Rồng Komodo đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi nước biển dâng

Rồng Komodo - loài thằn lằn lớn nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Là loài đặc hữu ở một số hòn đảo của Indonesia, rồng Komodo sống ở bìa rừng hoặc thảo nguyên trống, hiếm khi nào mạo hiểm leo lên độ cao lớn hơn 700 mét so với mực nước biển. Theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng đến 30% môi trường sống của chúng trong 45 năm tới.
Bản báo cáo được công bố tại hội nghị bảo tồn thế giới IUCN ở Marseille là bản báo cáo đầu tiên dành cho rồng Komodo trong hơn 20 năm qua. Nó đã kết luận rằng: 'Cần có các hành động bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ tuyệt chủng với rồng Komodo'.
Rồng Komodo đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi nước biển dâng
Ngoài việc không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, môi trường sống của rồng Komodo ngày càng bị chia cắt bởi hoạt động của con người. Điều này khiến các quần thể của loài này kém khỏe mạnh về mặt di truyền và dễ bị tổn thương hơn. Phạm vi sống của chúng trên đảo Flores ở đông nam Indonesia được cho là đã bị thu hẹp hơn 40% kể từ năm 1970 đến năm 2000.
'Vì sức ép của con người, rừng đang dần bị chặt phá và biến mất, đồng thời thảo nguyên bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn và suy thoái. Đó là lý do vì sao môi trường sống của động vật ngày càng bị thu hẹp' - Gerardo Garcia, người phụ trách động vật có xương sống và không xương sống tại vườn thú Chester cho biết.
Người châu Âu phát hiện ra rồng Komodo vào đầu thế kỷ 20 và ngay lập tức chú ý đến sinh vật này. Chúng dài tới 3 mét và nặng hơn 150 kg, chủ yếu ăn lợn rừng, hươu, nai, trâu và dơi ăn quả sống trên các cây ngập mặn thấp. Khi tấn công con mồi, nước bọt có nọc độc của rồng Komodo làm huyết áp con mồi giảm đột ngột, ngăn chặn quá trình đông máu. Dù vậy, nhiều người cho rằng rồng Komodo là loài rất nhút nhát.
Rồng Komodo đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi nước biển dâng
Trong 138.000 loài nằm ở danh sách đỏ mà IUCN cập nhật, hơn 38.000 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Tổ chức này cũng đánh giá toàn diện các loài cá mập cũng như cá đuối và cho biết hơn 37% trong số chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng do đánh bắt quá mức, mất môi trường sống và khủng hoảng khí hậu. Cá mập và cá đuối cũng không may mắn cho lắm bởi chúng sinh sản chậm với số lượng ít.
Theo Theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top