Nghịch lý: thiết bị đeo càng bùng nổ, con người càng lười vận động!

Theo thống kê gần đây nhất, doanh số bán thiết bị theo dõi thể dục trên toàn cầu đã tăng từ 14 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 36 tỷ USD năm 2020. Sự thành công tăng vọt của những tiện ích này cũng phản ánh một thực tế cho thấy, nhiều người nhận thấy giá trị nào đó trong việc theo dõi số bước họ đi, số bậc cầu thang họ leo mỗi ngày, thời gian họ ngồi và lượng calo họ đốt cháy. Trên hết, các nhà sản xuất thiết bị này chắc chắn cũng muốn người tiêu dùng tin rằng việc theo dõi thể dục hoặc các hành vi liên quan đến sức khỏe chắc chắn sẽ thúc đẩy mức độ hoạt động và giúp họ khỏe mạnh hơn. Nhưng bất ngờ, một phân tích từ các nhà nghiên cứu trong 25 năm qua mới được công bố lại cho thấy điều ngược lại. Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về các hoạt động cơ thể người tại Đại học Tennessee và Đại học Bắc Florida, Mỹ, đã tiến hành phân tích trong hơn 2 thập kỷ từ một số các quốc gia công nghiệp hóa - tất cả đều được tiến hành từ trước đại dịch. Mục đích tìm hiểu liệu hoạt động thể chất đã thay đổi như thế nào kể từ khi các công cụ theo dõi thể dục trở nên phổ biến hơn. Đây là một đánh giá có hệ thống về dữ liệu từ 8 quốc gia phát triển trên khắp thế giới, cho thấy rằng mặc dù doanh số bán thiết bị theo dõi thể dục tăng vọt, hoạt động thể chất đã giảm từ năm 1995 đến năm 2017. Họ phát hiện rằng đây không phải là một hiệu ứng riêng lẻ ở một hoặc hai quốc gia, mà là một xu hướng lan rộng.
Nghịch lý: thiết bị đeo càng bùng nổ, con người càng lười vận động!

Nghiên cứu dựa trên mẫu lớn và kết quả khá rõ ràng

Để tiến hành nghiên cứu, trước tiên nhóm nhà khoa học tìm kiếm nghiên cứu đã xuất bản theo dõi hoạt động thể chất như đi bộ, hoạt động gia đình, chơi thể thao suốt cả ngày. Mục đích của việc này là nhằm mang đến "hình ảnh chụp" sơ bộ về hoạt động hàng ngày từ một quần thể, với các phép đo cách nhau ít nhất một năm. Theo đọ, họ đã tìm thấy 16 nghiên cứu từ tám quốc gia khác nhau đáp ứng các tiêu chí này: Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Hy Lạp, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển và Hoa Kỳ, được thực hiện từ năm 1995 đến năm 2017. Điều quan trọng cần lưu ý mà các nhà khoa học nói đến là những ảnh chụp nhanh này không theo dõi các cá nhân cụ thể. Thay vào đó, họ theo dõi mẫu của những người ở cùng độ tuổi. Chẳng hạn, một nghiên cứu của Nhật Bản về hoạt động thể chất ở những người trưởng thành từ 20 đến 90 tuổi đã thu thập dữ liệu mỗi năm trong 22 năm từ những người ở mỗi nhóm tuổi. Họ đã theo dõi hoạt động thể chất của những người tham gia bằng nhiều thiết bị đeo khác nhau, từ máy đo bước chân đơn giản - máy đếm bước - đến máy theo dõi hoạt động phức tạp hơn như máy đo gia tốc. Các nhóm nghiên cứu bao gồm từ các mẫu lớn, đại diện cho quốc gia với số lượng hàng chục nghìn người đến các mẫu nhỏ với vài trăm học sinh từ một vài trường học địa phương.
Nghịch lý: thiết bị đeo càng bùng nổ, con người càng lười vận động!
Sau khi xác định các nghiên cứu này, họ đã tính toán 'kích thước ảnh hưởng' cho mỗi nghiên cứu. Kích thước hiệu ứng là một phương pháp điều chỉnh dữ liệu để cho phép so sánh 'apples-to-apples' (một dạnh so sánh ngang hàng). Để tính toán kích thước hiệu ứng, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu được báo cáo trong các nghiên cứu. Chúng bao gồm hoạt động thể chất trung bình khi bắt đầu và khi kết thúc mỗi nghiên cứu, cỡ mẫu và thước đo sự thay đổi trong hoạt động thể chất. Một kỹ thuật được gọi là phân tích tổng hợp đã được sử dụng cho phép các nhà nghiên cứu kết hợp các kết quả của tất cả các nghiên cứu để đưa ra một xu hướng tổng thể. Họ phát hiện rằng hết các nghiên cứu đã ghi nhận sự sụt giảm khá nhất quán trong hoạt động thể chất, với mức giảm tương tự ở từng khu vực địa lý và ở cả hai giới. Nhìn chung, mức giảm hoạt động thể chất trên mỗi người là hơn 1.100 bước mỗi ngày từ năm 1995 đến năm 2017. Phát hiện nổi bật ở đây chính là hoạt động thể chất giảm mạnh ở thanh thiếu niên từ 11 đến 19 tuổi - khoảng 30% - trong khoảng thời gian của một thế hệ. Chẳng hạn như khi so sánh các nghiên cứu báo cáo hoạt động thể chất theo số bước mỗi ngày, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy tổng số bước mỗi ngày mỗi thập kỷ giảm trung bình 608 bước mỗi ngày ở người lớn, 823 bước mỗi ngày ở trẻ em và 1.497 bước mỗi ngày ở thanh thiếu niên.

Con người ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, ít đi bộ hoặc đi xe đạp hơn

Nghịch lý: thiết bị đeo càng bùng nổ, con người càng lười vận động!
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự suy giảm hoạt động thể chất gần như tỷ lệ thuận với sự gia tăng sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, trò chơi điện tử và mạng xã hội. Chẳng hạn như ở Mỹ, thời gian sử dụng thiết bị ở thanh thiếu niên tăng đáng kể, từ 5 giờ mỗi ngày vào năm 1999 lên 8,8 giờ mỗi ngày vào năm 2017. Ở trường học, hầu hết các hoạt động thể chất mà thanh thiếu niên thực hiện theo truyền thống đều đến từ các lớp giáo dục thể chất. Tuy nhiên, sự thay đổi về tần suất của các tiết học trong thời gian nghiên cứu là không nhất quán và khác nhau giữa các quốc gia. Tất cả những yếu tố này có thể giúp giải thích sự suy giảm hoạt động thể chất đã quan sát được trong khảo sát nói trên. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại, số người lớn và trẻ em đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường hoặc đi làm là ít hơn so với hơn 25 năm trước. Chẳng hạn vào cuối những năm 1960, hầu hết trẻ em Hoa Kỳ từ 5 đến 14 tuổi đi xe đạp hoặc đi bộ đến trường. Nhưng sau đó, phương tiện di chuyển được cho là tích cực này đã được thay thế phần lớn bằng các chuyến đi ô tô. Tỷ lệ đi lại bằng xe buýt trường học hoặc phương tiện giao thông công cộng không có nhiều thay đổi.

Vậy tại sao phải sử dụng thiết bị theo dõi thể dục?

Nghịch lý: thiết bị đeo càng bùng nổ, con người càng lười vận động!
Nếu mức hoạt động thể chất giảm xuống đồng thời với độ phổ biến của tính năng theo dõi hoạt động thể chất ngày càng tăng, vậy điều gì làm cho những tiện ích này trở nên hữu ích? Những thiết bị theo dõi thể dục có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về hoạt động thể chất hàng ngày của họ. Tuy nhiên, những thiết bị này chỉ là một phần của giải pháp để giải quyết vấn đề của lối sống ít vận động. Chúng là những vật hỗ trợ thay đổi hành vi, chứ không phải là người điều khiển, thay đổi hành vi. Khi hoạt động thể chất của một người đi xuống, nó sẽ dẫn đến việc giảm mức độ thể chất tổng thể và các vấn đề sức khỏe khác như béo phì hoặc tiểu đường. Mặt khác, hoạt động thể chất sẽ có tác động tích cực đáng kể đến sức khỏe và hạnh phúc. Bước đầu tiên để gia tăng những chuyển động tích cực này chính là đo lượng nó, các thiết bị theo dõi có thể thực hiện điều đó. Nhưng để tăng sự thanh công hoạt động thể chất tổng thể của một người cần đòi hỏi nhiều yếu tố bổ sung khác như thiết lập mục tiêu, tự giám sát, phản hồi tích cực và hỗ trợ xã hội. >>> Đường cong Harman là gì? Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top