Nhiều kẻ xấu lợi dụng chiến sự ở Ukraine để lừa đảo tiền quyên góp

Con người vốn không ưa chiến tranh và thế giới cũng đã đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine với sự ủng hộ dành cho người dân Ukraine. Tuy nhiên, chiến sự cũng đã làm xuất hiện những kẻ xấu tranh thủ cơ hội "đục nước béo cò", chúng lợi dụng lòng thương và giả danh các tổ chức quyên góp tiền cứu trợ cho người dân để chiếm đoạt những khoản tiền này.

Email giả danh, trang web giả mạo quyên góp tiền từ thiện

Một email lừa đảo với biểu trưng màu xanh lam và màu vàng trong lá cờ Ukraine với nội dung yêu cầu quyên góp cho một tổ chức nhân đạo bằng đô la Mỹ và một số ít tiền điện tử. Những email giả danh khác cũng đang được gửi đi liên tục yêu cầu người nhận gửi tiền để giúp đỡ trẻ em hoặc mua vũ khí cho quân đội Ukraine. Rất nhiều trang web từ thiện giả mạo cũng xuất hiện. Một nhà nghiên cứu tại ESET, một công ty trong lĩnh vực bảo mật chống virus có trụ sở tại Slovakia, cho biết họ đã phát hiện ra một số trang web sử dụng màu cờ của Ukraine và những hình ảnh ấn tượng về binh lính và cháy nổ. Những trang web này đã kêu gọi sự viện trợ, tuy nhiên, không cung cấp chi tiết cụ thể về cách số tiền sẽ được sử dụng.
Nhiều kẻ xấu lợi dụng chiến sự ở Ukraine để lừa đảo tiền quyên góp
Một ví dụ về một email lừa đảo đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine để ăn cắp tiền và tiền điện tử
Trong một bài bình luận có nội dung nói về tình hình đáng buồn của nhân loại, các email và trang web lừa đảo đã "tát nước theo mưa" xuất hiện ngay sau cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất châu Âu trong nhiều năm. Bên cạnh những lời kêu cứu, những kẻ lừa đảo còn giả làm doanh nhân giàu có người Ukraine tìm cách chuyển tiền ra khỏi đất nước, nó được ví như một bước tiến mới của trò lừa đảo "Hoàng tử Nigeria".
Các nhà nghiên cứu bảo mật cũng cho biết hoạt động lừa đảo này là hoàn toàn có thể xảy ra. Chiến tranh đã tạo ra tất cả các yếu tố để kích hoạt cảm xúc con người, chẳng hạn như cảm giác cấp bách khiến những kẻ lừa đảo cố gắng khai thác chúng để trục lợi. Bogdan Botezatu, người điều hành nghiên cứu về mối đe dọa tại Bitdefender, cho biết: “Bất cứ nơi nào có chiến tranh, sẽ có những kẻ trục lợi trên nỗi đau của mọi người”.

Những biện pháp đối phó với các hình thức lừa đảo tiền từ thiện

Bitdefender, một công ty an ninh mạng có trụ sở tại Romania, bắt đầu phát hiện các chiến dịch lừa đảo một ngày sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Có rất nhiều các tổ chức nhân đạo chính thống đã lên kế hoạch viện trợ cho Ukraine, và chúng ta cần phải tỉnh táo để phân biệt chúng với những trang giả mạo.
Nhiều kẻ xấu lợi dụng chiến sự ở Ukraine để lừa đảo tiền quyên góp
Một ví dụ về một trong những trang web lừa đảo được các nhà nghiên cứu ESET phát hiện
Có một số tổ chức từ thiện thực sự chấp nhận các khoản đóng góp dưới dạng tiền điện tử. Tuy nhiên những người tiêu dùng cũng nên đặc biệt cẩn thận với nguồn tiền điện tử này, Tony Anscombe, giám đốc bảo mật tại ESET cho hay: "Trừ khi đó là một ví tiền điện tử hợp lệ từ một tổ chức chính thức, nếu không chắc chắn tôi sẽ tránh nó. Không có cách nào để biết ai thực sự đứng sau một ví tiền điện tử."
Mặc dù hàng loạt trò gian lận có thể gây khó khăn và làm mất lòng tin của những người có thiện chí - những người thành tâm muốn đóng góp giúp đỡ cho người dân Ukraine, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khuyến khích những người sáng suốt khác cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự như họ vẫn thực hiện trước khi đóng góp cho bất kỳ tổ chức nào. Trước tiên, cần kiểm tra bất kỳ nhóm nào khi bạn có ý định quyên góp, đảm bảo rằng họ uy tín, có thể tìm kiếm nhanh trên Google cũng như tra cứu tên trong GuideStar hoặc Charity Navigator là cách tốt nhất để bắt đầu. Hãy bỏ qua những lời cầu xin nếu nó đến từ một người lạ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sẽ có xu hướng gia tăng của các vụ lừa đảo theo chủ đề lãng mạn, với những kẻ lừa đảo giả làm phụ nữ Ukraine đang tị nạn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ để rời khỏi đất nước.
Người dùng cũng nên xóa các yêu cầu xin tiền khác và tránh xa những lời mời mọc xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội - được coi là nền tảng phổ biến để những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng. Quan trọng nhất vẫn là xóa sổ những lời kêu gọi khẩn cấp, cảnh giác với bất kỳ tổ chức từ thiện nào nói rằng họ cần phải gửi tiền ngay lập tức. "Mặc dù thời gian quan trọng, nhưng một tổ chức từ thiện thực sự sẽ lấy tiền của bạn cho dù bạn quyên góp hôm nay hay ngày mai."
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top