở người. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy "con đường Hippo" một cơ chế tế bào có thể giữ võng mạc ở trạng thái ngủ đông có thể là chìa khóa. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng một số loài lưỡng cư sử dụng các tế bào vùng rìa lông mao để tái tạo mô võng mạc sau chấn thương.
Ngoài các phương pháp sinh học, giới khoa học còn thử cả hướng tiếp cận bằng công nghệ. Ví dụ: sử dụng hạt nano vàng kích hoạt bằng laser để thay thế vai trò của các tế bào thụ cảm ánh sáng bị tổn thương, mở ra hy vọng cho cả bệnh thoái hóa điểm vàng.
Dù là theo hướng can thiệp tế bào hay ứng dụng phần cứng, mục tiêu cuối cùng vẫn là một: giúp hàng triệu người có thể nhìn lại ánh sáng. (popularmechanics)