Hỏi khó: người khác cù thì buồn cười còn tự mình cù thì không, tại sao lại vậy?

Có một thực tế là bạn không thể tự cù chính mình, không giống cách người khác làm điều đó và gây ra hiện tượng nhột. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Thần kinh Tính toán Bernstein ở Berlin đã tìm ra cách giải thích việc đó. Nghiên cứu đã sử dụng các biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói và nhiều báo cáo chủ quan để đo độ nhột khi bị cù. Những người tham gia đã trải qua hai bài tập: trong lần đầu tiên, họ chỉ được kích thích bằng một cái cù bên ngoài; trong lần thứ hai, họ được yêu cầu cù mình cùng lúc với việc bị người khác cù. Khi so sánh giữa 2 bài tập về điểm số tổng thể cho thấy ở tất cả những người tham gia, việc tự cù làm suy yếu đáng kể phản ứng cù tổng thể. Theo Marlies Oostland, giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Amsterdam, cù là một hành vi tự nhiên hoàn hảo mà chúng ta có thể nghiên cứu cơ sở tế bào thần kinh của việc học hỏi và thích ứng của não. Nó cho phép khoa học nghiên cứu cách bộ não đối phó với những điều bất ngờ và những sự kiện không mong đợi.
Hỏi khó: người khác cù thì buồn cười còn tự mình cù thì không, tại sao lại vậy?
Cảm giác bị người khác cù hoàn toàn khác với tự cù chính mình Khi bạn bị cù, cơ thể sẽ gửi một thông điệp đến 2 phần khác nhau của não bộ: đầu tiên là vỏ não somatosensory, chịu trách nhiệm phân tích và phản ứng với xúc giác; thứ hai là vỏ não trước, điều khiển phản ứng của cơ thể bạn đối với khoái cảm. Cùng với nhau, chúng tạo ra cảm giác nhột cho cơ thể. Có hai loại cù khác nhau. Một loại được gọi là knismesis, mô tả sự chạm vào nhẹ như sự tiếp xúc với những sợi lông, giống như việc một sợi lông cù vào mũi của bạn. Loại thứ hai được gọi là gargalesis, mô tả cảm giác nhột nhột nặng nề hơn, nhịp nhàng hơn được quan sát thấy trong các tương tác xã hội vui vẻ. Marina Davila-Ross, một chuyên gia về tâm lý học so sánh từ Đại học Portsmouth nói rằng loại cù này không phải chỉ có ở con người, "Gargalesis có thể được nhìn thấy trên tất cả các loại động vật có vú." Các nhà khoa học nói cảm giác nhột được nảy sinh trong nhiều bối cảnh tiếp xúc, nét mặt vui vẻ và tiếng cười là tín hiệu cho đối tác tương tác được chạm vào. Họ cũng nghĩ rằng những khả năng vui nhộn như vậy của bộ não vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc vui chơi theo kiểu này có liên quan đến nhiều thứ khác, từ phát triển cơ bắp đến giảm căng thẳng và thậm chí cả các kỹ năng xã hội.
Hỏi khó: người khác cù thì buồn cười còn tự mình cù thì không, tại sao lại vậy?
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học muốn xác định lý do tại sao chúng ta thường phản ứng khi bị người khác cù, nhưng lại không thể tự làm điều đó với chính mình. Họ nói rằng sự phân biệt giữa bản thân và 'người khác' là do não bộ tạo ra. Dữ liệu về con người và động vật cho thấy rằng ngay khi bạn chạm vào mình, não sẽ tạo ra rất nhiều phản ứng ức chế bất kể bạn hay ai khác chạm vào bạn. Phản ứng của tế bào thần kinh và hành vi đối với việc bị cù chỉ xảy ra khi cảm giác nhột đến bất ngờ. Các chuyên gia cho rằng điều này xuất phát từ vùng tiểu não. Đây là vùng não ở phía sau não quan trọng đối với chuyển động, nhận thức và lọc các yếu tố đầu vào có liên quan. Tiểu não lọc cảm giác tự nhột đến, có thể là yếu tố làm giảm hoạt động ở các bộ phận khác của não, nơi thường xử lý phản ứng nhột. Ngoài ra, nhột cũng phụ thuộc vào tâm trạng và bối cảnh, chẳng hạn như bị cù trong lúc sợ hãi và tức giận cũng không thể gây nhột. Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng các tình huống gây lo lắng sẽ ngăn chặn việc kích hoạt các tế bào thần kinh liên quan đến phản ứng nhột. >>>Trên đời này làm gì có chuyện "yêu từ cái nhìn đầu tiên", chẳng qua bạn đang bị nhầm lẫn? Vậy nó thực chất là cảm giác gì? Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top