vuchau1210.01
Pearl
Một nghiên cứu mới đây đã cung cấp bằng chứng cho thấy, những người từ 50 tuổi trở lên ngủ ít hơn 5 tiếng vào ban đêm có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính về sau cao hơn, so với những người cùng tuổi ngủ lâu hơn.
Các bệnh có nguy cơ cao hơn gồm tiểu đường, ung thư, bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính, bệnh gan, trầm cảm, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, Parkinson và viêm khớp.
Ngủ ít dễ mắc bệnh mãn tính khi về già
Nghiên cứu kết luận rằng "Thời gian ngủ ít đi ở tuổi trung niên và tuổi già có liên quan đến nguy cơ khởi phát bệnh mãn tính và đa bệnh cao hơn."
Ngủ là một quá trình tự phục hồi của cơ thể, sản xuất và điều chỉnh các hormone trong cơ thể. Những Hormone này điều chỉnh những thứ như sự thèm ăn, trao đổi chất, ham muốn tình dục, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và nhịp sinh học.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ hormone do thiếu ngủ, điều đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe mãn tính. Chưa kể những phiền phức như mệt mỏi, đau nhức cơ thể và các vấn đề về huyết áp.
Chất lượng và thời lượng giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe
Thiếu ngủ cũng làm tăng tình trạng viêm, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nhìn chung, giấc ngủ luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương trình giúp con người khỏe mạnh.
Để ngủ tốt và ngủ đủ, chuyên gia khuyên mọi người hãy thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán. Rèn luyện cơ thể đi ngủ vào giờ nhất định và thức dậy đều đặn mỗi ngày, giúp bạn có một giấc ngủ vào ban đêm dễ dàng hơn. Phòng ngủ nên tối và yên tĩnh, không nên có vật nuôi. Để ngủ ngon, cần tránh caffeine, rượu và các bữa ăn no nê trước khi đi ngủ. Tập thể dục vào ban ngày cũng tạo giấc ngủ tốt vào ban đêm.
>>>Dịch vụ "ru ngủ" nở rộ ở Trung Quốc: tâm sự đêm khuya 15 phút tính tiền bằng 1 ổ bánh mì
Nguồn CNN
Ngủ không đủ dẫn đến 1 loạt các bệnh mãn tính khi về già
Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính theo thời gian cao hơn 30%, so với những người ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Ở tuổi 60, nguy cơ tăng 32% và ở tuổi 70, nguy cơ cao hơn 40%.Các bệnh có nguy cơ cao hơn gồm tiểu đường, ung thư, bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính, bệnh gan, trầm cảm, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, Parkinson và viêm khớp.
Nghiên cứu kết luận rằng "Thời gian ngủ ít đi ở tuổi trung niên và tuổi già có liên quan đến nguy cơ khởi phát bệnh mãn tính và đa bệnh cao hơn."
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngày càng nhiều tài liệu cho rằng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Thời lượng giấc ngủ rất quan trọng cũng như chất lượng vậy.Ngủ là một quá trình tự phục hồi của cơ thể, sản xuất và điều chỉnh các hormone trong cơ thể. Những Hormone này điều chỉnh những thứ như sự thèm ăn, trao đổi chất, ham muốn tình dục, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và nhịp sinh học.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ hormone do thiếu ngủ, điều đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe mãn tính. Chưa kể những phiền phức như mệt mỏi, đau nhức cơ thể và các vấn đề về huyết áp.
Thiếu ngủ cũng làm tăng tình trạng viêm, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nhìn chung, giấc ngủ luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương trình giúp con người khỏe mạnh.
Để ngủ tốt và ngủ đủ, chuyên gia khuyên mọi người hãy thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán. Rèn luyện cơ thể đi ngủ vào giờ nhất định và thức dậy đều đặn mỗi ngày, giúp bạn có một giấc ngủ vào ban đêm dễ dàng hơn. Phòng ngủ nên tối và yên tĩnh, không nên có vật nuôi. Để ngủ ngon, cần tránh caffeine, rượu và các bữa ăn no nê trước khi đi ngủ. Tập thể dục vào ban ngày cũng tạo giấc ngủ tốt vào ban đêm.
>>>Dịch vụ "ru ngủ" nở rộ ở Trung Quốc: tâm sự đêm khuya 15 phút tính tiền bằng 1 ổ bánh mì
Nguồn CNN