cpsmartyboy
Pearl
Một nghiên cứu mới cho thấy những người nhiễm Covid-19 dù ở thể nhẹ cũng có nguy cơ bị rối loạn máu và hình thành cục máu đông sau nhiều tháng.
Một nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy, ngay cả những trường hợp nhiễm Covid-19 ở thể nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong 3 đến 6 tháng.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Umea, Thụy Điển phát hiện ra nguy cơ cao hơn nhiều ở những người bị nhiễm Covid-19 thể nặng. Ở những người bị bệnh nặng, khả năng hình thành cục máu đông cao gấp 290 lần so với bình thường. Nguy cơ đó cũng tăng lên ở những người mắc bệnh nhẹ, cao gấp 7 lần.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 1 triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2021 và so sánh họ với 4 triệu người cùng nhóm nhân khẩu học không nhiễm Covid-19.
Ở những người bị Covid-19, họ có nguy cơ bị đông máu ở chân lên đến ba tháng, máu đông trong phổi đến sáu tháng và chảy máu trong, chẳng hạn như đột quỵ, trong tối đa hai tháng sau khi khỏi bệnh.
Cục máu đông trong phổi phổ biến hơn với khoảng 17 trong số 10.000 bệnh nhân Covid-19 đã ghi nhận phát triển triệu chứng so với ít hơn 1 trong số 10.000 người không nhiễm SARS-CoV2.
Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ đông máu cao hơn ở những người đã từng nhiễm Covid-19 trước đó trong các đợt lây nhiễm đầu tiên.
Anne-Marie Fors Connolly, nhà điều tra nghiên cứu chính từ Đại học Umea ở Thụy Điển chia sẻ với BBC News: “Đối với những người chưa được tiêm chủng, đó là lý do thực sự tốt để tiêm vắc xin vì rủi ro hậu Covid-19 cao hơn rất nhiều so với rủi ro từ tiêm vắc xin”.
Tuy nhiên đây là một nghiên cứu mang tính quan sát nên các nhà nghiên cứu không thể xác định nguyên nhân và họ thừa nhận một số hạn chế có thể ảnh hưởng đến kết quả chung.
Việc vắc-xin có thể gây ra cục máu đông từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi và được nhiều người phản đối vắc xin lấy làm bằng chứng để kêu gọi mọi người không tiêm chủng.
Nhưng một nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open vào tháng 3 cho thấy, nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn từ 28 đến 32 lần ở những người mắc Covid-19 so với những người được tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
Cho đến nay, hơn 550 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna đã được sử dụng tại Mỹ và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy một trong hai nguyên nhân gây ra cục máu đông.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí BMJ mới đây.
Nguồn: Healthline
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Umea, Thụy Điển phát hiện ra nguy cơ cao hơn nhiều ở những người bị nhiễm Covid-19 thể nặng. Ở những người bị bệnh nặng, khả năng hình thành cục máu đông cao gấp 290 lần so với bình thường. Nguy cơ đó cũng tăng lên ở những người mắc bệnh nhẹ, cao gấp 7 lần.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 1 triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2021 và so sánh họ với 4 triệu người cùng nhóm nhân khẩu học không nhiễm Covid-19.
Ở những người bị Covid-19, họ có nguy cơ bị đông máu ở chân lên đến ba tháng, máu đông trong phổi đến sáu tháng và chảy máu trong, chẳng hạn như đột quỵ, trong tối đa hai tháng sau khi khỏi bệnh.
Cục máu đông trong phổi phổ biến hơn với khoảng 17 trong số 10.000 bệnh nhân Covid-19 đã ghi nhận phát triển triệu chứng so với ít hơn 1 trong số 10.000 người không nhiễm SARS-CoV2.
Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ đông máu cao hơn ở những người đã từng nhiễm Covid-19 trước đó trong các đợt lây nhiễm đầu tiên.
Anne-Marie Fors Connolly, nhà điều tra nghiên cứu chính từ Đại học Umea ở Thụy Điển chia sẻ với BBC News: “Đối với những người chưa được tiêm chủng, đó là lý do thực sự tốt để tiêm vắc xin vì rủi ro hậu Covid-19 cao hơn rất nhiều so với rủi ro từ tiêm vắc xin”.
Tuy nhiên đây là một nghiên cứu mang tính quan sát nên các nhà nghiên cứu không thể xác định nguyên nhân và họ thừa nhận một số hạn chế có thể ảnh hưởng đến kết quả chung.
Không tiêm vắc xin Covid-19 càng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nếu bị nhiễm
Một nghiên cứu khác gần đây cũng ủng hộ tuyên bố Connolly về việc tiêm vắc xin không chỉ làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 mà còn giảm nguy cơ hình thành cục máu đông đe dọa tính mạng.Việc vắc-xin có thể gây ra cục máu đông từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi và được nhiều người phản đối vắc xin lấy làm bằng chứng để kêu gọi mọi người không tiêm chủng.
Cho đến nay, hơn 550 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna đã được sử dụng tại Mỹ và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy một trong hai nguyên nhân gây ra cục máu đông.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí BMJ mới đây.
Nguồn: Healthline