minhbao171
Pearl
Theo bài nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cretaceous Research, loài rùa mai mềm mới phát hiện được mô tả là một trong những loài được biết sớm nhất trong chi sống ở North Dakota vào cuối Kỷ Phấn Trắng khoảng 66,5 triệu năm trước, ngay trước sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận.
Ảnh: Sergey Krasovskiy
Hutchemys walkerorum tồn tại trong khoảng thời gian các loài khủng long khổng lồ đang thống trị Trái Đất, trong đó có T-rex và khủng long ba sừng Triceratops. Phát hiện này giúp các nhà khoa học có thêm nhiều thông tin quan trọng về loài rùa mai mềm, trong đó có cả những tác động tiềm tàng của sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận (diễn ra trong cùng giai đoạn) đến quá trình tiến hoá của loài.
Steven Jasinski là tác giả chính của công trình nghiên cứu này, cộng tác với cố vấn Peter Dodson đến từ Trường Thú y và Nghệ thuật & Khoa học Penn. Jasinski vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Trường Nghệ thuật & Khoa học Penn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn có Andrew Heckert và Ciara Sailar đến từ Đại học Bang Appalachian; Asher Lichtig và Spencer Lucas đến từ Bảo tàng Khoa học và Lịch sử Tự nhiên New Mexico.
Hutchemys walkerorum thuộc nhóm rùa mai mềm đặc biệt trong họ Trionychidae, có tên là plastomenines. Những con rùa này tương tự những loài rùa mai mềm còn tồn tại ngày nay, mặc dù bộ xương của plastomenine – phần xương bao phủ dạ dày và vùng bụng – được gắn kết với nhau chắc chắn hơn và thường có kích thước lớn, cũng như cứng hơn so với những loài rùa mai mềm khác.
Plastomenines tồn tại trong giai đoạn Kỷ Phấn Trắng và Kỷ Cổ Cận, khoảng 80 triệu đến 50 triệu năm trước. Hoá thạch đầu tiên của các loài thuộc chi này được ghi nhận vào Kỷ Phấn Trắng Muộn, và một loài duy nhất tồn tại cho đến Thế Thuỷ Tân, tức 50 triệu năm trước, nhưng chúng đã đạt mức đa dạng cao nhất trước và sau mốc chuyển giao giữa Kỷ Phấn Trắng và Kỷ Cổ Cận.
“Cho đến nay, chúng tôi chưa biết nhiều về những loài rùa mai mềm này”, Jasinski cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi đang dần có nhiều thông tin hơn về chi đã tuyệt chủng này và hiểu hơn về quá trình tiến hoá của chúng, bao gồm cả cách chúng đã ứng phó trước sự kiện tuyệt chủng hàng loạt”.
Mẫu hoá thạch của loài rùa mới là một chiếc mai – phần xương bao phủ lưng và thường được xem là “vỏ” của con rùa. Nó được phát hiện năm 1975 ở vùng Tây Nam North Dakota. Nhóm khảo sát đến từ trường Đại học Bang Appalachian do Frank K. McKinney và John E. Callahan dẫn đầu đã thu thập được mẫu vật này. Cùng mùa hè năm đó, họ cũng thu được mẫu vật của khủng long Triceratops. Mẫu hoá thạch của loài Hutchemys walkerorum được lưu giữ tại bang Appalachian cho đến năm 2013, khi Heckert thảo luận với Jasinski về nó, lúc này Jasinski đang học thạc sĩ tại Đại học Bang East Tennessee.
Công trình nghiên cứu cũng được thực hiện vào khoảng thời gian đó và được tiếp tục cho đến khi Jasinski đến Penn để học nghiên cứu sinh. Dựa trên kết cấu của mẫu vật, ông và các cộng sự xác định mẫu hoá thạch thuộc về một chi rùa đến từ khu vực Tây Mỹ có tên Hutchemys. Hutchemys walkerorum là một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của loài rùa này trước khi sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kết thúc Thời đại Khủng long. Nó cũng đại diện cho sự xuất hiện của chi ở cực Đông trong Kỷ Phấn Trắng.
“Với nghiên cứu này, chúng tôi hiểu hơn về những sinh vật có thể tồn tại hoặc biến mất sau thảm hoạ đã kết thúc Thời đại Khủng long”, Dodson cho biết. “Loài khủng long đại đế đã gục ngã, trong khi những con rùa rụt cổ lại sống sót”.
Phân tích phái sinh loài (so sánh loài rùa mới với những loài ba ba đã biết, hoặc các loài rùa mai mềm khác) đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quan hệ tiến hoá của nhóm loài. Các nhà khoa học phân tích Hutchemys walkerorum với các loài đã biết của trong chi Hutchemys và một một số loài rùa khác trong nhóm riêng biệt gồm các loài có nguồn gốc từ plastomenines (được đặt tên là Plastomenini). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một nhóm loài tổ tiên của họ ba ba và xếp chúng vào một phân họ mới có tên Kuhnemydinae. Kuhnemydinae gồm những mẫu hoá thạch được phát hiện tại Châu Á. Nhóm nghiên cứu đã phân tích họ ba ba Trionychidae có nguồn gốc từ Châu Á trước khi chúng di cư đến Bắc Mỹ vào khoảng Kỷ Phấn Trắng Muộn.
Cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu cũng dẫn đến sự ra đời của một phân họ mới thuộc họ Trionychidae, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Chitrainae. Nhóm này gồm các loài rùa mai mềm hiện đại, trong đó có rùa đầu dẹt và rùa mai mềm khổng lồ được tìm thấy ở Nam Á.
Tên loài walkerorum được đặt để vinh danh Greg và Susan Walker, hai nhà hảo tâm đã lập nên “Quỹ quyên trợ Greg và Susan Walker” vào năm 2006. Theo đó, sinh viên của Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường (EES) có thể đăng ký nhận hỗ trợ để thực hiện các dự án nghiên cứu khi không thể tìm được bất kỳ nguồn tài trợ nào khác ngay lập tức.
“Quỹ quyên trợ Greg và Susan Walker tài trợ cho các dự án nghiên cứu, thường có chi phí lên đến 5.000 USD, được đề xuất thông qua Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường”, giáo sư danh dự Robert Giegengack cho biết.
“Các giáo sư và cố vấn xét duyệt khoản tài trợ là những người tuyệt vời đã giúp sinh viên phát triển”, Joan Buccilli, một lãnh đạo của EES và là người hỗ trợ sinh viên tìm kiếm nguồn tài trợ, cho biết. “Tuy nhiên, tôi thực sự cảm thấy mình có một công việc tuyệt vời, được đồng hành với sinh viên và tận mắt chứng kiến sự hào hứng của chúng cùng những gì chúng đã đạt được.”
Jasinski đã được quỹ Walker Research Grant trao thưởng cho dự án này, cũng như những công trình mô tả các loài mới của khủng long, rùa, chó và các cuộc điều tra về loài khủng long cũng như các loài động vật có vú ăn thịt khác. “Nguồn hỗ trợ hào phóng của quỹ Walkers đã giúp đỡ tôi trong phần lớn thời gian nghiên cứu tại Penn và tôi cũng biết rằng quỹ đã mang đến sự sống cho nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên. Đây là một trong những lý do chính mà tôi muốn đặt tên loài mới nhằm vinh danh họ”, Jasinski cho biết.
Giáo sư danh dự Hermann Pfefferkorn cho biết “Các quỹ nghiên cứu, như quỹ do nhà Walkers thành lập, cho phép cả sinh viên đại học và sau đại học theo đuổi các công trình nghiên cứu không được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ từ giáo sư của họ. Qua đó, sự sáng tạo của sinh viên sẽ có thể đơm hoa kết trái từ rất sớm trong sự nghiệp của họ. Nhờ vậy, họ sẽ học để trở thành những nhà khoa học theo đúng mong muốn của mình”.
Theo EurekAlert
Hutchemys walkerorum tồn tại trong khoảng thời gian các loài khủng long khổng lồ đang thống trị Trái Đất, trong đó có T-rex và khủng long ba sừng Triceratops. Phát hiện này giúp các nhà khoa học có thêm nhiều thông tin quan trọng về loài rùa mai mềm, trong đó có cả những tác động tiềm tàng của sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận (diễn ra trong cùng giai đoạn) đến quá trình tiến hoá của loài.
Steven Jasinski là tác giả chính của công trình nghiên cứu này, cộng tác với cố vấn Peter Dodson đến từ Trường Thú y và Nghệ thuật & Khoa học Penn. Jasinski vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Trường Nghệ thuật & Khoa học Penn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn có Andrew Heckert và Ciara Sailar đến từ Đại học Bang Appalachian; Asher Lichtig và Spencer Lucas đến từ Bảo tàng Khoa học và Lịch sử Tự nhiên New Mexico.
Hutchemys walkerorum thuộc nhóm rùa mai mềm đặc biệt trong họ Trionychidae, có tên là plastomenines. Những con rùa này tương tự những loài rùa mai mềm còn tồn tại ngày nay, mặc dù bộ xương của plastomenine – phần xương bao phủ dạ dày và vùng bụng – được gắn kết với nhau chắc chắn hơn và thường có kích thước lớn, cũng như cứng hơn so với những loài rùa mai mềm khác.
Plastomenines tồn tại trong giai đoạn Kỷ Phấn Trắng và Kỷ Cổ Cận, khoảng 80 triệu đến 50 triệu năm trước. Hoá thạch đầu tiên của các loài thuộc chi này được ghi nhận vào Kỷ Phấn Trắng Muộn, và một loài duy nhất tồn tại cho đến Thế Thuỷ Tân, tức 50 triệu năm trước, nhưng chúng đã đạt mức đa dạng cao nhất trước và sau mốc chuyển giao giữa Kỷ Phấn Trắng và Kỷ Cổ Cận.
“Cho đến nay, chúng tôi chưa biết nhiều về những loài rùa mai mềm này”, Jasinski cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi đang dần có nhiều thông tin hơn về chi đã tuyệt chủng này và hiểu hơn về quá trình tiến hoá của chúng, bao gồm cả cách chúng đã ứng phó trước sự kiện tuyệt chủng hàng loạt”.
Mẫu hoá thạch của loài rùa mới là một chiếc mai – phần xương bao phủ lưng và thường được xem là “vỏ” của con rùa. Nó được phát hiện năm 1975 ở vùng Tây Nam North Dakota. Nhóm khảo sát đến từ trường Đại học Bang Appalachian do Frank K. McKinney và John E. Callahan dẫn đầu đã thu thập được mẫu vật này. Cùng mùa hè năm đó, họ cũng thu được mẫu vật của khủng long Triceratops. Mẫu hoá thạch của loài Hutchemys walkerorum được lưu giữ tại bang Appalachian cho đến năm 2013, khi Heckert thảo luận với Jasinski về nó, lúc này Jasinski đang học thạc sĩ tại Đại học Bang East Tennessee.
Công trình nghiên cứu cũng được thực hiện vào khoảng thời gian đó và được tiếp tục cho đến khi Jasinski đến Penn để học nghiên cứu sinh. Dựa trên kết cấu của mẫu vật, ông và các cộng sự xác định mẫu hoá thạch thuộc về một chi rùa đến từ khu vực Tây Mỹ có tên Hutchemys. Hutchemys walkerorum là một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của loài rùa này trước khi sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kết thúc Thời đại Khủng long. Nó cũng đại diện cho sự xuất hiện của chi ở cực Đông trong Kỷ Phấn Trắng.
“Với nghiên cứu này, chúng tôi hiểu hơn về những sinh vật có thể tồn tại hoặc biến mất sau thảm hoạ đã kết thúc Thời đại Khủng long”, Dodson cho biết. “Loài khủng long đại đế đã gục ngã, trong khi những con rùa rụt cổ lại sống sót”.
Phân tích phái sinh loài (so sánh loài rùa mới với những loài ba ba đã biết, hoặc các loài rùa mai mềm khác) đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quan hệ tiến hoá của nhóm loài. Các nhà khoa học phân tích Hutchemys walkerorum với các loài đã biết của trong chi Hutchemys và một một số loài rùa khác trong nhóm riêng biệt gồm các loài có nguồn gốc từ plastomenines (được đặt tên là Plastomenini). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một nhóm loài tổ tiên của họ ba ba và xếp chúng vào một phân họ mới có tên Kuhnemydinae. Kuhnemydinae gồm những mẫu hoá thạch được phát hiện tại Châu Á. Nhóm nghiên cứu đã phân tích họ ba ba Trionychidae có nguồn gốc từ Châu Á trước khi chúng di cư đến Bắc Mỹ vào khoảng Kỷ Phấn Trắng Muộn.
Cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu cũng dẫn đến sự ra đời của một phân họ mới thuộc họ Trionychidae, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Chitrainae. Nhóm này gồm các loài rùa mai mềm hiện đại, trong đó có rùa đầu dẹt và rùa mai mềm khổng lồ được tìm thấy ở Nam Á.
Tên loài walkerorum được đặt để vinh danh Greg và Susan Walker, hai nhà hảo tâm đã lập nên “Quỹ quyên trợ Greg và Susan Walker” vào năm 2006. Theo đó, sinh viên của Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường (EES) có thể đăng ký nhận hỗ trợ để thực hiện các dự án nghiên cứu khi không thể tìm được bất kỳ nguồn tài trợ nào khác ngay lập tức.
“Quỹ quyên trợ Greg và Susan Walker tài trợ cho các dự án nghiên cứu, thường có chi phí lên đến 5.000 USD, được đề xuất thông qua Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường”, giáo sư danh dự Robert Giegengack cho biết.
“Các giáo sư và cố vấn xét duyệt khoản tài trợ là những người tuyệt vời đã giúp sinh viên phát triển”, Joan Buccilli, một lãnh đạo của EES và là người hỗ trợ sinh viên tìm kiếm nguồn tài trợ, cho biết. “Tuy nhiên, tôi thực sự cảm thấy mình có một công việc tuyệt vời, được đồng hành với sinh viên và tận mắt chứng kiến sự hào hứng của chúng cùng những gì chúng đã đạt được.”
Jasinski đã được quỹ Walker Research Grant trao thưởng cho dự án này, cũng như những công trình mô tả các loài mới của khủng long, rùa, chó và các cuộc điều tra về loài khủng long cũng như các loài động vật có vú ăn thịt khác. “Nguồn hỗ trợ hào phóng của quỹ Walkers đã giúp đỡ tôi trong phần lớn thời gian nghiên cứu tại Penn và tôi cũng biết rằng quỹ đã mang đến sự sống cho nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên. Đây là một trong những lý do chính mà tôi muốn đặt tên loài mới nhằm vinh danh họ”, Jasinski cho biết.
Giáo sư danh dự Hermann Pfefferkorn cho biết “Các quỹ nghiên cứu, như quỹ do nhà Walkers thành lập, cho phép cả sinh viên đại học và sau đại học theo đuổi các công trình nghiên cứu không được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ từ giáo sư của họ. Qua đó, sự sáng tạo của sinh viên sẽ có thể đơm hoa kết trái từ rất sớm trong sự nghiệp của họ. Nhờ vậy, họ sẽ học để trở thành những nhà khoa học theo đúng mong muốn của mình”.
Theo EurekAlert