Một tên lửa SpaceX sắp va chạm với Mặt Trăng

nhhgiap

Pearl
Falcon 9 - chiếc tên lửa nổi tiếng của SpaceX - đã rơi không kiểm soát trong không gian kể từ năm 2015, nhưng các chuyên gia cho biết tình trạng rơi tự do này sắp kết thúc. Phần tên lửa nặng 4 tấn dự kiến sẽ va vào Mặt Trăng trong vài tuần nữa.
Một tên lửa SpaceX sắp va chạm với Mặt Trăng
“Điểm rơi dự kiến của nó sẽ là đâu đó gần đường xích đạo Mặt Trăng vào ngày 4/3. Vẫn chưa có kết luận chính xác về thời gian và vị trí cú rơi nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy nó sẽ có một tác động nhất định”, Bill Gray, người tạo ra Project Pluto - phần mềm theo dõi vật thể gần Trái Đất.
Cú rơi ngoài tầm kiểm soát sẽ không gây thiệt hại cho tính mạng con người hay thiết bị, nhưng nó sẽ tạo ra một hố va chạm Mặt Trăng mới. Tác động của nó không thể quan sát từ hành tinh chúng ta.

“Cú rơi của Falcon 9 vào ngày 4/3 không phải là một vấn đề lớn. Những vật thể trôi nổi trong quỹ đạo cislunar (quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt Trăng) đều không ổn định, sớm muộn nó cũng va chạm với mặt trăng, trái đất hoặc rơi vào quỹ đạo mặt trời”, Jonathan McDowell, nhà thiên văn học từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian đã tweet.
Falcon 9 được phóng từ Mũi Canaveral ở Florida vào ngày 11/2/2015. Sự kiện này đặc biệt vì hai lý do: lần đầu tiên phóng vệ tinh nghiên cứu Mỹ và vụ phóng tên lửa vào không gian đầu tiên của một công ty tư nhân.
Falcon 9 đã hoàn thành sứ mệnh vận chuyển thành công Đài quan sát khí hậu không gian sâu của NOAA (DSCOVR), giúp theo dõi gió Mặt Trời trong thời gian thực L1 - điểm Lagrange đầu tiên giữa Trái đất và Mặt trời.
DSCOVR di chuyển đến điểm hấp dẫn trung tính của nó cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km, nhưng tên lửa Falcon 9 vẫn ở nguyên vị trí. Theo báo cáo của Ars Technica, giai đoạn hai của Falcon 9 đạt đến độ cao khiến nó không còn đủ nhiên liệu để quay về trái đất. Bên cạnh đó, nó cũng thiếu năng lượng để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất - Mặt Trăng. Đó là lý do mà Falcon 9 phải lơ lửng trong môi trường không gian gần 7 năm.
Giai đoạn tên lửa hiện tại đang rất bất ổn, quay một lần mỗi 180,7 giây hoặc 90,4 giây, theo dữ liệu của Gray. Nhóm của ông cần quan sát thêm để xác định chuyển động của bộ đẩy, vì hiệu ứng Yarkovsky có thể đóng vai trò nào đó trong cú rơi. Trong hiệu ứng này, lực nhỏ sản sinh bởi ánh sáng mặt trời gây ảnh hưởng đến tốc độ trôi của vật thể, và thời gian tác động của nó.
Trên trang web của Project Pluto, Gray cho biết tên lửa đẩy sẽ bay vào
Mặt Trăng với tốc độ 2,58 km/s, ông tiết lộ cú rơi sẽ khó có thể nhìn thấy được vì phần lớn mặt trăng chắn tầm quan sát, ngay cả khi nó ở gần, tác động cú rơi vẫn xảy ra vài ngày sau Trăng non.
Hiện tại, có rất nhiều người quan tâm đến sự kiện này vì nó đánh dấu lần đầu tiên một mảnh rác vũ trụ vô tình va chạm với
Mặt Trăng.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top