Hộp sọ từ 3.200 năm trước có 1 lỗ khoan hình tam giác, người cổ đại có thể phẫu thuật siêu vậy sao?

V
Hải Đường
Phản hồi: 0
Các nhà nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khai quật được một hộp sọ kỳ lạ tại một nghĩa địa tỉnh Van, miền đông nước này. Hộp sọ được xác định có niên đại khoảng 3.200 năm tuổi, có 1 vết hình tam giác bị cắt ra.
Câu hỏi lớn là: ai đã thực hiện quy trình phức tạp và đầy rủi ro này?
Mặc dù các ngành học về thần kinh học và phẫu thuật thần kinh không xuất hiện cho đến thế kỷ 16, nhưng việc khoan xương đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cổ đại, được công nhận rộng rãi là thủ thuật phẫu thuật thần kinh lâu đời nhất từng biết đến.
Một ca mổ được cho là thành công khi bác sĩ phẫu thuật cắt hoặc cưa một phần xương từ hộp sọ của cá thể sống, nhưng không làm tổn thương mô mềm bên dưới.

Hộp sọ từ 3.200 năm trước có 1 lỗ khoan hình tam giác, người cổ đại có thể phẫu thuật siêu vậy sao?
Hộp sọ khoan lỗ tam giác vừa được phát hiện
Phát hiện về hộp sọ trên đây đã được đăng trên tài khoản Twitter của Cục Nghiên cứu và Khai quật, thuộc Tổng cục Di sản Văn hóa và Bảo tàng của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Tiến sĩ Gulan Ayaz từ Khoa Khảo cổ học tại Đại học Van Yüzüncü Yıl cho biết, phát hiện này là một “ví dụ phi thường” về quá trình khoan sọ có niên đại 3.200 năm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được lý do tại sao hộp sọ lại bị khoan.
Theo các tác giả của một nghiên cứu năm 2011, khoan xương trong thế giới cổ đại nhằm mục đích điều trị các “chấn thương thể xác đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và chứng động kinh”. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê 3 lý do chính cho thủ thuật khoan sọ trong thời kỳ đồ đá mới.
Đầu tiên, những nỗ lực ma thuật hoặc tôn giáo để giải phóng những linh hồn tiêu cực khỏi cơ thể. Lý do thứ hai liên quan đến các nghi thức. Và một lý do cuối cùng ít phổ biến hơn là trị liệu điều trị chấn thương, khối u, co giật, động kinh, đau nửa đầu, mất ý thức và thay đổi hành vi.

Hộp sọ từ 3.200 năm trước có 1 lỗ khoan hình tam giác, người cổ đại có thể phẫu thuật siêu vậy sao?
Thủ thuật cực kỳ đau đớn
Một câu hỏi lớn nữa về hộp sọ 3.200 năm tuổi này là liệu người đó có sống sót sau cuộc phẫu thuật hay không. Hành động khoan, cắt, cưa và cạo một lỗ trên hộp sọ có nghĩa không phải bệnh nhân nào cũng sống sót. Tuy nhiên, những bằng chứng từ Peru cho thấy, “nhiều người đã làm như vậy, trong đó có hơn 100 thần dân của Đế quốc Inca”.
Chẳng hạn vào năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học và nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu về tỷ lệ thành công của việc khoan xương ở các nền văn hóa. Hàng trăm hộp sọ từ khắp Peru đã được phân tích có niên đại từ năm 400 trước Công nguyên, đến giữa những năm 1500 sau Công nguyên.
Họ phân tích rằng nếu xương xung quanh lỗ phẫu thuật không có dấu hiệu lành lại, thì bệnh nhân đã chết trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, khi xác định được xương nhẵn xung quanh lỗ mở, điều này cho thấy bệnh nhân sống sót trong nhiều năm sau thủ thuật.

Hộp sọ từ 3.200 năm trước có 1 lỗ khoan hình tam giác, người cổ đại có thể phẫu thuật siêu vậy sao?
Peru cổ đại từng rất phổ biến dạng phẫu thuật khoan sọ

>>>Kỷ niệm 100 năm phát hiện lăng mộ Tutankhamun, tiết lộ 5 bí ẩn về vị Pharaoh chết trẻ

Nguồn ancient-origins
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top