thuha19051234
Pearl
Một loại kính áp tròng thông minh và linh hoạt vừa được xác nhận có thể cảm nhận nhãn áp cũng như cung cấp nhiều loại thuốc theo yêu cầu, giúp điều trị bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân thứ hai gây mù lòa trên toàn thế giới.
Đây là loại thiết bị không dây nhỏ gọn, được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thử nghiệm trên mắt lợn và loài thỏ. Cho đến nay, nó đã cho thấy khả năng phát hiện cũng như giảm áp lực cho mắt, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp.
Bệnh tăng nhãn áp là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh về mắt, chủ yếu nhấn mạnh đến tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn truyền thông tin thị giác đến não, gây mất thị lực không thể đảo ngược và mù lòa ở hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khi các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm các loại thiết bị tiện lợi để điều trị bệnh về mắt, việc phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp và điều trị kịp thời vẫn rất quan trọng, đặc biệt là khi con người trên toàn cầu đang phải chịu những gánh nặng từ các bệnh về mắt, bao gồm cả bệnh tăng nhãn áp.
Đối với bệnh tăng nhãn áp, mặc dù nghiêm trọng nhưng đây là căn bệnh khó phát hiện vì thị lực ngoại vi là yếu tố đầu tiên xuất hiện. Các thiết bị được sử dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh chỉ cung cấp phép đo nhanh về nhãn áp, dao động theo chu kỳ hoạt động và ngủ-thức của con người.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện hệ thống theo dõi và giám sát thị lực, nhằm phát hiện dễ hơn nguy cơ giữa các thành viên gia đình của ca bệnh và hiệu quả của việc chăm sóc sau khi bắt đầu điều trị. Điều đó cũng nói lên rằng, kính áp tròng vừa khít với mắt sẽ tốt hơn trong việc cung cấp các liệu pháp điều trị các bệnh về mắt. Nhưng việc kết hợp các mạch điện và cảm biến vào kính áp tròng nhỏ, linh hoạt, cong và siêu mỏng là một thách thức kỹ thuật nghiêm trọng.
Để một thiết bị phức tạp như thế này có thể hoạt động, nó cần phải đủ nhạy để phát hiện sự thay đổi áp suất và giải phóng lượng thuốc chính xác theo yêu cầu - tất cả đều không cản trở tầm nhìn và gây kích ứng mắt. Kỹ sư điện Cheng Yang của Đại học Sun Yat-Sen và các đồng nghiệp viết trong bài báo: “Rất khó để lắp đặt một hệ thống ngộ đạo phức tạp được kết hợp bởi nhiều mô-đun trên một kính áp tròng." Nhưng may mắn là các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến bộ - ít nhất là trong việc chế tạo một ống kính nguyên mẫu có nhiều cảm biến nhúng bên trong nó để tránh kích ứng mắt có thể xảy ra và thiết kế hình bông tuyết được cắt bằng laser độc đáo.
Trường hợp nhãn áp đạt đến mức nguy cơ cao, hệ thống không dây này sẽ kích hoạt giải phóng brimonidine, chảy từ mặt dưới của thấu kính qua giác mạc vào mắt, được đẩy theo dòng điện trong một quá trình được gọi là điện di. Việc thiết kế thấu kính theo 2 lớp cho phép một cấu trúc nhỏ gọn nhưng có thể chứa nhiều mô-đun điện tử được đặt trong vùng vành của kính áp tròng, và có nghĩa rằng nó sẽ không cản tầm nhìn của người đeo. Tuy nhiên, cho đến nay, thiết bị này mới chỉ được thử nghiệm trên nhãn cầu lợn và loài thỏ, vì thế cần phải có những nghiên cứu thêm trước khi ống kính này có thể tiến tới các thử nghiệm lâm sàng ở người.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng thiết bị của họ có thể phát hiện những thay đổi trong nhãn áp, cung cấp thuốc chống tăng nhãn áp thông qua điện di và "giảm nhanh" nhãn áp như thiết kế. Trong những thử nghiệm mới, nhãn áp của thỏ vẫn duy trì ở mức thấp và không tăng trở lại như khi nhỏ thuốc nhỏ mắt chứa brimonidine, khi đối chứng với một phương pháp điều trị khác, vì thế, điều đó mang đến nhiều hứa hẹn cho việc điều trị ở người.
Hệ thống thông minh này cung cấp các phương pháp luận đầy hứa hẹn có thể được mở rộng cho các bệnh nhãn khoa khác. Hơn nữa, phương pháp chế tạo thiết bị cũng có thể tương thích với quy trình sản xuất quy mô lớn và hiệu quả về chi phí hiện đang được sử dụng để chế tạo bảng mạch máy tính. Thoạt nghe nó phức tạp, nhưng thiết bị kính áp tròng đầy thú vị này có thể được tạo ra tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta sẽ phải theo dõi chặt chẽ kết quả mà các nghiên cứu tiếp theo có được.
>>> Ứng dụng giúp ngủ ngon có ích thật hay không?
Nguồn sciencealert
Đây là loại thiết bị không dây nhỏ gọn, được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thử nghiệm trên mắt lợn và loài thỏ. Cho đến nay, nó đã cho thấy khả năng phát hiện cũng như giảm áp lực cho mắt, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp.
Bệnh tăng nhãn áp là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh về mắt, chủ yếu nhấn mạnh đến tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn truyền thông tin thị giác đến não, gây mất thị lực không thể đảo ngược và mù lòa ở hàng triệu người trên toàn thế giới.
Theo dõi mắt để phát hiện bệnh là rất quan trọng
Mục đích của các nhà nghiên cứu là phát triển một thiết bị có khả năng phát hiện những thay đổi trong nhãn áp và cung cấp thuốc điều trị khi cần thiết. Những nỗ lực gần đây để phát triển kính áp tròng thông minh để điều trị các bệnh về mắt đã tập trung vào việc cảm nhận sự thay đổi áp suất trong mắt, hoặc phân phối thuốc. Tuy nhiên không thể làm đồng thời cả hai. Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bao gồm thuốc nhỏ mắt, liệu pháp laser hoặc phẫu thuật để giảm nhãn áp.Khi các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm các loại thiết bị tiện lợi để điều trị bệnh về mắt, việc phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp và điều trị kịp thời vẫn rất quan trọng, đặc biệt là khi con người trên toàn cầu đang phải chịu những gánh nặng từ các bệnh về mắt, bao gồm cả bệnh tăng nhãn áp.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện hệ thống theo dõi và giám sát thị lực, nhằm phát hiện dễ hơn nguy cơ giữa các thành viên gia đình của ca bệnh và hiệu quả của việc chăm sóc sau khi bắt đầu điều trị. Điều đó cũng nói lên rằng, kính áp tròng vừa khít với mắt sẽ tốt hơn trong việc cung cấp các liệu pháp điều trị các bệnh về mắt. Nhưng việc kết hợp các mạch điện và cảm biến vào kính áp tròng nhỏ, linh hoạt, cong và siêu mỏng là một thách thức kỹ thuật nghiêm trọng.
Để một thiết bị phức tạp như thế này có thể hoạt động, nó cần phải đủ nhạy để phát hiện sự thay đổi áp suất và giải phóng lượng thuốc chính xác theo yêu cầu - tất cả đều không cản trở tầm nhìn và gây kích ứng mắt. Kỹ sư điện Cheng Yang của Đại học Sun Yat-Sen và các đồng nghiệp viết trong bài báo: “Rất khó để lắp đặt một hệ thống ngộ đạo phức tạp được kết hợp bởi nhiều mô-đun trên một kính áp tròng." Nhưng may mắn là các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến bộ - ít nhất là trong việc chế tạo một ống kính nguyên mẫu có nhiều cảm biến nhúng bên trong nó để tránh kích ứng mắt có thể xảy ra và thiết kế hình bông tuyết được cắt bằng laser độc đáo.
Lợi ích của kính áp tròng này là gì?
Thiết bị này được thiết kế để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, một dạng bệnh tăng nhãn áp ít phổ biến hơn có thể xảy ra với sự tích tụ đột ngột hoặc từ từ của áp suất chất lỏng bên trong mắt. Theo các nhà nghiên cứu, thấu kính 2 lớp được phủ một loại thuốc chống tăng nhãn áp gọi là brimonidine, và kẹp một lớp màng không khí siêu mỏng ở giữa. Màng không khí này được nối vào một mạch điện có thể uốn công, cảm nhận được sự thay đổi của nhãn áp khi túi khí bị nén bởi áp suất bên ngoài từ mắt người.Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng thiết bị của họ có thể phát hiện những thay đổi trong nhãn áp, cung cấp thuốc chống tăng nhãn áp thông qua điện di và "giảm nhanh" nhãn áp như thiết kế. Trong những thử nghiệm mới, nhãn áp của thỏ vẫn duy trì ở mức thấp và không tăng trở lại như khi nhỏ thuốc nhỏ mắt chứa brimonidine, khi đối chứng với một phương pháp điều trị khác, vì thế, điều đó mang đến nhiều hứa hẹn cho việc điều trị ở người.
Hệ thống thông minh này cung cấp các phương pháp luận đầy hứa hẹn có thể được mở rộng cho các bệnh nhãn khoa khác. Hơn nữa, phương pháp chế tạo thiết bị cũng có thể tương thích với quy trình sản xuất quy mô lớn và hiệu quả về chi phí hiện đang được sử dụng để chế tạo bảng mạch máy tính. Thoạt nghe nó phức tạp, nhưng thiết bị kính áp tròng đầy thú vị này có thể được tạo ra tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta sẽ phải theo dõi chặt chẽ kết quả mà các nghiên cứu tiếp theo có được.
>>> Ứng dụng giúp ngủ ngon có ích thật hay không?
Nguồn sciencealert