thuha19051234
Pearl
Theo thống kê, có hơn 10.000 người ở Đức tự kết liễu cuộc sống của mình mỗi năm, ***** đang là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở đất nước này. Vào thời điểm mà mọi khía cạnh của đời sống xã hội đều bị tác động bởi các phương tiện truyền thông, một câu hỏi đặt ra là ảnh hưởng từ việc đưa tin đối với hành vi ***** sẽ như thế nào? Các phương tiện truyền thông vốn được xem là lực lượng hỗ trợ tích cực, cung cấp sự giúp đỡ cho những người đang cần. Các diễn đàn trên internet và các cuộc trò chuyện có thể hoạt động như một phòng trao đổi. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại những vấn đề này lại được coi là một hiểm họa do một cái gọi là "hiệp ước ******". Trong đó mọi người, dưới những tác động của truyền thông, đã có những thỏa thuận về việc ******. Trong một thời gian rất ngắn, con người có thể tiếp cận nhiều thông tin về các phương pháp ******, ưu nhược điểm của chúng cũng như nguồn cung cấp vũ khí, công cụ để thực hiện ******.
Nếu một báo cáo tập trung vào khía cạnh định hướng tốt hơn, điều này có thể giúp giảm tỷ lệ ******. Sau đó, nó được coi là "Hiệu ứng Papageno” (một phương pháp phòng ngừa ******), được xác nhận thực nghiệm lần đầu tiên vào năm 2010 bởi một nhóm người Áo do Thomas Niederkrotenthaler đứng đầu. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra một cách chắc chắn rằng, việc ngăn chặn hành vi ***** thông qua các phương tiện truyền thông là có thể thực hiện được, chẳng hạn trình bày cách đối phó thành công với các cuộc khủng hoảng tâm thần. Những yếu tố khác có tác dụng phòng ngừa ***** bao gồm đề cập đến dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp hoặc công bố các tín hiệu cảnh báo, nguồn gốc được liệt kê trong hướng dẫn của WHO. Tuy nhiên, việc phòng ngừa cũng có thể diễn ra ở một mức độ khác. Các chuyên gia cho rằng, việc coi ***** như một hành vi đáng xấu hổ vẫn còn tồn tại và đó thực sự là một vấn đề rất lớn. Kết quả là, gia đình nạn nhân không chỉ trải qua nỗi đau mất mát người thân mà còn không nhận được sự giúp đỡ hoặc thông cảm từ xung quanh. Do đó, những vụ ***** bắt chước vẫn tiếp tục xảy ra - mà không có bất kỳ tác động trung gian nào.
Cảm giác cô đơn khiến không ít người tỏ ra xa xách xã hội, có thể dẫn tới những bức bối không thể giải tỏa Vì thế, cần phải chống lại những tư tưởng cấm kỵ này vì ***** là một phần của xã hội chúng ta, không nên bị bỏ qua hay kỳ thị. Chỉ khi vấn đề này được thảo luận cởi mở, các cách phòng ngừa mới được tìm tòi và đào sâu hơn.
Một so sánh đã được đưa ra để làm rõ điều này: Khi các phương tiện truyền thông đưa tin về các vấn đề tâm lý xã hội hoặc bệnh tật, ví dụ ung thư, báo cáo không chỉ đề cập đến tỷ lệ tử vong. Đặc biệt cần chú trọng đến khả năng điều trị hoặc đối phó với bệnh tật thành công. Do vậy, liên quan đến vấn đề ******, nên tập trung vào con đường thoát khỏi khủng hoảng hoặc và báo cáo về những can thiệp thành công. Điều này sẽ làm tăng hiệu ứng Papageno đã được đề cập cũng như giảm hiệu ứng Werther. Về cơ bản, có thể khẳng định rằng, những tác động của các phương tiện truyền thông đối với tình trạng ***** đã được điều tra kỹ càng. Điều này đúng với các phương tiện truyền thống như báo chí và truyền hình, việc mở rộng các hướng dẫn này của WHO trong năm qua cho thấy rằng các phương tiện truyền thông này tiếp tục là đối tượng nghiên cứu để giảm thiểu hiệu ứng Werther. Ngoài ra, cần có cả những khuyến khích sự thay đổi trong truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để phòng ngừa "dịch ******", điều quan trọng là phải chống lại những tư tưởng cấm kỵ hay tìm hiểu nhu cầu của gia đình nạn nhân. Quan sát môi trường của một vụ ****** và đưa ra các đề nghị thích hợp, nhằm giảm nguy cơ ***** đáng tiếc có thể xảy ra tiếp theo. >>> 15 phút tập thể dục sức khỏe tinh thần để sống viên mãn hơn. Nguồn openaccessgovernment