Sasha
Moderator
Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm sán chó không?
Ngoài ra, như tất cả xét nghiệm kháng thể khác, kết quả có thể dương giả do phản ứng chéo với các loại kháng nguyên khác. Như vậy, việc chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo thường phải được kết hợp với các yếu tố như tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, có triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh cho thấy nghi ngờ giun di chuyển trong các cơ quan, nội tạng và có liên quan đến dịch tễ tiếp xúc chó mèo (nhất là chó con dưới 6 tháng)
Những người hay bị dị ứng da và nhà có nuôi chó mèo không nhất thiết phải làm xét nghiệm ký sinh trùng. Các bệnh dị ứng ngoài da có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung vào khả năng do cơ thể phản ứng với các kháng nguyên lạ mà cơ thể chúng ta bị tiếp xúc.
Các kháng nguyên này có thể qua đường ăn uống như hải sản, thịt bò, bia rượu… hoặc thuốc mà chúng ta dung để trị bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể qua tiếp xúc như lông chó mèo, bụi nhà, phấn hoa… Mỗi bệnh nhân dị ứng với từng loại kháng nguyên riêng biệt, nên cần lưu ý tránh tiếp xúc các kháng nguyên này phát hiện ra kháng nguyên mà mình bị dị ứng.
Như vậy, khi có các triệu chứng dị ứng da, bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng. Khi các chuyên khoa này nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, thì sẽ được giới thiệu bệnh nhân đến khám tại các bác sĩ truyền nhiễm để được khảo sát. Người dân không nên tự đi làm xét nghiệm và hoang mang khi nhận kết quả kháng thể kháng ký sinh trùng.
Nguồn: Znews
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM)
Xét nghiệm kháng thể kháng giun đũa chó mèo Toxocara, thể hiện tình trạng của cơ thể từng tiếp xúc với giun đũa chó mèo. Việc tiếp xúc này có thể đã rất lâu trước đó và nay không còn nữa, nhưng kháng thể vẫn còn rất lâu (thường là nồng độ kháng thể sẽ xuống thấp).Ngoài ra, như tất cả xét nghiệm kháng thể khác, kết quả có thể dương giả do phản ứng chéo với các loại kháng nguyên khác. Như vậy, việc chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo thường phải được kết hợp với các yếu tố như tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, có triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh cho thấy nghi ngờ giun di chuyển trong các cơ quan, nội tạng và có liên quan đến dịch tễ tiếp xúc chó mèo (nhất là chó con dưới 6 tháng)
Những người hay bị dị ứng da và nhà có nuôi chó mèo không nhất thiết phải làm xét nghiệm ký sinh trùng. Các bệnh dị ứng ngoài da có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung vào khả năng do cơ thể phản ứng với các kháng nguyên lạ mà cơ thể chúng ta bị tiếp xúc.
Các kháng nguyên này có thể qua đường ăn uống như hải sản, thịt bò, bia rượu… hoặc thuốc mà chúng ta dung để trị bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể qua tiếp xúc như lông chó mèo, bụi nhà, phấn hoa… Mỗi bệnh nhân dị ứng với từng loại kháng nguyên riêng biệt, nên cần lưu ý tránh tiếp xúc các kháng nguyên này phát hiện ra kháng nguyên mà mình bị dị ứng.
Như vậy, khi có các triệu chứng dị ứng da, bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng. Khi các chuyên khoa này nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, thì sẽ được giới thiệu bệnh nhân đến khám tại các bác sĩ truyền nhiễm để được khảo sát. Người dân không nên tự đi làm xét nghiệm và hoang mang khi nhận kết quả kháng thể kháng ký sinh trùng.
Nguồn: Znews