Rùng cả mình: "tiêm" thuốc vào trong mắt để chữa bệnh

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Để điều trị một số bệnh về mắt, bạn cần phải tiêm thuốc trực tiếp vào mắt, nghĩa là dùng mũi tiêm "chọc" thẳng vào mắt, nghe như phim kinh dị nhưng đó là điều cần phải làm. Quá trình này có vẻ khủng khiếp, thậm chí còn có thể xảy ra những sai sót gây ra các chứng viêm. Chẳng hạn như đối với bệnh viêm nội nhãn - là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào lỗ mà kim đi vào. Cách điều trị này cũng có thể khiến mô mắt bị tổn thương do việc tiêm quá nhiều lần. Tệ hơn nữa, các tế bào khối u có thể trôi qua lỗ mới tạo và lan sang các khu vực khác.
Để khắc phục tất cả những vấn đề này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát triển một hệ thống mới, có khả năng tốt hơn để đưa thuốc đến mắt mà không có những biến chứng này. Kỹ thuật mới đã hoạt động tốt trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng một điều "không thể tránh khỏi" là nó vẫn liên quan đến kim châm mắt.
Tuy nhiên, cải tiến mới này trong điều trị phân phối thuốc có thể tránh được các vấn đề liên quan đến việc sử dụng kim để điều trị các bệnh nghiêm trọng về mắt. Một thuật ngữ khoa học mô tả việc tiêm thuốc vào mắt là "intravitreal injection" - tiêm nội nhãn, vì nó đưa thuốc vào thủy tinh thể (chất lỏng giống như thạch lấp đầy nhãn cầu). Kỹ thuật tiêm này được sử dụng để điều trị một số bệnh, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) và bệnh võng mạc do tiểu đường.


Rùng cả mình: tiêm thuốc vào trong mắt để chữa bệnh
Hình ảnh của thiết kế mới
Hiện nay, phương pháp điều trị là tiêm nhiều loại thuốc có tên là anti-VEGF vào trong mắt, 1 chất giống như thạch. Thay vì phải dựa vào nhiều mũi tiêm có nguy cơ gây nhiễm trùng trong các lần điều trị, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một vi sợi siêu mỏng thực sự nằm trong mắt và cuối cùng phân hủy sinh học. Vi kim Microneedle có một 'nút' hydrogel để bịt kín lỗ đã tạo và dần dần giải phóng thuốc được phủ trong khi ở bên trong vùng mắt.
Hệ thống mới này đã được các nhà khoa học Hàn Quốc thử nghiệm theo một số cách. Đầu tiên, nhóm đã tiêm microneedles vào mắt lợn đã cắt tiết, cho thấy lỗ đã được bịt lại sau khi tiêm, và thuốc (trong trường hợp này là thuốc nhuộm màu tím) lan qua mắt như dự đoán ban đầu. Tiến thêm một bước nữa là đưa microneedle vào lợn sống. Kết quả cho thấy vết rò rỉ hoặc viêm nhiễm tại chỗ và 7 ngày sau, đầu kim vẫn được gắn chặt vào vị trí. Nhóm nói rằng đáng chú ý là tín hiệu huỳnh quang của thuốc mẫu rhodamine B rõ ràng ngay cả trong các mô võng mạc sâu hơn, biểu mô sắc tố võng mạc ở vị trí xa nhất từ đầu microneedle tự cắm.
Những dữ liệu thử nghiệm này chỉ ra rằng thuốc mẫu của microneedle tự cắm đã được phân tán thành công qua thủy tinh thể và võng mạc. Vẫn còn một chặng đường dài trước khi tiêm microneedle tự cắm đối với những người bị bệnh về mắt trên diện rộng. Ngoài ra, thiết kế này còn cần các nghiên cứu lâu hơn trên các mô hình động vật để đảm bảo an toàn và cuối cùng trải qua các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận xem nó có an toàn ở người hay không. Hiện tại có thể thấy đây là một một phát hiện thú vị và cung cấp một giải pháp "ít khủng khiếp" cho những người đang phải trải qua những ngày tháng tồi tệ của việc tiêm thuốc vào mắt.


>>> Lợi ích men vi sinh với nam giới.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top