ngocmai25tran
Pearl
Để giảm thiểu tối đa những di chứng nặng nề sau khi mắc COVID-19, các bác sĩ khuyên người bệnh nên tập luyện và có dinh dưỡng phù hợp.
Ngày 20/1, anh Nguyễn Ngọc Th. (27 tuổi, Hà Nội) test nhanh dương tính với COVID-19 kèm các triệu chứng ho, sốt nhẹ, ớn lạnh và ngạt mũi. Anh bắt đầu điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc trị các triệu chứng, xông hơi. Tuy nhiên, vì ở một mình, anh không nhờ ai phụ giúp việc nấu nướng, giặt giũ. Mọi việc nhà anh làm hết từ A - Z.
"Nhiều hôm mệt nên tôi cũng chỉ ăn uống qua loa, hoặc úp mỳ tôm và cho thêm quả trứng cho xong bữa. Đến ngày 27/1, tôi xét nghiệm âm tính. Cứ ngỡ sẽ thoát kiếp sống chung với COVID. Ấy thế, gần đây tôi gặp nhiều triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ nhiều đêm, đi bộ nhiều thì tim nhói lên, nói chuyện đứt đoạn không thở nổi. Tôi đi khám thì được chẩn đoán là do hậu COVID-19 ", anh Thủy cho hay.
Tương tự, chị Vũ Thị Tr. (24 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết chị cũng mắc COVID-19 trước Tết âm lịch chỉ vài ngày, chị đành phải ở lại nhà trọ cách ly một mình những ngày Tết. Trong những ngày điều trị COVID, chị Trang chỉ bị ngạt mũi nhẹ và hơi đau đầu 1 - 2 ngày đầu tiên. Đến ngày thứ 5 chị test nhanh thì cho kết quả âm tính. Cứ nghĩ COVID trôi đi nhẹ nhàng như vậy, nhưng đến nay, chị có nhiều biểu hiện như hụt hơi, rụng tóc, đặc biệt là giảm cân. Bình thường chị vẫn giữ mức cân 45kg, thế nhưng từ sau khi mắc COVID, chị xuống tận 2kg, nhìn người vô cùng xơ xác và mất sức sống.
"Mặc dù tôi vẫn ăn đầy đủ, thậm chí là ăn nhiều hơn, muốn ngủ nhiều hơn. Thế nhưng cân nặng chẳng thấy tăng, ngược lại còn giảm nhiều so với trước đây, khiến tôi khá sốc", chị Trang cho hay.
Nguyên nhân của biểu hiện này có thể là hậu quả của tình trạng viêm toàn thân do COVID-19 sau khi bệnh nhân âm tính, kết hợp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng.
"Tình trạng viêm toàn thân lan toả khiến khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Ngoài ra, tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân vẫn còn. Trên các mạch máu lớn, tình trạng tăng đông có thể gây ra những nguy cơ như đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi... còn trên các mạch máu nhỏ, tình trạng tăng đông khiến việc cung cấp máu, oxy cho các cơ quan, tổ chức giảm đi", BS Hoàng cho biết.
Di chứng hậu COVID khiến nhiều người bị đảo lộn cuộc sống. Ảnh minh họa.
Còn theo BS Hoàng Văn Sơn, thành viên tư vấn trong Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc và điều trị F0 tại nhà, bệnh nhân mắc COVID-19 thường gặp các triệu chứng do nhiễm virus như mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, mất vị giác, khó thở… Nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt các bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, người già,… dễ dàng bị suy kiệt và suy yếu miễn dịch. Dinh dưỡng tốt, thể trạng tốt sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia của Mỹ (NCBI), giảm cân và nguy cơ suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân COVID-19. Trong đó, gần 30% bệnh nhân giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể ban đầu và hơn một nửa có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
"Nhiều bệnh nhân COVID-19 bị sụt cân do mất khứu giác và vị giác dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên. Nhưng nó có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân đã bị nhiễm trùng nấm đen (mucormycosis). Với tình trạng nhiễm trùng nấm đen thứ phát, những bệnh nhân này đã phải phẫu thuật và được sử dụng nhiều loại thuốc chống nấm gây buồn nôn, làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và trong nhiều trường hợp dẫn đến sụt cân", bác sĩ Abhishek Subhash, chuyên gia tư vấn nội khoa tại Bệnh viện Bhatia (Ấn Độ), giải thích.
"Các trường hợp sau khi khỏi COVID-19 cũng được khuyến cáo dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng như các loại thực phẩm chức năng tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não... có nguồn gốc thảo dược. Ngoài ra, các biện pháp tâm lý cũng rất quan trọng", BS Hoàng lưu ý.
Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị
Ngày 20/1, anh Nguyễn Ngọc Th. (27 tuổi, Hà Nội) test nhanh dương tính với COVID-19 kèm các triệu chứng ho, sốt nhẹ, ớn lạnh và ngạt mũi. Anh bắt đầu điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc trị các triệu chứng, xông hơi. Tuy nhiên, vì ở một mình, anh không nhờ ai phụ giúp việc nấu nướng, giặt giũ. Mọi việc nhà anh làm hết từ A - Z.
"Nhiều hôm mệt nên tôi cũng chỉ ăn uống qua loa, hoặc úp mỳ tôm và cho thêm quả trứng cho xong bữa. Đến ngày 27/1, tôi xét nghiệm âm tính. Cứ ngỡ sẽ thoát kiếp sống chung với COVID. Ấy thế, gần đây tôi gặp nhiều triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ nhiều đêm, đi bộ nhiều thì tim nhói lên, nói chuyện đứt đoạn không thở nổi. Tôi đi khám thì được chẩn đoán là do hậu COVID-19 ", anh Thủy cho hay.
"Mặc dù tôi vẫn ăn đầy đủ, thậm chí là ăn nhiều hơn, muốn ngủ nhiều hơn. Thế nhưng cân nặng chẳng thấy tăng, ngược lại còn giảm nhiều so với trước đây, khiến tôi khá sốc", chị Trang cho hay.
Nguyên nhân gây hậu COVID
Đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp sau khi khỏi COVID thì gặp những di chứng hậu COVID-19 kể trên. Trao đổi với PV, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, bác sĩ cho biết những di chứng ở các trường hợp trên là do hậu COVID để lại. Những triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ và kể cả khi họ không có triệu chứng ban đầu.Nguyên nhân của biểu hiện này có thể là hậu quả của tình trạng viêm toàn thân do COVID-19 sau khi bệnh nhân âm tính, kết hợp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng.
"Tình trạng viêm toàn thân lan toả khiến khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Ngoài ra, tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân vẫn còn. Trên các mạch máu lớn, tình trạng tăng đông có thể gây ra những nguy cơ như đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi... còn trên các mạch máu nhỏ, tình trạng tăng đông khiến việc cung cấp máu, oxy cho các cơ quan, tổ chức giảm đi", BS Hoàng cho biết.
Còn theo BS Hoàng Văn Sơn, thành viên tư vấn trong Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc và điều trị F0 tại nhà, bệnh nhân mắc COVID-19 thường gặp các triệu chứng do nhiễm virus như mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, mất vị giác, khó thở… Nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt các bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, người già,… dễ dàng bị suy kiệt và suy yếu miễn dịch. Dinh dưỡng tốt, thể trạng tốt sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia của Mỹ (NCBI), giảm cân và nguy cơ suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân COVID-19. Trong đó, gần 30% bệnh nhân giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể ban đầu và hơn một nửa có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
"Nhiều bệnh nhân COVID-19 bị sụt cân do mất khứu giác và vị giác dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên. Nhưng nó có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân đã bị nhiễm trùng nấm đen (mucormycosis). Với tình trạng nhiễm trùng nấm đen thứ phát, những bệnh nhân này đã phải phẫu thuật và được sử dụng nhiều loại thuốc chống nấm gây buồn nôn, làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và trong nhiều trường hợp dẫn đến sụt cân", bác sĩ Abhishek Subhash, chuyên gia tư vấn nội khoa tại Bệnh viện Bhatia (Ấn Độ), giải thích.
Cách xử trí hậu COVID
Để hạn chế những vấn đề trên, BS Sơn cho biết F0 cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng để có thể nhanh chóng hồi phục và cải thiện sức khoẻ. Đồng thời, người bệnh không nên quên vận động thể lực (chạy, đạp xe, bơi lội,…) giúp tăng cường cơ bắp và chuyển hoá, tăng cường máu đến các cơ quan, giảm sự lão hóa, tăng số lượng tế bào lympho miễn dịch. Người bệnh nên lựa chọn loại hình vận động phù hợp với thể trạng và duy trì ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút."Các trường hợp sau khi khỏi COVID-19 cũng được khuyến cáo dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng như các loại thực phẩm chức năng tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não... có nguồn gốc thảo dược. Ngoài ra, các biện pháp tâm lý cũng rất quan trọng", BS Hoàng lưu ý.
Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị