Hồng Kông tiêu hủy 2.000 chuột hamster vì phát hiện dương tính với COVID-19

Quyết định tiêu hủy khoảng 2.000 chuột hamster và các động vật nhỏ khác được đưa ra sau khi các quan chức y tế ghi nhận các trường hợp dương tính với COVID-19 tại một cửa hàng thú cưng ở Hồng Kông. Đây cũng là động thái nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh khi thành phố nỗ lực duy trì chiến lược nghiêm ngặt "zero-COVID".

Tiêu hủy hàng nghìn thú cưng, cách ly đối với nhân viên cửa hàng và khách hàng bị dương tính

Việc chính phủ Trung Quốc trung thành tuân thủ chính sách "zero-COVID" đã giữ cho số trường hợp mắc bệnh ở mức thấp, nhưng kéo theo không ít hệ lụy. Một trong những hệ lụy lớn là cắt đứt mối giao thương và các quan hệ khác của Hồng Kongo, trung tâm tài chính hàng đầu với phần còn lại của thế giới trong hai năm qua.
Bộ trưởng Y tế Hồng Kông Sophia Chan cho biết hành động này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng sau khi một nhân viên cửa hàng thú cưng và một khách hàng mua chuột hamster có kết quả dương tính. Điều đáng chú ý là nhân viên này bị phát hiện nhiễm biến thể Delta, một biến thể đã trở nên hiếm ở Hồng Kông trong thời gian qua.

Hồng Kông tiêu hủy 2.000 chuột hamster vì phát hiện dương tính với COVID-19
Chan nói trong một cuộc họp báo chung "Trên bình diện quốc tế, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi có thể truyền Virus sang người, nhưng chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại bất kỳ vật trung gian truyền bệnh nào".
11 mẫu xét nghiệm dương tính đã được phát triển trên loài chuột lang bán tại cửa hàng thú cưng Little Boss ở khu mua sắm sầm uất Causeway Bay. Các quan chức Hồng Kông cho rằng chúng đã được nhập khẩu từ Hà Lan và đồng thời kêu gọi bất kỳ ai đã mua chuột hamster sau ngày 22 tháng 12 nên đưa thú cưng của mình đi tiêu hủy.
Hiện có khoảng 1.000 động vật từ Little Boss và nhà kho của cửa hàng này sẽ bị thu giữ và đưa đi xử lý, còn các nhân viên và khách hàng đã được cử đi xét nghiệm. Cơ quan y tế cũng ban hành lệnh cách ly đối với khoảng 150 người đến thăm cửa hàng thú cưng cũng như hơn 20 nhân viên nhà kho lưu giữ động vật. Hiện các cửa hàng đã đóng cửa vào hôm thứ 3.

Khuyến nghị tránh hôn thú cưng và giữ gìn vệ sinh nhà cửa

Lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp Leung Siu-fai nói thêm: “Người dân nên tránh hôn thú cưng và giữ nhà cửa sạch sẽ." Thomas Sit, cấp phó của Leung Siu-fai, cũng ủng hộ việc tiêu hủy động vật như một biện pháp phòng ngừa khi ông được hỏi vì sao lại đưa ra quyết định không dựa trên cơ sở khoa học nào. 1.000 con chuột lang khác từ hàng chục cửa hàng thú cưng khác trên khắp Hong Kong cũng sẽ bị tiêu hủy và các cơ sở kinh doanh đã được lệnh đóng cửa tạm thời. Ngoài ra, các quan chức cho biết sẽ đình chỉ đối với hoạt động nhập khẩu động vật có vú.
Cơ quan y tế Hồng Koong cũng khuyến nghị người dân không nên thả rông vật nuôi trên đường phố trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hồng Kông tiêu hủy 2.000 chuột hamster vì phát hiện dương tính với COVID-19

Nhiều phản ứng không đồng tình, WHO cũng đã lên tiếng

Những người yêu thích chuột cảnh ở Hồng Kông rất bức xúc và thậm chí tức giận trước hành động này. Một người trong nhóm Facebook có tên Hamster Blog HK với hơn 10.000 thành viên nói "Có ai có thể cứu chuột đồng và các động vật nhỏ khác không?" Một quan chức khác cũng cười nhạo hành động tiêu hủy động vật thiếu cơ sở này, ông châm biếm "hãy đến Vũ Hán và giúp những con dơi ở đó đeo 2 chiếc khẩu trang" - ám chỉ thành phố Trung Quốc nơi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên hai năm trước.
Tổ chức Y tế Thế giới khi được hỏi về sự việc này cũng cho biết các chuyên gia đang nghiên cứu tính nhạy cảm của động vật với virus gây bệnh COVID-19. Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết "Có một số loài có thể bị nhiễm SARS-CoV-2, bệnh truyền từ người sang động vật và động vật vẫn có thể bị tái nhiễm. Rủi ro đó vẫn ở mức thấp nhưng đó là điều mà chúng tôi liên tục xem xét."
Trong số khoảng 7 triệu chuỗi virus xuất hiện trên toàn cầu có khoảng 1.500 chủng là từ động vật. Bà Van Kerkhove cho biết cần phải giám sát tốt hơn để xác định những loài vật nào dễ mắc bệnh, hiểu mức độ lây nhiễm ở động vật đến mức nào, sau đó theo dõi virus ở động vật theo thời gian để xem nó gây ra nguy cơ gì nữa không.
Nguồn
Koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top