Ở đây bán chồng đã 700 năm, 1 anh chồng giá chỉ ngang chiếc điện thoại

Hẳn là nhiều cánh mày râu ế lâu năm sẽ muốn có một phiên chợ như thế này ở Việt Nam.
Ở đây bán chồng đã 700 năm, 1 anh chồng giá chỉ ngang chiếc điện thoại
Một ngôi làng ở Bihar vẫn tuân theo truyền thống 700 năm tuổi đó là mở một phiên chợ “rao bán chú rể”. Tại đây những người đàn ông sẽ chờ người vợ tương lai tới xem và lựa chọn mình.
Cánh đàn ông sẽ phải trải qua một hành trình kéo dài nhiều giờ, đến ngôi làng Saurath ở thành phố Madhubani với hy vọng tìm được một nửa phù hợp trong phiên chợ “bán chú rể” tưởng như rất kì lạ này.
Ở đó, những người giám hộ nam của cô dâu sẽ quan sát kỹ lưỡng để đưa ra tư vấn cho các chị em.
Một người đàn ông tham gia phiên chợ bán chú rể có tên Nirbhay Chandra Jha, 35 tuổi treo cho bản thân mức giá khiêm tốn, chỉ khoảng 50 ngàn Rupee, tương đương khoảng 625 USD hoặc 14,5 triệu đồng. Jha hài hước chia sẻ với đài Al Jazeera: “Nếu tôi còn trẻ thì có lẽ đã đưa ra được mức giá tầm 200-300 ngàn Rupee”. Con số này tương đương khoảng 2,5 ngàn – 3,7 ngàn USD (58,5 – 87,8 triệu đồng).
Những người tổ chức phiên chợ cho biết mặc dù thời nay của hồi môn bị coi thường nhưng mọi người vẫn trao và nhận nó một cách giấu giếm.
Ở đây bán chồng đã 700 năm, 1 anh chồng giá chỉ ngang chiếc điện thoại
Shekhar Chandra Mishra, một trong những nhà tổ chức chia sẻ: “Nếu cha mẹ đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc cho con trai họ học hành và trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ, họ sẽ muốn hoàn vốn và của hồi môn là một trong những cách để làm điều đó”.
Hàng nghìn phụ nữ Ấn Độ tử vong mỗi năm vì bị chồng tra tấn liên quan đến của hồi môn. Chính phủ nước này cũng đã phải ra tay để trấn áp tình trạng này. Nhưng hoạt động này cũng gây ra phản ứng ngược khi làm suy giảm số lượng đàn ông muốn kết hôn.
Nhưng nhiều người vẫn xem chợ là nơi an tâm để tìm kiếm một tổ ấm cho con em của mình.
Muktinath Pathak, cha của một chú rể tương lai chia sẻ với Al Jazeera rằng: “Khi hôn nhân đến từ các cuộc hẹn trực tuyến, nguy cơ ly hôn và ly thân rất cao. Nhưng các cuộc hôn nhân có tiếp xúc ngoài đời và theo cách truyền thống thì rất bền chặt”.
Thị trường bán chú rể và cô dâu không bị giới hạn ở Ấn Độ. Ở Bulgaria, thậm chí còn có cả một cộng đồng người Roma có truyền thống bán các cô gái trẻ ở chợ cô dâu.

>>> Sân bay "độc lạ" tại Hy Lạp đem đến cảm giác thót tim cho khách tham quan

Nguồn: Aljazeera
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top