Một loài săn mồi mới đã xuất hiện từ nơi sâu nhất, tối tăm nhất của đại dương

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Khi nhắc đến đại dương sâu thẳm, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những vùng nước tối đen như mực, lạnh lẽo và không có sự sống. Thế nhưng, một phát hiện mới ở Rãnh Atacama – khu vực sâu nhất ngoài khơi Peru và Chile – lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại: nơi đây có thể là thiên đường sinh thái dưới đáy biển.
1743740735017.png


Trong một nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học đã tìm thấy một loài giáp xác săn mồi chưa từng được biết đến, sống ở độ sâu khoảng 8.000 mét – thuộc vùng Hadal, khu vực sâu nhất của đại dương. Loài sinh vật này dài khoảng 4 cm, có hình dáng trắng nhợt trông khá "rợn người", được đặt tên là Dulcibella camanchaca, với phần tên gọi lấy cảm hứng từ từ “bóng tối” trong ngôn ngữ bản địa vùng Andes.


Điều thú vị hơn cả, qua phân tích bộ gen, các nhà khoa học xác nhận rằng đây không chỉ là một loài mới mà còn là một chi hoàn toàn mới – một phát hiện cực kỳ hiếm. Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) và Đại học Concepción (Chile).


Dù chỉ dài vài cm, nhưng D. camanchaca lại là một kẻ săn mồi đáng gờm dưới đáy đại dương. Chúng dùng các chi mạnh mẽ của mình để kẹp và nuốt chửng các loài giáp xác nhỏ hơn – đúng kiểu “săn mồi vùng Hadal”. Không chỉ vậy, loài này còn có thể chịu được áp lực nước gấp 800 lần so với áp suất ở mặt đất – điều kiện sống không tưởng với hầu hết sinh vật trên Trái đất.


Rãnh Atacama – còn gọi là Rãnh Peru-Chile – trải dài hơn 6.000 km dọc bờ biển Nam Mỹ và có điểm sâu nhất gần bằng chiều cao đỉnh Everest, là khu vực thu hút sự quan tâm lớn từ giới khoa học. Năm 2023, các nhà nghiên cứu Chile đã tiến hành chuyến khảo sát bằng tàu nghiên cứu Abate Molina – con tàu từng được Nhật Bản tặng Chile vào đầu thập niên 1990 – và thu thập được những mẫu vật quý giá như D. camanchaca.


Chuyên gia Johanna Weston từ WHOI chia sẻ: “Điều khiến chúng tôi kinh ngạc không chỉ là hình dáng hay môi trường sống cực đoan của loài vật này, mà còn là việc nó đại diện cho cả một chi mới – minh chứng rõ ràng cho sự độc đáo sinh học tại Rãnh Atacama.”


Sự sống vẫn đang tồn tại – và thậm chí phát triển mạnh – ở những nơi tưởng như không thể. Phát hiện này là lời nhắc nhở rằng, trước khi khám phá sự sống ở những nơi xa xôi như mặt trăng Europa của sao Mộc, đại dương sâu thẳm ngay trên hành tinh xanh của chúng ta vẫn còn vô vàn điều chưa được giải mã. (popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top