Khi Lưu Hạ (Liu He) bị phế truất khỏi ngôi vua vào năm 74 TCN, không ai nghĩ rằng ông sẽ lập ra một kỷ lục tồn tại trong 2.100 năm. Khi còn sống, Liu He có thời gian trị vị ngắn nhất lịch sử Trung Quốc, vỏn vẹn 27 ngày, từng đó là quá ngắn để tên tuổi ông được lưu danh trong sử sách, được đời đời kính nể.
Song đó chỉ là suy nghĩ của người cùng thời với ông, khoa học hiện đại lại có cách nghĩ khác về Lưu Hạ, nhiều nhất là sự biết ơn.
Mộ của ông trong quá trình khai quật
Khi Lưu bị truất ngôi, ông bị tước bỏ địa vị xã hội và phải dành phần đời còn lại của mình sống như thường dân. Tuy nhiên, sự trừng phạt này không kéo dài đến lúc chết, những cuộc khai quật mộ ông gần đây tiết lộ rằng dù chỉ trị vị 27 ngày nhưng ông vẫn được an táng trang trọng, bằng chứng rõ nhất là số kho báu trong lăng.
Sau khi bị trục xuất, triều đình đổi tên ông thành quý tộc Hải Hôn hầu và giao cho một phủ nằm gần khu vực hồ, ông cũng được hứa hẹn sẽ có một lăng mộ lúc chết.
Trớ trêu thay, dù thời gian trị vì ngắn ngủi, lăng mộ của ông vẫn được xây dựng tại khu vực nằm gần Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây ở đông nam Trung Quốc, là nghĩa trang được bảo tồn tốt nhất của một nhân vật hoàng thất từ triều đại Tây Hán (206 TCN - 9 SCN).
Trong một thông báo gần đây, các nhà khảo cổ học cho biết đã phát hiện vật được cho là bức tranh cổ nhất được biết đến về Khổng Tử. Khoảng 5.000 chiếc thẻ tre với những lời dạy của Khổng Tử cũng được tìm thấy trong lăng mộ. Cùng với nhiều đồ tạo tác bằng đồng, vàng và ngọc bích khác cũng nằm trong lăng mộ, chứng minh rằng Lưu không hề bị đối xử như một thường dân vào lúc chết.
Trong lăng mộ của Liu, nhiều đồ tạo tác có giá trị nghiên cứu cao được phát hiện
Lý do cho vinh dự lớn này là vì Lưu là cháu nội của Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN), vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán. Năm 141 TCN, sau cái chết của vua cha, Hán Vũ Đế lên ngôi khi chỉ mới 16 tuổi và cai trị từ năm 140 TCN đến 87 TCN (54 năm), là vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong Lịch sử nhà Hán và cả lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Chiêu Tương vương đến trước đời Khang Hi. Trong thời gian trị vị, Hán Vũ Đế không ngừng mở rộng lãnh thổ và củng cố chính quyền trung ương để cải thiện địa vị của Trung Quốc ở nước ngoài.
Những kho báu còn lại trong lăng mộ của Lưu cho thấy di sản của Hán Vũ Đế rất cường đại, thể hiện sức mạnh của nhà Hán lúc bấy giờ. Yang Jun, một nhà nghiên cứu tại Viện Khảo cổ và Di tích Văn hóa tỉnh Giang Tây, cho biết trong thông cáo báo chí rằng lăng mộ “làm sáng tỏ sức mạnh của nhà Hán”.
Tranh chân dung Hán Vũ Đế
Trong kho tàng đó, một trong những di sản nổi bật nhất là 5 cỗ xe ngựa được bảo quản tốt đặt trong lăng mộ, trước đây khảo cổ Trung Quốc cũng phát hiện một cỗ xe tương tự được chôn tại lăng của một quý tộc nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử. Điều này cho thấy rằng "chủ sở hữu cỗ xe từng là một trong những người có chức vị cao thời nhà Hán”.
Kể từ năm 2015, lăng mộ của Lưu đã biến thành địa điểm khảo cổ quan trọng nhất để tìm hiểu về Hán Vũ Đế. Yang nói rằng, trước khi phát hiện ra địa điểm này, có rất ít đồ tạo tác cung cấp một phương tiện trực tiếp để nghiên cứu về vị vua đáng kính.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã khai quật được 4 triệu đồng tiền đồng (các cuộc khai quật trước đây đã chứng minh rằng xã hội nhà Hán sử dụng một chuỗi 1.000 đồng xu như một đơn vị tiền tệ), 480 miếng vàng - số lượng lớn nhất từng được tìm thấy trong một ngôi mộ thời Hán - cùng với hàng nghìn mảnh giấy viết bằng tre.
>>>Tận dụng tóc để trồng rau thành công, đột phá cho tương lai ngành trồng trọt
Nguồn: SCMP
Song đó chỉ là suy nghĩ của người cùng thời với ông, khoa học hiện đại lại có cách nghĩ khác về Lưu Hạ, nhiều nhất là sự biết ơn.
Khi Lưu bị truất ngôi, ông bị tước bỏ địa vị xã hội và phải dành phần đời còn lại của mình sống như thường dân. Tuy nhiên, sự trừng phạt này không kéo dài đến lúc chết, những cuộc khai quật mộ ông gần đây tiết lộ rằng dù chỉ trị vị 27 ngày nhưng ông vẫn được an táng trang trọng, bằng chứng rõ nhất là số kho báu trong lăng.
Sau khi bị trục xuất, triều đình đổi tên ông thành quý tộc Hải Hôn hầu và giao cho một phủ nằm gần khu vực hồ, ông cũng được hứa hẹn sẽ có một lăng mộ lúc chết.
Trớ trêu thay, dù thời gian trị vì ngắn ngủi, lăng mộ của ông vẫn được xây dựng tại khu vực nằm gần Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây ở đông nam Trung Quốc, là nghĩa trang được bảo tồn tốt nhất của một nhân vật hoàng thất từ triều đại Tây Hán (206 TCN - 9 SCN).
Trong một thông báo gần đây, các nhà khảo cổ học cho biết đã phát hiện vật được cho là bức tranh cổ nhất được biết đến về Khổng Tử. Khoảng 5.000 chiếc thẻ tre với những lời dạy của Khổng Tử cũng được tìm thấy trong lăng mộ. Cùng với nhiều đồ tạo tác bằng đồng, vàng và ngọc bích khác cũng nằm trong lăng mộ, chứng minh rằng Lưu không hề bị đối xử như một thường dân vào lúc chết.
Lý do cho vinh dự lớn này là vì Lưu là cháu nội của Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN), vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán. Năm 141 TCN, sau cái chết của vua cha, Hán Vũ Đế lên ngôi khi chỉ mới 16 tuổi và cai trị từ năm 140 TCN đến 87 TCN (54 năm), là vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong Lịch sử nhà Hán và cả lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Chiêu Tương vương đến trước đời Khang Hi. Trong thời gian trị vị, Hán Vũ Đế không ngừng mở rộng lãnh thổ và củng cố chính quyền trung ương để cải thiện địa vị của Trung Quốc ở nước ngoài.
Những kho báu còn lại trong lăng mộ của Lưu cho thấy di sản của Hán Vũ Đế rất cường đại, thể hiện sức mạnh của nhà Hán lúc bấy giờ. Yang Jun, một nhà nghiên cứu tại Viện Khảo cổ và Di tích Văn hóa tỉnh Giang Tây, cho biết trong thông cáo báo chí rằng lăng mộ “làm sáng tỏ sức mạnh của nhà Hán”.
Trong kho tàng đó, một trong những di sản nổi bật nhất là 5 cỗ xe ngựa được bảo quản tốt đặt trong lăng mộ, trước đây khảo cổ Trung Quốc cũng phát hiện một cỗ xe tương tự được chôn tại lăng của một quý tộc nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử. Điều này cho thấy rằng "chủ sở hữu cỗ xe từng là một trong những người có chức vị cao thời nhà Hán”.
Kể từ năm 2015, lăng mộ của Lưu đã biến thành địa điểm khảo cổ quan trọng nhất để tìm hiểu về Hán Vũ Đế. Yang nói rằng, trước khi phát hiện ra địa điểm này, có rất ít đồ tạo tác cung cấp một phương tiện trực tiếp để nghiên cứu về vị vua đáng kính.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã khai quật được 4 triệu đồng tiền đồng (các cuộc khai quật trước đây đã chứng minh rằng xã hội nhà Hán sử dụng một chuỗi 1.000 đồng xu như một đơn vị tiền tệ), 480 miếng vàng - số lượng lớn nhất từng được tìm thấy trong một ngôi mộ thời Hán - cùng với hàng nghìn mảnh giấy viết bằng tre.
>>>Tận dụng tóc để trồng rau thành công, đột phá cho tương lai ngành trồng trọt
Nguồn: SCMP