Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...

Con người luôn tò mò với thế giới xung quanh và những gì mình tạo ra. Khoa học thì không ngừng tìm giải pháp để giúp thỏa mãn trí tò mò đó.... Sau đây sẽ tiếp tục là những thí nghiệm điên rồ mà khoa học đã thực hiện.

7. Thí nghiệm thuốc điều trị ung thư TGN1412

Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Năm 2006, các nhà nghiên cứu từ công ty dược phẩm TeGenero của Đức nghiên cứu một loại thuốc trị ung thư mới, có tên TGN1412. Đó là một hợp chất đã trải qua các bước kiểm tra cơ bản, bắt đầu bằng thử nghiệm trên động vật và tiến tới thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học khẳng định nó không gây ra tác dụng phụ tiêu cực nào đối với động vật. Họ tiếp tục tiến hành trên người.
6 tình nguyện viên được lựa chọn cho cuộc thí nghiệm, mỗi người được tiêm thuốc cách nhau 15 phút. Ngay sau khi người cuối cùng được tiêm, người đầu tiên đã có những triệu chứng nguy hiểm. Ngay sau đó, cả 6 người đều phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, trong đó 2 người phải trải qua cơn nguy kịch. May mắn, không có ai thiệt mạng.
Loại thuốc này nhằm mục đích điều chỉnh phản ứng miễn dịch để tấn công ung thư tốt hơn hoặc điều trị các rối loạn tự miễn dịch. Trong đối tượng thử nghiệm, hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt hoàn toàn và các tế bào T bắt đầu tấn công các mô của chính chúng, dẫn đến suy nhiều cơ quan.

8. Thí nghiệm sốc điện của Milgram

Được thực hiện vào năm 1961, thí nghiệm của nhà khoa học Milgram bị đánh giá là “vô nhân tính” nhất lịch sử, trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn. Khi đó Giáo sư Milgram đang làm việc tại Đại học Yale và là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ.
Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Thí nghiệm của ông nhằm mục đích tìm hiểu “tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Có 40 tình nguyện viên tham gia nhưng không hề biết rằng mình sắp bước vào một trải nghiệm kinh hoàng. Những người tham gia sẽ đóng vai giáo viên và cả học sinh. Họ ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. Các giáo viên sẽ lần lượt đặt câu hỏi và nếu học sinh trả lời sai đáp án, giáo viên sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt học sinh với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Điều tồi tệ ở đây là các "giáo viên" không hề biết mình đang làm điều đó với những "học sinh" ngồi ở phòng khác.
Trong suốt thí nghiệm, các giáo viên tỏ ra rất lo lắng, họ không thoải mái, thậm chí khóc lóc hỏi thăm tình trạng của “học viên". Tuy nhiên, khi ở mức sốc điện 135 volt, không ai tỏ ý muốn dừng lại. Chỉ đến khi tăng lên mức 300 volt, một số người đã van xin dừng thí nghiệm và đề nghị trả lại tiền. Ngạc nhiên hơn nữa, chỉ 14 trong số 40 đã nhất quyết dừng thí nghiệm khi hình thức sốc điện lên mức tối đa 450 volt, còn lại (65% số người tham gia) đã "quyết" đi đến chặng cuối cùng.
Milgram đã đưa ra kết luận rằng hầu hết mọi người sẽ tiếp tục các hành vi dưới sức ép của mệnh lệnh từ những người có quyền. Khi cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm, họ thậm chí có thể gây ra những tổn thương đến người khác, bằng những hành vi trái với niềm tin và đạo đức.

9. Thao túng ký ức

Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Khoa học đã nghiên cứu đến khả năng thay đổi hoặc xóa bỏ những ký ức đau buồn của con người trong nhiều thập kỷ. Thực tế là họ đã tạo ra một số phương pháp thử nghiệm khác nhau để xóa hoặc sửa đổi ký ức của chuột.
Những thí nghiệm ban đầu đã sử dụng thuốc để làm suy yếu hoặc xóa ký ức bằng cách ức chế các phân tử tạo điều kiện kết nối giữa các tế bào não. Khi làm yếu hoặc cắt đứt các kết nối trong não, các ký ức sẽ bị mất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó không được nhắm mục tiêu vào những vùng não ký ức cụ thể, thay vào đó ảnh hưởng đến toàn bộ bộ nhớ.
Các nhà khoa học sau đó đã đã biến đổi gen của chuột để làm cho tế bào thần kinh của chúng nhạy cảm với ánh sáng. Sau đó, bằng cách chiếu ánh sáng vào tế bào thần kinh bằng một sợi cáp quang được cấy ghép, họ có thể bật và tắt các ký ức cụ thể. Thậm chí họ có thể tạo ra những ký ức hoàn toàn sai về các sự kiện chưa bao giờ xảy ra.

10. Biến động vật thành điều khiển từ xa

Các nhà khoa học tại Đại học California, Berkeley đã từng đặt ra câu hỏi mà những người tò mò đều muốn biết: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể biến một sinh vật sống thành một phương tiện điều khiển từ xa? Công trình này là một phần của nghiên cứu do DARPA tài trợ với hy vọng biến côn trùng thành một đội gián điệp tí hon biết bò và biết bay.
Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Loài bọ cánh cứng tê giác được chọn làm phương tiện thử nghiệm vì kích thước cơ thể tương đối lớn và khả năng mang trọng tải nặng hơn. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cảm biến không dây để phát hiện những chuyển động cơ chịu trách nhiệm cho việc bay. Tiếp theo, họ chế tạo một chiếc "ba lô mini" cho bọ cánh cứng chứa đầy bộ vi điều khiển, bộ thu phát không dây.
Chiếc "ba lô" tí hon này đã kết nối với con bọ bằng các điện cực nối với thùy thị giác và cơ bay, được cung cấp năng lượng bằng pin lithium 3,9 volt. Bộ công cụ này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát cơ bắp của bọ cánh cứng, đưa chúng bay quanh phòng giống như một chiếc máy bay điều khiển từ xa.
Ngoài việc xây dựng tương lai của máy bay do thám không người lái, nghiên cứu còn mở rộng kiến thức của chúng ta về sinh học côn trùng. Và có thể không bao lâu nữa, mọi con bọ mà bạn nhìn thấy có thể là một gián điệp tí hon của chính phủ.

11. Thí nghiệm về hành tinh tàng hình

Các nhà thiên văn học từng đặt câu hỏi: nếu có sự sống và trí thông minh ngoài hành tinh, thì làm sao chúng ta ngăn chặn được họ tìm thấy Trái Đất để phòng những nguy cơ tấn công. David Kipping, một nhà thiên văn học tại Đại học Columbia, đã đưa ra một giải pháp.
Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Một trong những cách phổ biến nhất để chúng ta xác định các ngoại hành tinh là đo độ sáng biểu kiến của các ngôi sao ở xa. Kipping gợi ý về một mảng laze lớn có thể xóa sự hiện diện của chúng ta đối với bất kỳ người ngoài hành tinh nào đang quan sát từ xa.
Khi Trái Đất đi qua giữa Mặt trời và vị trí mà chúng ta muốn ẩn nấp, chúng ta có thể chiếu mảng laze của mình để loại bỏ hiện tượng mờ do bóng của Trái Đất gây ra. Chúng ta thậm chí có thể chiếu ánh sáng laser ở các tần số cụ thể để xóa mọi dấu hiệu của sự sống, ngăn không cho người khác nhìn thấy. Kipping chỉ ra rằng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng công nghệ hiện có để làm được điều đó.

12. Thí nghiệm ổ gen xóa sổ một loài

CRISPR được xem như là "con cưng" của kỹ thuật di truyền hiện đại (một hệ thống họ các trình tự DNA được tìm thấy trong bộ gen của các sinh vật nhân sơ như vi khuẩn và vi khuẩn cổ). Nó cũng cung cấp khả năng chỉnh sửa bộ gen của sinh vật theo ý muốn, sử dụng cho nghiên cứu di truyền.
Ớn lạnh thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Tuy nhiên có một "người anh em" tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn nhiều so với các công cụ chỉnh sửa gen được gọi là Gene drives (còn gọi là ổ gen). Đây là một hệ thống có khả năng thực hiện các chỉnh sửa mà CRISPR thực hiện, làm cho chúng có thể kế thừa ở thế hệ sau.
Chẳng hạn bạn có thể tạo ra đột biến khiến một cá thể chỉ có khả năng sinh con cái, ổ gen sẽ truyền lại đột biến đó, mỗi thế hệ kế tiếp cũng chỉ có con cái. Cuối cùng là "xóa sổ" một quần thể hoặc loài. Ổ gen cũng được sử dụng để diệt trừ một số loài côn trùng gây hại và loài gặm nhấm. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi của con người là nó có thể tạo ra những thay đổi vĩnh viễn đối với một loài, đó thực sự là hậu quả không ai muốn chấp nhận.


>>>Những thí nghiệm khoa học kinh dị nhất trong lịch sử: Lõi Quỷ, mô phỏng nhà tù, biến con đẻ thành tinh tinh...

Nguồn slashgear
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top