Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Sau nhiều thập kỉ kể từ lần phát hành đầu tiên, chiếc máy ảnh Nikon F vẫn có khả năng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, sống vượt thời gian như một số sản phẩm khác, và đây cũng là chiếc máy ảnh SLR quan trọng nhất trong lịch sử.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Rốt cuộc, Nikon đã không phát minh ra máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR) với F. Nó không tuyên bố nghiêm túc trong bất kỳ lĩnh vực nào về mặt đổi mới cấp độ tiếp theo. Vậy thì làm thế nào mà Nikon F trở thành vật cố định, thiết yếu trong ngày nay? Nó chỉ đơn thuần là một yếu tố may mắn và tiếp thị thông thái, hay còn điều gì đó nữa? Hãy quay ngược thời gian về thời điểm trước khi chiếc máy ảnh ra mắt vào tháng 3/1959.

Cuộc viễn chinh máy ảnh của Nhật Bản​

Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Một kỹ thuật viên tại nhà máy Nippon Kogaku ở Ohi (Tokyo) ngày 5/1/1952
Chiến tranh thế giới thứ 2 là điểm tựa cho mọi tiến bộ về công nghệ và nhiếp ảnh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, câu chuyện cụ thể này không phải là một trong những cuộc tăng tốc về mặt quân sự, mà là một trong những cuộc trườn sấp liên quan đến chiến tranh. Năm 1946, đất nước Nhật Bản suy tàn. Ngân khố quốc gia lúc đó trống rỗng, Mỹ quyết định triển khai vũ khí khủng khiếp nhất mà con người đã hình thành, tước đi sự tồn tại của 2 thành phố đáng tự hào nhất Nhật Bản một cách chớp ngoáng, khiến tinh thần cũng như nền kinh tế của Nhật Bản suy sụp. Nhật Bản cần nhiều thứ hơn là chữa lành, họ cần sự sống.
Chính phủ đã hành động một cách quyết đoán thông qua nhiều sáng kiến chính phủ nhằm tăng cường sản xuất hàng hóa mà thế giới mong muốn, vào thời điểm mà uy tín quốc gia của họ đang ở mức thấp nhất. Những sáng kiến này đầu tiên được nhắm đến các công ty đã thành công với tư cách là nhà sản xuất thời chiến, bao gồm Nippon Kogaku K.K., tiền thân của Nikon.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Nippon Kogaku có lẽ là công ty lý tưởng nhất mà chính phủ Nhật Bản có thể thúc đẩy, tùy theo hoàn cảnh. Không có cách nào tốt hơn để thuyết phục một thế giới xảo trá về sự cần thiết của hàng xuất khẩu Nhật Bản bằng cách cung cấp những sản phẩm gần như không thể phân biệt được với các đối thủ Châu Âu, với chất lượng tốt tương đương hoặc tốt hơn và quan trọng nhất là rẻ hơn. Kỹ năng lớn nhất của Nippon Kogaku là tạo ra những chiếc máy ảnh như dòng rangefinder Nikon S-series: bản sao của những chiếc rangefinder Contax và Leica M, nhưng đi kèm với một số cải tiến, bao gồm cả việc nhanh hơn và ít đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, trong một tình huống trớ trêu cay đắng, lại có một cuộc chiến khác diễn ra trước khi công ty thực sự bắt đầu nhận được sự tôn trọng xứng đáng.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Nikon S-2 kết hợp các thành phần từ Contax IIa và Leica M3
Năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu nổ ra, và các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới cập bến Đông Á. Ở đó, họ không chỉ tìm thấy những hình ảnh về sự ******* mà còn là sự ấn tượng về chất lượng kính quang học đến từ Nhật Bản cho các chiếc máy ảnh của họ. Một trong những nhiếp ảnh gia như vậy là David Douglas Duncan, cùng với Jun Miki, vốn đã được giao nhiệm vụ đưa tin về cuộc xung đột đó cho tạp chí LIFE.
Miki yêu cầu Duncan chụp ảnh bằng ống kính Nikkor của anh ấy. Duncan ngay lập tức bị ấn tượng với chất lượng của ống kính, sau đó đã tìm cách giới thiệu cá nhân với nhà sản xuất và sử dụng mọi ống kính Nikkor cho mỗi chiếc máy ảnh Leica của mình. Bài phóng sự ảnh “This is War!” (Đây là chiến tranh!) được nhiều người coi là một trong những bức ảnh quan trọng và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại vì các lý do chính trị xã hội rõ ràng, nhưng nó chứa đựng một tác động bị đánh giá thấp đến mức không đáng: mọi cảnh đều được chụp qua ống kính Nikon.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Ống kính Nikkor-H.C. 5cm (50mm) f/2 cho máy ảnh ngàm Leica Thread Mount (LTM)
Nippon Kogaku đã thành công trong sứ mệnh mà đất nước cần. Máy ảnh và ống kính của họ đã được hợp pháp hóa nhiều hơn trên sân khấu thế giới cứ sau mỗi ngày trôi qua. Những thiết bị của họ dần được áp dụng cho phân khúc chuyên nghiệp. Đây không phải là công ty Nhật Bản duy nhất vươn lên trong bối cảnh như vậy: Canon, Chiyoda Kogaku (Minolta), Tanaka Kogaku, Nicca, cùng những cái tên khác cũng đã sản xuất ống kính cho Leica M39 và Contax RF cũng như tạo ra các thân máy ảnh rangefinder sao chép Leica và Contax của riêng mình.
Một đất nước bị chiến tranh tàn phá đã hồi sinh một phần không nhỏ nhờ vào một đất nước khác. Chiến tranh Triều Tiên đã biến những người chiếm đóng Nhật Bản trở thành đồng minh lớn nhất của mình và quan trọng là người tiêu dùng. Triết lý “cùng một sản phẩm, chỉ tốt hơn và rẻ hơn” đã phát huy tác dụng, và giờ đã đến lúc Nhật Bản cũng như Nippon Kogaku xây dựng một thứ gì đó mới.

Sự trỗi dậy của SLR​

Người ta không cần phải phát minh để đổi mới. Nippon Kogaku – công ty có dòng máy rangefinder S-series “sao chép” đang dần thu hút được sức hút trên thị trường – hiểu rõ điều này hơn bao giờ hết. Để vạch ra một con đường mới và biến công ty từ một công ty theo đuổi cũng như cải thiện công việc của những người khác thành một công ty bị người khác đuổi theo, Nippon Kogaku đã tìm đến một ý tưởng cũ mà chưa ai hiểu đúng: máy ảnh phản xạ ống kính đơn, hay thường được gọi tắt là SLR.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Ihagee Kine Exakta Type 3 với ống ngắm ngang thắt lưng, sản xuất năm 1938
Chúng ta có thể theo dõi lịch sử của SLR từ thế kỉ 17, đến việc sử dụng gương phản xạ trong ống kính camera obscura, hoặc vào cuối thế kỉ 19 khi bằng sáng chế SLR đầu tiên được cấp. Kine Exakta, được sản xuất bởi Ihagee Kamerawerk ở Đức và phát hành năm vào năm 1936, chính là chiếc máy ảnh SLR đầu tiên trên thị trường. Phía sau ngàm ống kính lưỡi lê Exakta chính là hộp gương và cơ chế màn trập. Ống ngắm ngang thắt lưng được cố định, chiếu hình ảnh bị đảo ngược sang một bên, tức để di chuyển sang “bên trái” của hình ảnh từ ống ngắm đồng nghĩa rằng bạn phải đưa máy ảnh sang phải. Điều này không có gì lạ, tất cả các thân máy TLR (phản xạ ống kính đôi) medium format trước và sau Exakta đều hoạt động theo cùng một cách, hầu như bất kỳ máy ảnh nào có ống ngắm ngang eo cũng vậy.
Tất cả những điều này hầu như không quan trọng bởi ngay cả 2 năm sau khi Kine Exakta được giới thiệu, SLR vẫn chỉ tồn tại về mặt khái niệm hơn là sự hấp dẫn về mặt thực tế. Rắc rối với các máy ảnh SLR thời đó là rất nhiều: chúng rất phức tạp về mặt cơ học với nhiều thành phần cấu tạo, và chúng lớn hơn cũng như nặng hơn về mặt vật lý với sự lựa chọn ống kính hạn chế hơn nhiều. Giá cả cũng là yếu tố khó cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng vẫn có một lợi thế hơn so với các chiếc máy ảnh rangefinder phổ biến lúc đó: những gì bạn thấy qua ống ngắm của máy ảnh SLR thể hiện chính xác khung hình của bạn, bất kể tiêu cự hay khoảng cách lấy nét, dù điều này có phần thiếu sót trong ứng dụng thực tế là bạn đã nhìn thấy hình ảnh đảo ngược theo hương ngang.
Chưa có chiếc máy ảnh SLR nào được chế tạo có thể thực sự vượt qua rangefinder, thế nên, Nippon Kogaku đã nhìn thấy cơ hội vượt ra ngoài cạnh tranh trong một thị trường đã có tên tuổi và bắt đầu dẫn đầu trong một thị trường mới nổi.

Nikon phát triển máy ảnh SLR đầu tiên của mình: Nikon F​

Mùa thu năm 1956, Nikon bắt đầu quá trình phát triển chiếc máy ảnh SLR đầu tiên của mình, có tên là Nikon F. Dẫu cho dự án được giám sát bởi Masahiko Fuketa, kỹ sư trưởng của công ty, thế nhưng, một bước đi táo bạo như thế này đòi hỏi một góc nhìn liều lĩnh và can đảm hơn nữa. Không ai nghi ngờ khả năng của Fuketa bởi ông đã giảm sát thiết kế trên mọi máy ảnh mà công ty chưa sản xuất, nhưng nhiệm vụ này đỏi hỏi một tầm nhìn cấp tiến, vượt ra bên ngoài. Công ty không cần phải tìm kiếm đâu xa.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Chân dung Yusaku Kamekura
Yusaku Kamekura là một nhà thiết kế đồ họa đã từng làm việc cho Nippon Kogaku trong quá khứ, và con mắt xây dựng thương hiệu cũng như khả năng tiếp thị của ông đã mang đến phối cảnh sống còn cho các mục tiêu cao cả của công ty. Trên thực tế, giá trị mà công ty đặt vào dự án đó là vô cùng to lớn, đến mức quá trình này gần như hoàn toàn được giữ bí mật, không chỉ với thế giới bên ngoài mà còn với cả những giám đốc điều hành công ty. Fuketa và Kamekura thấy mình gần như bị cô lập khi “bị giam” trong một căn phòng nhỏ tại nhà máy với mục tiêu tạo ra thiết kế tương lai.
Dẫu cho bản chất bí mật trong quá trình phát triển của Nikon chắc chắn hướng đến mong muốn bảo vệ lợi ích của công ty, thế nhưng, nó lại mang đến cho Kamekura quyền tự do ngôn luận chưa từng có. Không có bất kỳ sự phản đối, không có bất kỳ sự nghi ngờ. Chỉ có năng lực thẩm mỹ của Kamekura kết hợp với phù phép kỹ thuật của Fuketa được lồng ghép lại với nhau, tìm đường đến sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 tài năng xuất chúng. Kamekura đã sớm quyết định tập trung vào một thiết kế táo bạo với các đường thẳng gọn gàng. Ý tưởng này khá tuyệt vời. Ông đã hình dung SLR, vốn được biết đến với vô số sự phức tạp, như một thứ gì đó mang vẻ đẹp đơn giản, kiểu dáng bóng bẩy, sắc nét và quan trọng nhất hiện đại.
Về mặt cơ học, Fuketa đã đi trên cùng một con đường, nhưng thực tế lại có một vài sự mâu thuẫn. Ông đã chia sẻ nguyên mẫu với Kamekura, phác thảo sự phát triển về mặt kỹ thuật, nhưng Kamekura không hài lòng. Dẫu Fuketa đã đạt được những bước tiến lớn trong việc đơn giản hóa các tính năng khó khăn nhất của SLR nhằm cung cấp cho máy ảnh những thành phần phần cần thiết để hoạt động, thế nhưng, nó lại ảnh hưởng đến độ gọn gàng của tiết kế. Điều đặc biệt thất vọng là yếu tố nhô ra từ đỉnh máy ảnh, phá hỏng các đường nét thanh lịch mà Kamekura đã hình dung. Sau đó, với nguồn cảm hứng bùng nổ từ kiến thức kỹ thuật mà Fuketa truyền cho ông, câu trả lời cho những trở ngoại bề ngoài của Kamekura đã trở nên rõ ràng: pentaprism (lăng kính 5 mặt).
Pentaprism là một trong những bước tiến ngoạn mục nhất trong cuộc chạy đua sản xuất 1 chiếc máy ảnh SLR phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Tất cả các máy ảnh phản xạ đề sử dụng 1 gương đặt ở 45 độ phía sau ống kính. Gương này chiếu hình ảnh của ống kính lên một màn hình kính mặt đất, nhìn vuông góc với trục quang học của ống kính. Trước khi pentaprism xuất hiện, hệ thống này chiếu hình ảnh bị đảo ngược trong ống ngắm, hầu hết đều ở mức ngang eo, hạn chế sự thoải mái và khả năng sử dụng của máy ảnh. Bằng cách phản chiếu nội bộ hình ảnh nhiều lần, ống ngắm cuối cùng cũng có thể hoạt động ngang tầm mắt một cách thoải mái và tạo ra hình ảnh chính xác cả chiều ngang lẫn dọc. Người chụp có thể nhìn thấy chính xác khung cảnh trước mặt, trái là trái, phải là phải, lên là lên, xuống là xuống, không có bất kỳ sự đảo ngược nào.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Nikon không phát minh ra công nghệ này và cũng không phải là hãng đầu tiên sử dụng nó. Một số hãng khác, đặc biệt là Rectaflex của Ý và Contax S của Đức, đã bắt đầu triển khai petaprism trong máy ảnh SLR của họ, vốn đều đánh bại Nikon F trên thị trường. Vì vậy, nguồn cảm hứng của Kamekura không phải là một phát minh, mà là sự kết hợp: tại sao không thiết kế phần trên của máy ảnh có một khu vực riêng dành cho các yếu tố phá vỡ đường nét thuần túy mà ông đã hình dung? Và tại sao không tạo cho phần khu vực đó hình dạng đặc trưng của sự tiến bộ vượt trội này? Tại sao không định hình khu vực này theo chính pentaprism?
Về mọi mặt, ý tưởng này đã thành công. Những lo lắng về mặt thẩm mỹ không chỉ được giảm bớt mà còn sinh ra một đặc trưng tiếp thị. Nó thật thông minh và sáng tạo. Tất nhiên, pentaprism không phải là hình dạng đơn giản nhất để sản xuất vào thời điểm đó. Hết lần này đền lần khác, việc gia công sản phẩm đã thất bại. Chúng lần lượt xuất hiện các lỗ hổng, không nhất quán, bị hư hỏng hay hình dạng sai lệch. Fuketa ép Kamekura xem xét một sự thay đổi: cắt điểm giao nhau ở trên cùng, để lại 1 lỗ trống. Sau đó, các mảnh có thể được hợp nhất các phần tử hình chữ nhật. Kamekura không chịu lùi bước. Ông không phải là prima donna và ông vô cùng tôn trọng nhu cầu về một thiết kế phải hoạt động và có thể tái tạo được, nhưng hình dạng này quá khó để từ bỏ. Sau nhiều lần thử nghiệm, vấn đề đã được giải quyết - thiết kế của Nikon F đã được chốt và hoàn hảo.
Về mặt cơ học, Fuketa đã phải hi sinh những yếu tố nổi bật của mình. Dưới sự lãnh đạo đầy nhiệt huyết, đội ngũ của ông đã hình thành một loạt các tính năng mới, mỗi tính năng đều loại bỏ khoảng cách giữa rangefinder và SLR nhiều hơn nữa. Vào thời điểm hoàn thành, Nikon F tự hào có một loạt các cải tiến thực sự, bao gồm cơ chế phản chiếu gương tức thì mới, ống ngắm có thể tháo rời và cơ chế dừng màn chắn tự động ấn tượng nhằm lấy nét ở khẩu độ mở và xem trước độ sâu trường ảnh. Kỹ thuật thủ công của Fuketa đã kết hợp với nghệ thuật của Kamekura để tạo ra một chiếc máy ảnh trên mức tuyệt vời. Họ đã tạo ra một chiếc máy ảnh có tiềm năng thúc đẩy mở rộng toàn bộ thị trường.

Tác động lâu dài​

Dẫu cho chiếc máy ảnh này có ấn tượng đến đâu, mục tiêu của Nippon Kogaku, và của chính Nhật Bản, vẫn cực kỳ cao và cực kỳ cá nhân. Gây tiếng vang là một chuyện, nhưng Nhật Bản đã thực sự gồng dậy từ đống đổ nát hoàn toàn để trở thành một cường quốc trên thế giới. Họ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên Trái Đất, cùng một xã hội dự do hơn và là đối tác của các nền dân chủ phương Tây. Nhật Bản đã cho thế giới thấy rằng họ có thể xây dựng lại thành công và hiệu quả hơn bất kỳ ai tưởng tượng. Quốc gia này đã cho thế thấy họ có thể đổi mới. Những gì họ cần cho thấy bây giờ chính là khả năng thống trị. Các sản phẩm của Nippon Kogaku phải làm được nhiều thứ hơn là kích thích, hay thậm chí là tiến bộ. Nó phải được tin cậy và lâu dài.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Công ty đã đáp ứng thách thức này thông qua 2 bước chính. Đầu tiên là thông qua một số thử nghiệm và benchmark tích cực và toàn diện nhất chưa từng thấy đối với bất kỳ chiếc máy ảnh nào. Liệu chiếc máy ảnh có thể sống sót sau một trận động đất, một cú sét đánh, hay tại môi trường lạnh ở Bắc Cực? Màn trập có thể chịu đựng được bao nhiều lần chụp? 25.000 hay 50.000? Câu trả lời lại là 100.000. Qua hết thử thách này đến thử thách khác, cả nhóm đều nỗ lực hết mình để có thể hòa quyện hoàn hảo giữa sự sang trọng của Kamekura và sự khéo léo của Fuketa lại với nhau, và mang đến một yếu tố khác xứng đáng nhận được: độ tin cậy. Và họ đã thực sự thành công.

Sự ra đời của hệ thống camera​

Bước cuối cùng mà Nippon Kogaku cần thực hiện để đảm bảo sức mạnh tồn tại của Nikon F: không chỉ là biến nó là một chiếc máy ảnh mới táo bạo duy nhất, mà nó còn cần phải trở thành một hệ thống máy ảnh mới táo bạo. Nói đúng hơn, Nikon cần tạo ra một bộ ống kính hoàn toàn mới được thiết kế để hoạt động với ngàm mới hoàn toàn và khẩu độ tự động. Đối mặt với mức độ hoán đổi cho nhau chưa từng có trước đây, những chiếc rangefinder chỉ biết chôn chân nói câu chúc mừng.
Đã qua rồi cái thời những ống kình phải phù hợp với đường khung của máy ảnh hay nhu cầu về ống ngắm ngoài cho những ống kính rộng. Đã qua rồi cái thời của những vấn đề không chính xác khung hình, bù thị hoặc khoảng cách lấy nét tối thiểu quá dài. Nhiếp ảnh gia đã có thể xem trước độ sâu trường ảnh trong khung ngắm, sử dụng ống kính zoom mà không gặp bất kỳ vấn đề gì, hay thậm chí là mở khung chính xác và lấy nét rộng ở tiêu cực 135mm, 200mm hoặc là lớn hơn.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Năm 1959, Nikon F lần đầu xuất hiện trên sân khấu thế giới và ngay lập tức được hưởng ứng. Nippon Kogaku đã làm được. Đây là một điều kỳ diệu, một công ty thay đổi cuộc chơi, một bước đột phá, một nước ngoặt. Đó là một cuộc cách mạng. Chúng ta liên tục nghe những loại từ này được nhắc đến hàng ngày trên các trang web và diễn đàn nhiếp ảnh cũng như các phần bình luận. Điều đó làm chúng ta rất phấn khích, nhưng thật khó để hiểu được toàn bộ tổng thể của một sản phẩm thực sự mang tính cách mạng là như thế nào.
Thông thường, nó không phải là thứ hoàn toàn mới, mà chính là điều làm ra những thứ hoàn toàn mới đến mức chúng ta quên mất nó là một thương hiệu mới. Đó là Nikon F. Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên được đưa lên đỉnh Everest. Đây là chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên lên Mặt trăng và lên tàu Skylab của NASA. Nó cũng là chiếc máy ảnh SLR đầu tiên được sử dụng cực kỳ phổ biến trong chiến tranh.

Mang tính cách mạng và vượt thời gian​

Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
“Máy ảnh được treo trên cây trong một cuộc chiến
Ảnh chụp: © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis, Creative Commons
Được sinh ra từ nỗi đau quá khứ, năng lực hiện thời và mong muốn tuyệt vọng về một tương lai an toàn, không có gì ngạc nhiên khí nó là một chiếc máy ảnh vượt thời gian. Một đất nước bị tàn phá bởi các kẻ thù phương Tây đã gượng dậy sau đống đổ nát, xây dựng lại như chưa từng đó điều gì xảy ra và đặt ra mục tiêu chinh phục kinh tế toàn cầu. Cuối cùng, họ đã thành công.
Nikon từng đi đầu cách mạng ngành nhiếp ảnh 60 năm trước như thế nào?
Nikon F được trưng bày trong bảo tảng của Nikon
Dẫu SLR gần như chắc chắn đã lỗi thời do sự xuất hiện của công nghệ mới nhất, máy ảnh mirrorless kỹ thuật số, Nikon F vẫn sẽ mãi mãi là một mảnh ghép quan trọng, vượt thời gian tạo nên lịch sử cho thế giới nhiếp ảnh.

>>> Apple thuê đạo diễn Hollywood sản xuất nội dung cho kính AR.
Nguồn: PetaPixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top