Liên minh châu Âu sắp định hình lại Internet toàn cầu

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Ngày hôm nay, 1/11, Đạo luật thị trường kỹ thuật số của Liên minh châu Âu có hiệu lực, dự kiến sẽ buộc Amazon, Google và Meta,... làm cho nền tảng của họ cởi mở hơn và có thể tương tác vào năm 2023. Điều đó sẽ mang đến nhiều thay đổi lớn đối với thị trường Internet toàn cầu.
Đây là một lời nhắc nhở rằng Châu Âu thực hiện quản lý các công ty công nghệ tích cực hơn nhiều so với Mỹ.
Gerard de Graaf cho biết: “Nếu có iPhone, bạn nên có quyền tải ứng dụng không chỉ từ App Store mà còn từ nhiều cửa hàng ứng dụng khác hoặc trên Internet.” DMA yêu cầu các nền tảng thống trị phải cho phép đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn hoạt động tương tác cùng. Ví dụ buộc WhatsApp của Meta nhận tin nhắn từ ứng dụng cạnh tranh như Signal hoặc Telegram.
Liên minh châu Âu sắp định hình lại Internet toàn cầu
Dẫu có hiệu lực ngay từ hôm nay, thế nhưng, các nền tảng công nghệ không phải tuân thủ ngay lập tức. Trước tiên, EU phải quyết định những công ty nào đủ quyền lực để được phân loại là “người gác cổng” tuân theo các quy tắc khắc nghiệt nhất. Theo dự kiến của Gerard de Graaf, khoảng một chục công ty sẽ nằm trong nhóm đó, công bố trong mùa xuân năm sau.
EU trước đây đã phạt Google, Apple và những công ty khác thông qua rất nhiều cuộc điều tra chống độc quyền. Với DMA, hoạt động kinh doanh sẽ đi đúng hướng. de Graaf cho biết: “Thông điệp chính là các cuộc đàm phán đã kết thúc, chúng ta đang ở trong tình trạng tuân thủ. Bạn có thể không thích, nhưng đó là cách vận hành.”
Giống như luật bảo mật kỹ thuật số GDPR của Liên minh Châu Âu, dự kiến, DMA sẽ tạo ra nhiều thay đổi về cách các nền tảng công nghệ phục vụ người dùng, không chỉ 400 triệu người dùng Internet ở EU.
Liên minh châu Âu sắp định hình lại Internet toàn cầu
Các công ty công nghệ cũng sẽ sớm phải đối mặt với luật thứ 2 của EU, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA: Digital Services Act), yêu cầu đánh giá rủi ro đối với một số thuật toán và tiết lộ về việc ra quyết định tự động, đồng thời có thể buộc các ứng dụng xã hội như TikTok phải mở dữ liệu của họ để bên ngoài giám sát.
Luật cũng sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, các nền tảng trực tuyến lớn nhất dự kiến sẽ phải tuân thủ vào giữa năm 2024. EU cũng đang xem xét thông qua các quy tắc cụ thể cho trí tuệ nhân tạo (AI), có thể cấm một số trường hợp sử dụng công nghệ này.
Gerard de Graaf cho rằng cần có những quy định cứng rắn hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ, không chỉ để giúp bảo vệ mọi người và các doanh nghiệp khác khỏi những hành vi không công bằng, mà còn cho phép xã hội nhận được đầy đủ lợi ích của công nghệ.

>>> Chính thức: Liên minh Châu Âu ban "án tử" cho cổng kết nối Lightning

Nguồn: ArsTechnica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top