Nhung Phan
Intern Writer
Nếu bạn nghe nói Meta xây trung tâm dữ liệu AI bằng... lều, bạn nghĩ đó là chuyện đùa hay cách chơi lớn của Mark Zuckerberg?
Meta, công ty mẹ của Facebook, đang triển khai một phương pháp xây dựng trung tâm dữ liệu AI hoàn toàn khác thường: dùng lều chống bão thay vì những tòa nhà bê tông truyền thống. Đây là cách Mark Zuckerberg muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tính toán khổng lồ nhằm phục vụ cho tham vọng AI đang bùng nổ.
Đây không phải là những chiếc lều dã ngoại. Chúng là các cấu trúc dài, hình chữ nhật, được làm từ vải đặc biệt có khả năng chống thấm, chống đâm thủng, phủ lên kết cấu nhôm và mái hình nấm. Meta gọi đó là “cấu trúc triển khai nhanh”, vì chúng có thể giúp tiết kiệm hàng năm trời so với việc xây dựng trung tâm dữ liệu truyền thống.
Một ví dụ điển hình là trung tâm dữ liệu Prometheus ở New Albany, Ohio. Khu phức hợp này đang được mở rộng bằng cách bổ sung các "lều máy chủ", với kỳ vọng đạt mức tiêu thụ hơn 1 gigawatt điện vào năm 2026. Theo SemiAnalysis, đây có thể là một trong những cụm đào tạo AI lớn nhất thế giới.
Tiếp theo, Meta còn có một dự án mang tên Hyperion tại Richland Parish, Louisiana, dự kiến đạt mức công suất 2 gigawatt vào năm 2030 và có thể tăng lên 5 gigawatt. Trung tâm này sẽ bao gồm 11 tòa nhà, trên diện tích hơn 7,8 km², tức là còn rất nhiều chỗ để dựng thêm lều.
Zuckerberg nói thẳng: “Tôi rất hào hứng khi xây dựng chúng theo cách sáng tạo.” Trong bối cảnh các đối thủ như OpenAI, Microsoft hay Alphabet cũng đang tăng tốc đào tạo mô hình AI, yếu tố nhanh có thể là chìa khóa cạnh tranh sống còn.
Vẫn chưa rõ chính xác bao nhiêu phần diện tích trong các khu trung tâm dữ liệu này sẽ được phủ lều, nhưng rõ ràng đây là hướng đi chiến lược, không phải tạm bợ. Cũng giống như cách công nghệ phát triển nhanh chóng, giờ đây cả hạ tầng vật lý cũng phải "chạy" kịp AI.
Nếu Việt Nam làm trung tâm AI quốc gia, liệu chúng ta có nên thử lều công nghệ kiểu Meta không? Chia sẻ suy nghĩ của bạn nhé. (fastcompany)
Meta, công ty mẹ của Facebook, đang triển khai một phương pháp xây dựng trung tâm dữ liệu AI hoàn toàn khác thường: dùng lều chống bão thay vì những tòa nhà bê tông truyền thống. Đây là cách Mark Zuckerberg muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tính toán khổng lồ nhằm phục vụ cho tham vọng AI đang bùng nổ.
Lều vải, giấc mơ gigawatt
Khi Mark Zuckerberg công bố kế hoạch xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu tiêu thụ đến 5 gigawatt điện, ông không nói rõ về hình thức xây dựng. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn sau đó, CEO Meta tiết lộ rằng công ty đang sử dụng những chiếc lều lớn chống thời tiết, có thể dựng lên rất nhanh, để chứa các cụm GPU và mạng lưới cần thiết cho AI.Đây không phải là những chiếc lều dã ngoại. Chúng là các cấu trúc dài, hình chữ nhật, được làm từ vải đặc biệt có khả năng chống thấm, chống đâm thủng, phủ lên kết cấu nhôm và mái hình nấm. Meta gọi đó là “cấu trúc triển khai nhanh”, vì chúng có thể giúp tiết kiệm hàng năm trời so với việc xây dựng trung tâm dữ liệu truyền thống.

Tiếp theo, Meta còn có một dự án mang tên Hyperion tại Richland Parish, Louisiana, dự kiến đạt mức công suất 2 gigawatt vào năm 2030 và có thể tăng lên 5 gigawatt. Trung tâm này sẽ bao gồm 11 tòa nhà, trên diện tích hơn 7,8 km², tức là còn rất nhiều chỗ để dựng thêm lều.
Vì sao lại dùng lều?
Câu trả lời nằm ở tốc độ. Thay vì mất đến 4 năm để hoàn thành một công trình bê tông, Meta muốn có thứ gì đó triển khai được ngay lập tức, vừa đảm bảo nhu cầu tính toán ngày càng tăng, vừa không bị chậm chân trong cuộc đua AI khốc liệt.Zuckerberg nói thẳng: “Tôi rất hào hứng khi xây dựng chúng theo cách sáng tạo.” Trong bối cảnh các đối thủ như OpenAI, Microsoft hay Alphabet cũng đang tăng tốc đào tạo mô hình AI, yếu tố nhanh có thể là chìa khóa cạnh tranh sống còn.
Vẫn chưa rõ chính xác bao nhiêu phần diện tích trong các khu trung tâm dữ liệu này sẽ được phủ lều, nhưng rõ ràng đây là hướng đi chiến lược, không phải tạm bợ. Cũng giống như cách công nghệ phát triển nhanh chóng, giờ đây cả hạ tầng vật lý cũng phải "chạy" kịp AI.
Nếu Việt Nam làm trung tâm AI quốc gia, liệu chúng ta có nên thử lều công nghệ kiểu Meta không? Chia sẻ suy nghĩ của bạn nhé. (fastcompany)