Nguyễn Hoàng
Intern Writer
Liệu AI đang âm thầm làm não bạn “lụi tàn”? Bạn có thấy mình lười động não hơn kể từ khi dùng ChatGPT, Gemini hay Copilot?
Gần đây, một nghiên cứu thú vị từ MIT khiến người ta phải suy nghĩ: khi sinh viên viết bài luận với sự trợ giúp của ChatGPT, hoạt động não bộ ở các vùng liên quan đến sáng tạo và tập trung giảm đáng kể. Không dừng ở đó, những người dùng AI còn gặp khó khăn hơn khi phải nhớ lại chính nội dung họ vừa tạo ra. Nói đơn giản: viết thì nhanh, nhưng “nhớ mình vừa viết gì” thì... chịu!
Một điểm đáng chú ý là điều này không chỉ xảy ra trong môi trường học thuật. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy phần lớn những người làm công việc tri thức, khi dùng AI tạo sinh như ChatGPT hay Gemini, thường thực hiện các nhiệm vụ mà... không cần tư duy phản biện mấy. Và khi có phải động não, họ thường thấy khó khăn hơn.
Một nghiên cứu khác ở Anh đi xa hơn: người dùng AI thường xuyên có điểm tư duy phản biện thấp hơn. Không phải do AI làm họ kém thông minh, mà có thể vì những người tư duy kém hơn dễ tìm đến AI như một chiếc nạng tinh thần. Một người tham gia còn thú nhận: “Tôi lệ thuộc AI đến mức không chắc mình còn biết cách giải quyết vấn đề nếu không có nó.”
Vấn đề lần này, như giáo sư Evan Risko cảnh báo, là AI tạo sinh đang thay thế những quá trình tư duy phức tạp, như viết, sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề, chứ không chỉ làm hộ những phép tính nhẩm. Và khi bạn đã quen trút bỏ việc suy nghĩ cho máy, não bạn sẽ dần “lười” thật sự. Đây là hiệu ứng gọi là “sự keo kiệt nhận thức”: càng ít suy nghĩ, bạn càng muốn... suy nghĩ ít đi.
Thí nghiệm từ Đại học Toronto càng củng cố mối lo này: khi được yêu cầu sáng tạo cách dùng mới cho quần dài hay lốp xe, nhóm có dùng AI đưa ra các câu trả lời ít đa dạng và... hơi nhàm. AI bảo nhồi cỏ khô vào quần làm con bù nhìn, còn người không dùng AI nghĩ ra ý tưởng như làm máng ăn cho chim bằng túi quần. Bạn chọn phe nào?
Một cách đơn giản: chia nhỏ câu hỏi thay vì hỏi trọn gói. Thay vì “Tôi nên đi đâu nghỉ mát?”, hãy bắt đầu bằng “Nơi nào tháng này ít mưa?”. Có nơi nắng đẹp, mình sẽ lo chuyện tiếp theo.
Một số nhóm nghiên cứu còn đề xuất thiết kế AI để gợi hỏi, khiêu khích tư duy chứ không chỉ trả lời. Nhưng ngặt nỗi, ai cũng thích nhanh, gọn, lẹ – nên nếu chatbot hỏi ngược lại, người dùng lại... cáu. Bảo họ phải đợi vài phút mới hỏi AI được? Không vui chút nào.
Trong khảo sát tại 16 quốc gia, gần một nửa số người được hỏi sẵn sàng dùng AI tạo sinh ngay cả khi công ty cấm. Nên rõ ràng, AI không biến mất đâu, nhưng bạn vẫn phải quyết định mình dùng nó như thế nào.
Nếu một ngày bạn không còn nghĩ ra được điều gì hay ho mà không có AI, bạn có thấy sợ không? (Economist)
Gần đây, một nghiên cứu thú vị từ MIT khiến người ta phải suy nghĩ: khi sinh viên viết bài luận với sự trợ giúp của ChatGPT, hoạt động não bộ ở các vùng liên quan đến sáng tạo và tập trung giảm đáng kể. Không dừng ở đó, những người dùng AI còn gặp khó khăn hơn khi phải nhớ lại chính nội dung họ vừa tạo ra. Nói đơn giản: viết thì nhanh, nhưng “nhớ mình vừa viết gì” thì... chịu!
Một điểm đáng chú ý là điều này không chỉ xảy ra trong môi trường học thuật. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy phần lớn những người làm công việc tri thức, khi dùng AI tạo sinh như ChatGPT hay Gemini, thường thực hiện các nhiệm vụ mà... không cần tư duy phản biện mấy. Và khi có phải động não, họ thường thấy khó khăn hơn.
Một nghiên cứu khác ở Anh đi xa hơn: người dùng AI thường xuyên có điểm tư duy phản biện thấp hơn. Không phải do AI làm họ kém thông minh, mà có thể vì những người tư duy kém hơn dễ tìm đến AI như một chiếc nạng tinh thần. Một người tham gia còn thú nhận: “Tôi lệ thuộc AI đến mức không chắc mình còn biết cách giải quyết vấn đề nếu không có nó.”
Trí tuệ hỗ trợ hay trí tuệ… bị thay thế?
Từ thời Socrates đã có những lo ngại rằng công nghệ làm con người “kém cỏi” đi, ông từng chỉ trích việc viết lách vì khiến người ta... quên suy nghĩ. Nhưng máy tính, GPS hay máy tính tiền chưa bao giờ thực sự khiến con người mất khả năng tính toán hay định hướng.Vấn đề lần này, như giáo sư Evan Risko cảnh báo, là AI tạo sinh đang thay thế những quá trình tư duy phức tạp, như viết, sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề, chứ không chỉ làm hộ những phép tính nhẩm. Và khi bạn đã quen trút bỏ việc suy nghĩ cho máy, não bạn sẽ dần “lười” thật sự. Đây là hiệu ứng gọi là “sự keo kiệt nhận thức”: càng ít suy nghĩ, bạn càng muốn... suy nghĩ ít đi.

Chấp nhận, làm bạn, nhưng đừng lệ thuộc
Không ai cấm bạn dùng AI. Nhưng dùng sao cho thông minh là cả một nghệ thuật. Tiến sĩ Larson khuyên rằng hãy coi AI như một “trợ lý nhiệt tình nhưng hơi ngây ngô”, nghĩa là: nó giỏi giúp, nhưng đừng để nó nghĩ hộ bạn hoàn toàn.Một cách đơn giản: chia nhỏ câu hỏi thay vì hỏi trọn gói. Thay vì “Tôi nên đi đâu nghỉ mát?”, hãy bắt đầu bằng “Nơi nào tháng này ít mưa?”. Có nơi nắng đẹp, mình sẽ lo chuyện tiếp theo.
Một số nhóm nghiên cứu còn đề xuất thiết kế AI để gợi hỏi, khiêu khích tư duy chứ không chỉ trả lời. Nhưng ngặt nỗi, ai cũng thích nhanh, gọn, lẹ – nên nếu chatbot hỏi ngược lại, người dùng lại... cáu. Bảo họ phải đợi vài phút mới hỏi AI được? Không vui chút nào.
Trong khảo sát tại 16 quốc gia, gần một nửa số người được hỏi sẵn sàng dùng AI tạo sinh ngay cả khi công ty cấm. Nên rõ ràng, AI không biến mất đâu, nhưng bạn vẫn phải quyết định mình dùng nó như thế nào.
Nếu một ngày bạn không còn nghĩ ra được điều gì hay ho mà không có AI, bạn có thấy sợ không? (Economist)