thuha19051234
Pearl
Các nhà nghiên cứu động vật đã phát hiện và mô tả về chi nhện Tarantula mới ở Thái Lan, chúng làm tổ trong thân cây tre, đây là một hành vi khá bất thường chưa được ghi nhận trước đây trong Tarantulas.
Khám phá này cũng củng cố thêm tầm quan trọng của tre đối với động vật hoang dã, đồng thời chứng minh khả năng thích ứng tiến hóa của chúng, làm đa dạng hóa thêm hệ sinh thái chưa từng biết đến của các khu rừng Thái Lan. Các mẫu vật được thu thập tại tỉnh Tak vào tháng 7 năm 2020 ở độ cao 1.000 mét, những chú nhện Tarantulas với có thể màu đen và xám đen, cùng với những chiếc chân có các dải màu vàng, trông chúng thực sự rất nổi bật và ấn tượng.
Narin nói rằng "Chúng tôi đã kiểm tra tất cả các cây trong khu vực phát hiện loài này. Chúng là duy nhất vì nó gắn liền với tre, và chúng tôi chưa bao giờ quan sát thấy loài tarantula này ở bất kỳ loài thực vật nào khác." Ông cũng nói thêm "Tre rất quan trọng đối với loài tarantula này, không chỉ về mặt lối sống mà còn vì nó chỉ có thể được tìm thấy trong các khu rừng trên đồi cao ở phía bắc của Thái Lan, sự kết hợp vô cùng hiếm thấy."
Những con côn trùng đã được tìm thấy ở bên trong những thân cây tre Châu Á trưởng thành. Lối vào tổ của chúng có chiều rộng từ 2 đến 3 cm, các loài nhện nằm trong những chiếc hang hình ống, vị trí trong các thân cành hoặc ở giữa các thân tre. Tất cả các loài Tarantula sống trong các thân tre đều xây dựng các ống rút bằng phần tơ mềm che các lỗ thân lộ ra ngoài.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, những con côn trùng này không có khả năng tự tạo những lỗ này mà sẽ cần đến sự hỗ trợ "không chủ ý" đến từ các loài động vật khác. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên bởi vì tre thường là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, từ bọ cánh cứng, sâu tre đến ong thợ mộc làm tổ trên tre và các loài gặm nhấm. Ngoài ra thân tre cũng có thể tự nứt nẻ, do sự thay đổi bất thường về nhiệt độ, sự ẩm ướt sau đó khô quá nhanh cũng dẫn đến hiện tượng nứt.
Ngoài hành vi được cho là mới lại, môi trường sống khác biệt, vì không có loài nhện thực vật nào khác sống ở xung quanh khu vực này, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được các loài nhện bằng cách so sánh bộ phận sinh dục của chúng. Cụ thể, những con đực có tắc mạch tương đối ngắn, chúng nằm trên bàn chân được con đực sử dụng để cung cấp tinh trùng cho con cái trong quá trình giao phối.
Chi nhện mới được phát hiện, thuộc phân họ Ornithoctoninae của loài Tarantulas Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã đặt tên Tarantula mới để vinh danh vị vua Thái Lan Taksin Đại đế, người cai quản tỉnh Tak vào thế kỷ 18.
Nguồn Gizmodo
Hành vi ký sinh trên thân tre, được cho là khá "bất thường"
Đây là một chi nhện mới trong thuộc loài Tarantula, chưa từng được biết đến trước đây. Chúng sinh sống trong các khu rừng ở tỉnh Tak của Thái Lan, được đặt tên là Taksinus bambus. Chúng làm tổ bên trong những thân cây tre Gigantochloa ở châu Á. Narin Chomphuphuang, nghiên cứu viên tại Đại học Khon Kaen ở Thái Lan, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết "Những con vật này thực sự đáng chú ý, chúng là những con mồi đầu tiên được biết đến với hệ sinh thái dựa trên tre."Narin nói rằng "Chúng tôi đã kiểm tra tất cả các cây trong khu vực phát hiện loài này. Chúng là duy nhất vì nó gắn liền với tre, và chúng tôi chưa bao giờ quan sát thấy loài tarantula này ở bất kỳ loài thực vật nào khác." Ông cũng nói thêm "Tre rất quan trọng đối với loài tarantula này, không chỉ về mặt lối sống mà còn vì nó chỉ có thể được tìm thấy trong các khu rừng trên đồi cao ở phía bắc của Thái Lan, sự kết hợp vô cùng hiếm thấy."
Những nghiên cứu mới về loài nhện này vừa được tiết lộ
JoCho Sippawat, đồng tác giả của nghiên cứu mới và Youtuber về động vật hoang dã nổi tiếng, đã phát hiện nguyên nhân của sự kí sinh này, ông đã hợp tác cùng với Chomphuphuang và Chaowalit Songsangchote, một nhà nghiên cứu về loài nhện tại Đại học Kasetsart ở Bangkok, Thái Lan để tìm hiểu về cuộc sống của loài nhện này.Các nghiên cứu cũng chỉ ra, những con côn trùng này không có khả năng tự tạo những lỗ này mà sẽ cần đến sự hỗ trợ "không chủ ý" đến từ các loài động vật khác. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên bởi vì tre thường là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, từ bọ cánh cứng, sâu tre đến ong thợ mộc làm tổ trên tre và các loài gặm nhấm. Ngoài ra thân tre cũng có thể tự nứt nẻ, do sự thay đổi bất thường về nhiệt độ, sự ẩm ướt sau đó khô quá nhanh cũng dẫn đến hiện tượng nứt.
Chi nhện mới được phát hiện, thuộc phân họ Ornithoctoninae của loài Tarantulas Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã đặt tên Tarantula mới để vinh danh vị vua Thái Lan Taksin Đại đế, người cai quản tỉnh Tak vào thế kỷ 18.
Nguồn Gizmodo