VNR Content
Pearl
Trong số hàng loạt nhân vật phản diện mà Spider-Man phải đối phó, ai là kẻ nguy hiểm nhất? Green Goblin của Willem Dafoe? Dr. Octopus của Alfred Molina? Đây là 2 nhân vật phản diện khó khăn nhất mà Spider-Man từng phải đối mặt trên màn ảnh rộng, theo Rotten Tomatoes.
1 số kẻ khác cũng nổi bật là Electro của Jamie Foxx hay Mysterio đóng bởi Jake Gyllenhaal, đều khiến Spider-Man phải vất vả mới hạ được, lại còn phải trả cái giá khá đắt nữa. Không! Theo Collider, gã phản diện đó núp sau ống kính camera và điều khiển tất cả, giật dây tất cả.
Spider-Man là thương hiệu truyền thông đắt giá có thể đem về hàng tỷ USD
Sau đó, Marvel chuyển bản quyền sang các hãng phim và chúng ta có loạt Blade có thể xem là thành công sớm đầu tiên. Qua nhiều biến cố thì các nhân vật như Hulk, X-Men, Namor,... đều tìm được bến đỗ mới tại Universal và Fox. Còn với Sony, họ bỏ qua cơ hội sở hữu tất cả bản quyền làm phim nhân vật Marvel chỉ với 25 triệu USD để mua duy nhất 1 cái tên - Spider-Man. Siêu anh hùng nổi tiếng nhất truyện tranh Marvel.
Khi đó, CEO John Calley đã đặt bút mua Spider-Man với giá 7 triệu USD, kèm theo chia cho Marvel 5% lợi nhuận từ phim điện ảnh và 50% doanh thu bán merchandise (hàng hóa ăn theo). Sau khi xong việc, công ty bắt đầu bắt tay vào làm phim với bộ ba Sam Raimi, Tobey Maguire và Kristen Dunst. Phần còn lại trở thành lịch sử của văn hóa đại chúng.
Cũng chính vì ảnh hưởng của 2 phim Spider-Man lên văn hóa đại chúng quá lớn, dòng phim siêu anh hùng hồi sinh.
Nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên tệ kể từ đây. Sam Raimi đáng lẽ có thể làm phần 3 nối tiếp thành công nếu như không có bàn tay của kẻ phản diện. Hãng can thiệp vào quá trình sản xuất phần 3 và buộc Raimi phải đưa Venom vào, mặc dù ông muốn tập trung vào Sandman hơn (1 kẻ thù giống 2 phần trước). Nhưng khán giả lại theo phe Sony và giúp phần 3 kiếm được nhiều tiền nhất trong cả bộ, thế là họ tin mình đã đúng.
Phần 2 không thỏa mãn được tham vọng vĩ cuồng đó và lại khiến studio rơi vào bế tắc. Thế là kẻ phản diện phải tìm cách cứu vãn. Nhìn sang nhà hàng xóm, Disney đang hốt bạc nhờ MCU, kẻ thay đổi cuộc chơi ở dòng phim siêu anh hùng. Thế là Sony tìm cách thực hiện thỏa thuận cho Marvel Studios mượn Spider-Man để đưa vào MCU, mặt khác theo đuổi những dự án ăn theo thương hiệu Spider-Man. Tom Holland lần đầu ra mắt công chúng trong Civil War và nhận về phản hồi tích cực. Peter Parker dần trở thành 1 phần không thể thiếu của MCU lẫn Avengers.
Peter Parker gia nhập MCU
Sony kiếm được cả đống tiền nhờ quyết định đó. Nhận ra có thể tận dụng MCU để tận dụng sức nóng, hãng tìm cách gắn kết các dự án ăn theo của mình vào Spider-Man. Đỉnh điểm là No Way Home khi đưa cả Spider-Man của Tobey Maguire và Andrew Garfield vào chung với Tom Holland, rồi có cả 1 mid-credit dành cho Venom nữa. Mặc dù Marvel Studios không tiếp nhận các dự án nằm ngoài MCU, nhưng bằng mọi chiêu trò, studio luôn khiến khán giả suy đoán đủ kiểu liệu nhân vật này có thuộc MCU hay không, hay có Spider-Man nào trong phim này hay không,...
Ý đồ đó tỏ ra hiệu quả trong việc lôi kéo khán giả ra rạp. Cho đến nay, các dự án trung bình của Sony vẫn đạt kết quả chấp nhận được, đủ để họ được đà lấn tới. Ngay cả thảm họa Morbius tưởng lỗ lắm mà cũng kiếm được 167 triệu USD so với 75 triệu USD bỏ ra. Dù thất bại, nhưng nó không khiến hãng từ bỏ các dự án Spider-Man nhưng không có Spider-Man. Đã vậy, loạt phim hoạt hình Spider-Verse lại còn đạt tới đỉnh cao danh vọng, càng khiến hãng phim đắm đuối hơn trong trò chơi của mình. Tiền có, giải có, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được gã phản diện này nữa.
Vậy là 1 đằng, Peter Parker bôn ba trong MCU kiếm ngoại tệ gửi về cho ông chủ. Ở nơi khác, Miles Morales và Spider Society thoải mái thể nghiệm mình theo đủ phong cách hội họa nghệ thuật, chinh phục hết giải này đến giải nọ. Còn Venom và đồng bọn, những nhân vật tưởng phải gắn liền với Spider-Man thì nay lại lao vào cơm áo gạo tiền đến quên mình, vì mưu sinh mà không màng cả danh dự để nhặt từng đồng tiền vé.
Đây mới là phản diện đang kiếm tiền trên độ nổi tiếng của Spider-Man
Cuối cùng, ông chủ của tất cả và cũng là kẻ phản diện thực sự, rung đùi thụ hưởng.
Khi mối quan hệ giữa Spider-Man và những phản diện truyền thống của anh trở nên nhạt nhòa trên màn ảnh, kẻ sắp đặt sau cùng đã làm được điều mà chưa 1 phản diện nào thành công trong lịch sử - loại bỏ Spider-Man bằng cách khiến anh trở nên xa lạ với chính vũ trụ mà anh ta nên ở trong đó. Không còn tác động vào quá trình sản xuất nữa, bây giờ kẻ sở hữu bản quyền đã có 1 chiến lược dài hơi bền vững hơn, tinh vi hơn, nhằm khai thác triệt để mọi tiềm năng của Spider-Man.
Đó còn chưa kể đến hàng loạt dự án TV series hợp tác cùng Amazon, tập trung phát triển Spider Society mà nhiều khả năng cũng tách biệt với các bộ phim hiện tại. Có thể nói, khả năng "vắt sữa" của ông lớn này đã lên tới cái tầm. Giờ đây, họ có 7749 cách để kiếm tiền từ Spider-Man mà không có cách nào ngăn lại, mặc kệ chất lượng phập phù của những thảm họa phòng vé như Morbius. Trong tay kẻ phản diện, Spider-Man chỉ như công cụ kiếm tiền, chẳng thể giải cứu được ai.
>>> Đánh giá “Spider-Verse 2”: lộ diện ứng cử viên đầu tiên cho tượng vàng Oscar
1 số kẻ khác cũng nổi bật là Electro của Jamie Foxx hay Mysterio đóng bởi Jake Gyllenhaal, đều khiến Spider-Man phải vất vả mới hạ được, lại còn phải trả cái giá khá đắt nữa. Không! Theo Collider, gã phản diện đó núp sau ống kính camera và điều khiển tất cả, giật dây tất cả.
Có được bản quyền Spider-Man
Siêu anh hùng từng đi vào tàn lụi vào cuối những năm 1990 khi các bộ phim của Superman và Batman đều đi vào ngõ cụt. Trong khi DC từng có thời hoàng kim thì thậm chí Marvel còn chưa 1 lần nếm trải thành công nào ở phòng vé. Trước năm 2000, thế giới chỉ biết đến phim siêu anh hùng của DC. Marvel cũng có vài lần chuyển thể nhưng chúng đều không thể xem nổi, đặt cạnh DC khi ấy thì đúng là trò hề.Sau đó, Marvel chuyển bản quyền sang các hãng phim và chúng ta có loạt Blade có thể xem là thành công sớm đầu tiên. Qua nhiều biến cố thì các nhân vật như Hulk, X-Men, Namor,... đều tìm được bến đỗ mới tại Universal và Fox. Còn với Sony, họ bỏ qua cơ hội sở hữu tất cả bản quyền làm phim nhân vật Marvel chỉ với 25 triệu USD để mua duy nhất 1 cái tên - Spider-Man. Siêu anh hùng nổi tiếng nhất truyện tranh Marvel.
Khi đó, CEO John Calley đã đặt bút mua Spider-Man với giá 7 triệu USD, kèm theo chia cho Marvel 5% lợi nhuận từ phim điện ảnh và 50% doanh thu bán merchandise (hàng hóa ăn theo). Sau khi xong việc, công ty bắt đầu bắt tay vào làm phim với bộ ba Sam Raimi, Tobey Maguire và Kristen Dunst. Phần còn lại trở thành lịch sử của văn hóa đại chúng.
Chiến thắng ngọt ngào
Phần đầu tiên năm 2002 mang về 825 triệu USD. Phần thứ 2 năm 2004 mang về 788 triệu USD và 1 tượng vàng Oscar hạng mục VFX, đến nay vẫn là tượng Oscar đầu tiên lẫn duy nhất của phim Marvel ở hạng mục này. Được ca ngợi là một trong những phim hay nhất trong thể loại siêu anh hùng, 1 trong những phim Marvel hay nhất mọi thời đại (bên cạnh Logan, Days of Future Past và Into the Spider-Verse).Nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên tệ kể từ đây. Sam Raimi đáng lẽ có thể làm phần 3 nối tiếp thành công nếu như không có bàn tay của kẻ phản diện. Hãng can thiệp vào quá trình sản xuất phần 3 và buộc Raimi phải đưa Venom vào, mặc dù ông muốn tập trung vào Sandman hơn (1 kẻ thù giống 2 phần trước). Nhưng khán giả lại theo phe Sony và giúp phần 3 kiếm được nhiều tiền nhất trong cả bộ, thế là họ tin mình đã đúng.
Sự can thiệp quá sâu
Spider-Man 4 xảy ra xung đột về tính sáng tạo khi Sony muốn sử dụng Lizard và quay phim định dạng 3D. Sam Raimi bỏ đi và dự án cũng đi toong. Ban lãnh đạo liền quyết định reboot toàn bộ thương hiệu với ê-kíp mới, bộ ba được tập hợp gồm Marc Webb, Andrew Garfield và Emma Stones. Phần 1 đạt doanh thu cũng ổn dù nhận nhiều ý kiến trái chiều, song công ty bỏ ngoài tai. Mờ mắt vì lợi nhuận, họ muốn mở rộng thương hiệu bằng cách tung bộ phản diện nổi tiếng Sinister Six vào.Phần 2 không thỏa mãn được tham vọng vĩ cuồng đó và lại khiến studio rơi vào bế tắc. Thế là kẻ phản diện phải tìm cách cứu vãn. Nhìn sang nhà hàng xóm, Disney đang hốt bạc nhờ MCU, kẻ thay đổi cuộc chơi ở dòng phim siêu anh hùng. Thế là Sony tìm cách thực hiện thỏa thuận cho Marvel Studios mượn Spider-Man để đưa vào MCU, mặt khác theo đuổi những dự án ăn theo thương hiệu Spider-Man. Tom Holland lần đầu ra mắt công chúng trong Civil War và nhận về phản hồi tích cực. Peter Parker dần trở thành 1 phần không thể thiếu của MCU lẫn Avengers.
Sony kiếm được cả đống tiền nhờ quyết định đó. Nhận ra có thể tận dụng MCU để tận dụng sức nóng, hãng tìm cách gắn kết các dự án ăn theo của mình vào Spider-Man. Đỉnh điểm là No Way Home khi đưa cả Spider-Man của Tobey Maguire và Andrew Garfield vào chung với Tom Holland, rồi có cả 1 mid-credit dành cho Venom nữa. Mặc dù Marvel Studios không tiếp nhận các dự án nằm ngoài MCU, nhưng bằng mọi chiêu trò, studio luôn khiến khán giả suy đoán đủ kiểu liệu nhân vật này có thuộc MCU hay không, hay có Spider-Man nào trong phim này hay không,...
Ý đồ đó tỏ ra hiệu quả trong việc lôi kéo khán giả ra rạp. Cho đến nay, các dự án trung bình của Sony vẫn đạt kết quả chấp nhận được, đủ để họ được đà lấn tới. Ngay cả thảm họa Morbius tưởng lỗ lắm mà cũng kiếm được 167 triệu USD so với 75 triệu USD bỏ ra. Dù thất bại, nhưng nó không khiến hãng từ bỏ các dự án Spider-Man nhưng không có Spider-Man. Đã vậy, loạt phim hoạt hình Spider-Verse lại còn đạt tới đỉnh cao danh vọng, càng khiến hãng phim đắm đuối hơn trong trò chơi của mình. Tiền có, giải có, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được gã phản diện này nữa.
Vậy là 1 đằng, Peter Parker bôn ba trong MCU kiếm ngoại tệ gửi về cho ông chủ. Ở nơi khác, Miles Morales và Spider Society thoải mái thể nghiệm mình theo đủ phong cách hội họa nghệ thuật, chinh phục hết giải này đến giải nọ. Còn Venom và đồng bọn, những nhân vật tưởng phải gắn liền với Spider-Man thì nay lại lao vào cơm áo gạo tiền đến quên mình, vì mưu sinh mà không màng cả danh dự để nhặt từng đồng tiền vé.
Cuối cùng, ông chủ của tất cả và cũng là kẻ phản diện thực sự, rung đùi thụ hưởng.
Khi mối quan hệ giữa Spider-Man và những phản diện truyền thống của anh trở nên nhạt nhòa trên màn ảnh, kẻ sắp đặt sau cùng đã làm được điều mà chưa 1 phản diện nào thành công trong lịch sử - loại bỏ Spider-Man bằng cách khiến anh trở nên xa lạ với chính vũ trụ mà anh ta nên ở trong đó. Không còn tác động vào quá trình sản xuất nữa, bây giờ kẻ sở hữu bản quyền đã có 1 chiến lược dài hơi bền vững hơn, tinh vi hơn, nhằm khai thác triệt để mọi tiềm năng của Spider-Man.
Đó còn chưa kể đến hàng loạt dự án TV series hợp tác cùng Amazon, tập trung phát triển Spider Society mà nhiều khả năng cũng tách biệt với các bộ phim hiện tại. Có thể nói, khả năng "vắt sữa" của ông lớn này đã lên tới cái tầm. Giờ đây, họ có 7749 cách để kiếm tiền từ Spider-Man mà không có cách nào ngăn lại, mặc kệ chất lượng phập phù của những thảm họa phòng vé như Morbius. Trong tay kẻ phản diện, Spider-Man chỉ như công cụ kiếm tiền, chẳng thể giải cứu được ai.
>>> Đánh giá “Spider-Verse 2”: lộ diện ứng cử viên đầu tiên cho tượng vàng Oscar