Bạn đã bao giờ nhìn thấy quái vật ngoài đời thực? Một loài cá có vẻ ngoài không khác gì quái vật trong các bộ phim người ngoài hành tinh chúng ta hay xem, mới đây được phát hiện ở thành phố San Diego, thuộc bang California.
Theo báo cáo từ hiện trường, ban đầu sinh vật bí ẩn này bị nhầm thành một quả bóng hắc ín do vẻ ngoài đen xì. Tuy nhiên, một người lướt sóng quyết định đến gần để khám phá thì phát hiện loại cá đặc biệt này.
Anh miêu tả sinh vật đó có vẻ ngoài rất kỳ lạ, những chiếc răng nhọn cùng gai nhô hẳn ra ngoài, đôi mắt đen xì, trên đầu mọc ra thứ gì giống sợi dây, đầu dây treo một cái bóng đèn.
Các nhà khoa học, tại Viện Hải dương học San Diego Scripps của Đại học California, xác định nó là loài cá bóng đá Thái Bình Dương (Pacific footballfish) trong truyền thuyết. Đây là loài cá sống ở biển sâu, rất ít đụng mặt con người, hiếm đến mức kể từ khi con đầu tiên được phát hiện một thế kỷ trước, chỉ mới phát hiện tổng cộng 31 cá thể.
Tuy nhiên, đây là con cá thứ ba trôi dạt vào bờ biển San Diego trong năm nay, một dấu hiệu quá khác lạ so với tập tính ẩn dật cao của chúng.
Các nhà khoa học không hiểu vì sao cá bóng đá Thái Bình Dương lại tự nhiên thích lộ diện, nhưng đây chắc chắn là một cơ hội nghiên cứu hiếm có. “3 con xuất hiện cùng năm có thể là sự tình cờ, tôi bác bỏ ý kiến cho rằng, có vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra dưới đại dương. Nếu thật sự như vậy thì số lượng cá trôi dạt còn nhiều hơn nữa”, Ben Frable, nhà ngư học kiêm Giám đốc tại Viện Hải dương học Scripps cho biết. Ông là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản con cá.
Mặc dù hiếm khi bắt gặp chúng, nhưng bộ cá cần câu (anglerfish) là một trong những sinh vật biển sâu được biết đến nhiều nhất. “Hiện tại, khoa học có rất ít dữ liệu nghiên cứu về loài cá này”, ông nói. Cá bóng đá Thái Bình Dương là một trong hơn 100 loài thuộc bộ cá cần câu được biết trên thế giới.
Các nhà khoa học cho biết, môi trường sống của chúng nằm dưới độ sâu hàng nghìn mét cách bề mặt. Chúng săn mồi bằng chiếc bóng đèn phát quang sinh học lấp lánh treo trên đầu. Khắp thân chúng đều mọc những gai nhọn, hàm răng sắc bén không dùng để xé mà dùng để bẫy cá, mực, và các loài giáp xác xung quanh.
Nhưng đó chỉ là đặc điểm của cá bóng đá Thái Bình Dương cái. Đối với con đực, chúng tiến hóa thành một dạng ký sinh trùng sinh dục trên cơ thể bạn tình, tiêu biến tất cả cơ quan nội tạng, bao gồm cả mắt. Sau quá trình kết nối vĩnh viễn, chúng chỉ giữ lại tinh hoàn để cung cấp tinh trùng cho con cái, đổi lại sẽ được bơm thức ăn.
Con cá phát hiện trên bờ biển San Diego là một con cá cái, có kích thước khoảng 38 cm và nặng 2.5 kg. Cơ thể nó gần như hoàn hảo với những chiếc gai khá mềm, chỉ trừ một số va chạm nhẹ trên thân. Sau khi chụp X-quang, Frable phát hiện trong bụng con cá chứa đầy cát, một điều hoàn toàn khác với những con cá được tìm thấy trước đó.
Ông phỏng đoán đây có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của nó, do đói quá nên chúng làm liều. Con cá hiện đang được bảo quản trước khi tiến hành nhiều nghiên cứu hơn.
Vào tháng 5, tại Crystal Cove, một con cá Thái Bình Dương khác cũng được phát hiện. Hiện nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles, cho phép người dân tự do chiêm ngưỡng mẫu vật.
“Đây là một trong những sinh vật huyền bí trên hành tinh. Chúng tôi muốn trưng bày nó để mọi người hiểu thêm về một thế giới bí ẩn dưới lòng đại dương sâu thẳm. Mỗi cá thể lại mang đến nhiều thông tin khoa học cho kho tàng kiến thức nhân loại”, William Ludt, nhân viên bảo tàng cho biết.
Nguồn: The Guardian
Anh miêu tả sinh vật đó có vẻ ngoài rất kỳ lạ, những chiếc răng nhọn cùng gai nhô hẳn ra ngoài, đôi mắt đen xì, trên đầu mọc ra thứ gì giống sợi dây, đầu dây treo một cái bóng đèn.
Các nhà khoa học, tại Viện Hải dương học San Diego Scripps của Đại học California, xác định nó là loài cá bóng đá Thái Bình Dương (Pacific footballfish) trong truyền thuyết. Đây là loài cá sống ở biển sâu, rất ít đụng mặt con người, hiếm đến mức kể từ khi con đầu tiên được phát hiện một thế kỷ trước, chỉ mới phát hiện tổng cộng 31 cá thể.
Các nhà khoa học không hiểu vì sao cá bóng đá Thái Bình Dương lại tự nhiên thích lộ diện, nhưng đây chắc chắn là một cơ hội nghiên cứu hiếm có. “3 con xuất hiện cùng năm có thể là sự tình cờ, tôi bác bỏ ý kiến cho rằng, có vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra dưới đại dương. Nếu thật sự như vậy thì số lượng cá trôi dạt còn nhiều hơn nữa”, Ben Frable, nhà ngư học kiêm Giám đốc tại Viện Hải dương học Scripps cho biết. Ông là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản con cá.
Mặc dù hiếm khi bắt gặp chúng, nhưng bộ cá cần câu (anglerfish) là một trong những sinh vật biển sâu được biết đến nhiều nhất. “Hiện tại, khoa học có rất ít dữ liệu nghiên cứu về loài cá này”, ông nói. Cá bóng đá Thái Bình Dương là một trong hơn 100 loài thuộc bộ cá cần câu được biết trên thế giới.
Các nhà khoa học cho biết, môi trường sống của chúng nằm dưới độ sâu hàng nghìn mét cách bề mặt. Chúng săn mồi bằng chiếc bóng đèn phát quang sinh học lấp lánh treo trên đầu. Khắp thân chúng đều mọc những gai nhọn, hàm răng sắc bén không dùng để xé mà dùng để bẫy cá, mực, và các loài giáp xác xung quanh.
Con cá phát hiện trên bờ biển San Diego là một con cá cái, có kích thước khoảng 38 cm và nặng 2.5 kg. Cơ thể nó gần như hoàn hảo với những chiếc gai khá mềm, chỉ trừ một số va chạm nhẹ trên thân. Sau khi chụp X-quang, Frable phát hiện trong bụng con cá chứa đầy cát, một điều hoàn toàn khác với những con cá được tìm thấy trước đó.
Ông phỏng đoán đây có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của nó, do đói quá nên chúng làm liều. Con cá hiện đang được bảo quản trước khi tiến hành nhiều nghiên cứu hơn.
Vào tháng 5, tại Crystal Cove, một con cá Thái Bình Dương khác cũng được phát hiện. Hiện nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles, cho phép người dân tự do chiêm ngưỡng mẫu vật.
“Đây là một trong những sinh vật huyền bí trên hành tinh. Chúng tôi muốn trưng bày nó để mọi người hiểu thêm về một thế giới bí ẩn dưới lòng đại dương sâu thẳm. Mỗi cá thể lại mang đến nhiều thông tin khoa học cho kho tàng kiến thức nhân loại”, William Ludt, nhân viên bảo tàng cho biết.
Nguồn: The Guardian