Loài vật có cảm xúc như con người không? Có biết đau buồn khi người thân ra đi không?

Nhiều người thường nghĩ rằng động vật không có cảm xúc, không biết vui buồn là gì. Những ý kiến khác lại cho rằng những con vật cũng có cảm xúc, tình cảm riêng, cũng biết vui, biết buồn. Vậy sự thực là gì?
Loài vật có cảm xúc như con người không? Có biết đau buồn khi người thân ra đi không?
Năm 1972, ở sâu trong một khu rừng nhiệt đới ở Tanzania, con tinh tinh già nổi tiếng Flo đã trút hơi thở cuối cùng. Đây là một sự mất mát không thể chịu đựng được đối với Flint, con trai của Flo. Chú tinh tinh vốn có mối quan hệ khắng khít với mẹ, đột nhiên trở nên bơ phờ, chán ăn và ngày càng trở nên cô lập với bầy đàn của mình.
"Nó hiếm khi ăn và đến cuối tuần thứ ba đã giảm hơn một phần ba trọng lượng", nhà linh trưởng học Jane Goodall viết. Cuối cùng, một tháng sau cái chết của tinh tinh mẹ, Flint tiều tụy cũng qua đời.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hàng chục trường hợp đau lòng như thế này trên khắp vương quốc động vật, khi họ hàng hoặc bạn đời của một chúng chết. Vậy động vật có biết đau buồn và thương tiếc như con người không?

“Nghi lễ tang” ở động vật

Các nhà khoa học có một lĩnh vực nghiên cứu rộng được gọi là "giải phẫu học tiến hóa” - nghiên cứu về cái chết và các nghi lễ liên quan của nó. Càng ngày, lĩnh vực này mở rộng hơn về các hành vi vượt ra ngoài lãnh thổ con người. Chẳng hạn như trường hợp của một con tinh tinh cái ở Zambia được phát hiện sử dụng một mẩu cỏ để làm sạch răng của đứa con nuôi vừa qua đời. Hoặc, câu chuyện về một con hươu cao cổ Kenya đứng canh xác đứa con đã chết của mình ngay cả khi nó đã bị đàn linh cẩu tàn phá không còn nguyên vẹn.
Tương tự, vào năm 2018, nhiều người đã xúc động bởi câu chuyện về một con cá voi sát thủ cái đã đẩy xác con mình đi khắp đại dương trong hơn nửa tháng trời, vượt qua quãng đường dài 1.600 cây số.

Loài vật có cảm xúc như con người không? Có biết đau buồn khi người thân ra đi không?
Stefania Uccheddu, một bác sĩ thú y và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Thú y San Marco ở Ý, đã điều tra về các hành vi liên quan đến cái chết ở chó. Kết quả cho thấy, khi bạn đồng hành qua đời, chúng có những hành vi thể hiện sự đau buồn như ngủ nhiều hơn, ăn và chơi ít hơn.
Trong thế giới hoang dã, voi là loài có những hành vi nổi bật và được ghi nhận rộng rãi nhất đối với cái chết. Voi châu Phi thường di chuyển quanh xương hàm của những con voi đã khuất và tập trung im lặng nằm bên xác chết trong thời gian dài.
Vào năm 2013, nhà sinh vật học về voi Sanjeeta Pokharel đã tìm thấy xác một con voi châu Á bên một bờ sông ở Ấn Độ, nơi không có thảm thực vật. Mặc dù vậy, thi thể của con voi này được bao quanh một cách bí ẩn bởi rất nhiều cành cây, lá và mọi thứ. Điều đó cho thấy rằng những thứ này có thể đã được đem đến và đặt ở đó. Cô cũng kể lại rằng hai con voi cái đã đi đến địa điểm này và đi quanh thi thể gần giống như một nghi lễ tang trong văn hóa Ấn Độ.

Giải mã sự "đau buồn"

Một số ý kiến cho rằng để đau buồn, trước tiên một cá nhân phải có khả năng hiểu khái niệm về cái chết và mối quan hệ của họ với sự kiện này - điều khó chứng minh ở động vật.
Tuy nhiên, việc hiểu được cái chết có thể không cần thiết để có thể cảm thấy đau buồn. Một cách khác để nhìn nhận sự đau buồn là coi nó như một phần của quá trình cố gắng hiểu một sự mất mát. Do đó có thể quan sát được qua cách một cá nhân phản ứng với một xác chết vô hồn.

Loài vật có cảm xúc như con người không? Có biết đau buồn khi người thân ra đi không?
Những hành vi này cũng có thể được gán cho nhiều thứ khác: tò mò, bối rối, căng thẳng hoặc sợ hãi. Điều này đặc biệt xảy ra đối với những loài mà phản ứng với cái chết kỳ lạ hơn một chút.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy những con voi chôn xác trong bùn, hoặc phủ lên chúng bằng cành và lá. Hành vi này có thể không hẳn là biểu hiện sự thương tiếc mà là một nỗ lực thực tế để ngăn cái xác thu hút những kẻ săn mồi. Tương tự như vậy, những con voi vây quanh xác chết giống như đang để tang, nhưng chúng cũng ngửi và sờ vào xác. Nếu chúng chỉ đơn giản là đang điều tra nguyên nhân cái chết thì sao?
Nhà sinh vật học về voi, Sharma nói: “Chúng tôi không thể nói liệu những con voi đang thực sự tò mò hay đang đau buồn. Rất khó để giải mã."
Ngay cả ở con người, không có cuốn sách quy tắc nào diễn tả đau buồn trông như thế nào; nó thể hiện trong một loạt các hành vi và cảm xúc đa dạng. Vậy ai có thể khẳng định rằng tò mò, sợ hãi và học hỏi không phải là những bước trong quá trình đau buồn ở với động vật?
Những quan điểm lộn xộn và mâu thuẫn này có lẽ là điều đã thúc đẩy nhà nhân chủng học Barbara J. King đưa ra định nghĩa của riêng mình về sự đau buồn của động vật. Nhà khoa học lỗi lạc, người đã viết một cuốn sách có tiêu đề "Động vật đau buồn như thế nào”, giải thích rằng chúng ta có thể định nghĩa nỗi đau qua cách các chức năng thiếu yếu (ăn uống, ngủ nghỉ, giao tiếp xã hội) thay đổi khi cái chết xảy ra. Điều này sẽ mở rộng mạng lưới đối tượng đau buồn bao gồm hàng chục loài động vật trải qua cảm xúc này, King lập luận.

Loài vật có cảm xúc như con người không? Có biết đau buồn khi người thân ra đi không?
Một số nhà nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng đau buồn có giá trị cho sự tồn tại, điều này cũng có thể củng cố trường hợp xảy ra ở động vật. Ví dụ, những con khỉ đầu chó trở nên bơ phờ sau cái chết của người thân sẽ nhận được sự chăm sóc, chải chuốt của các thành viên khác trong đàn.
Theo Uccheddu, có lẽ kiểu giảm hoạt động này là một cách để tiết kiệm năng lượng, thu hút sự chú ý của những con trong đàn, đồng thời tạo ra một mạng lưới mới. Nó không khác với thế giới con người của chúng ta, khi mà các cộng đồng đến với nhau để nuôi sống và chăm sóc những người đau buồn sau cái chết.
Hiện nay, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang giúp các nhà nghiên cứu theo dõi phản ứng của chó đối với các sự kiện trong cuộc sống. Việc đo lường sự thay đổi tiềm năng của các hormone quan trọng như oxytocin (được cho là đóng một vai trò trong mối liên kết xã hội) cũng có thể giúp chúng ta hiểu chính xác hơn về trạng thái bên trong của một con vật sau khi nó trải qua cái chết của một người bạn đồng hành.
Tuy nhiên, trừ khi các nhà nghiên cứu tìm ra cách để nói chuyện với các loài khác, không có cách nào để biết được cảm giác của chúng một cách khách quan. Như Sharma đã nói, "chỉ một con voi mới có thể nói rằng nó đang đau buồn."
Việc giả sử rằng động vật cảm thấy gắn bó với bạn đồng hành của chúng và trải qua những cảm xúc giống như đau buồn khi chúng chết có thể có những tác động phúc lợi rất lớn. Nó có thể khiến chúng ta nhạy cảm hơn với vật nuôi của mình và giúp chúng ta chăm sóc động vật trong vườn thú tốt hơn. Nó cũng có thể khuyến khích mọi người quan tâm hơn đến tác động của con người đối với hành tinh để từ đó chung tay bảo vệ “ngôi nhà chung” của con người và các loài động vật.


>>Vì sao rùa thở được bằng... mông?
Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top