So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ "tuổi" không?

Vào tháng 6/2022, Trung Quốc đã công bố tàu sân bay thứ ba và cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất của mình. Con tàu được đóng trong nước với tên gọi “Phúc Kiến” (Fujian) này đã biến Trung Quốc trở thành cường quốc hải quân thứ 4 thế giới xét về số lượng tàu sân bay hiện có.
Nhưng số lượng không đồng nghĩa với chất lượng.
Mỹ, cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, sở hữu nhiều tàu sân bay hơn hẳn. Chưa kể, một vài trong số đó là những mẫu tàu sân bay tiên tiến và đắt đỏ bậc nhất tính đến thời điểm này.
Vậy có lẽ bạn đang thắc mắc, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ ra sao khi đứng cạnh các đối thủ từ Mỹ?
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?
Ảnh chụp tại lễ khánh thành tàu sân bay "Phúc Kiến"

Tàu sân bay “Phúc Kiến” trông ra sao?

Mẫu tàu sân bay Kiểu 003 mang tên “Phúc Kiến” là tàu sân bay Trung Quốc đang được phát triển dành cho Quân đội Nhân dân (PLAN) nước này. Được đặt tên theo tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, khi hoàn tất, nó sẽ là tàu sân bay thứ ba và là mẫu tiên tiến nhất mà PLAN sở hữu từ trước đến nay.
“Phúc Kiến” được chính thức công bố vào ngày 17/6/2022, và là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế hoàn toàn ở trong nước, với hệ thống phóng Catapult Assisted Take-Off Barrier Arrested Recovery (CATOBAR, tức là máy bay sẽ cất cánh bằng máy phóng nhưng hạ cánh bằng dây hãm) và máy phóng điện từ tích hợp.
Nghe có vẻ rất thú vị, nhưng cụ thể thì sao?
Theo những thông tin đã biết, Kiểu 003 là loại tàu sân bay sử dụng kết hợp máy phóng điện từ và tuốc-bin hơi nước, trái với hệ thống ski-jump (đường cất cánh kiểu nhảy cầu) sử dụng bởi các mẫu tàu sân bay Trung Quốc trước đó để triển khai máy bay - đây là một ưu điểm lớn, giúp “Phúc Kiến” cạnh tranh ngang ngửa với các đối thủ từ NATO.
Về phương thức di chuyển, rất ít thông tin được tiết lộ, nhưng nhiều nguồn khẳng định “Phúc Kiến” vận hành bằng “động cơ phản lực điện tích hợp”. Về kích thước, tàu sân bay này có trọng lượng nước rẽ hơn 80.000 tấn, nằm giữa tàu sân bay Soviet “Ulyanovsk” (85.000 tấn) và siêu tàu sân bay 100.000 tấn của Hải quân Mỹ.
Chiều dài của “Phúc Kiến” là khoảng 300 mét (số liệu chính thức chưa có), tức nhỏ hơn một chút so với các tàu lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ, nếu chính xác. Ước tính chiều dài boong sàn bay của tàu là 250 mét.
Khi hoàn thành, “Phúc Kiến” sẽ là “tàu sân bay tiên tiến nhất và lớn nhất từng được sản xuất ngoài nước Mỹ”.
Nhưng tàu sân bay sẽ vô dụng nếu không có máy bay. Các chuyên gia tin rằng tàu sân bay này sẽ sở hữu đội hình máy bay ưu việt hơn so với các tàu khác của PLAN. Nhiều khả năng trong số đó có mẫu chiến đấu cơ “Thẩm Dương” J-15 của Trung Quốc.
Còn được biết đến với tên gọi “Cá mập bay”, J-15 là chiến đấu cơ đa dụng thế hệ 4 chuyên cất cánh từ tàu sân bay, sử dụng động cơ phản lực kép, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (SAC) và Viện 601 thiết kế riêng cho binh chủng Không quân Hải quân thuộc Quân đội Nhân dân Trung Hoa.
Có thông tin cho rằng, J-15 có nhiều nét tương đồng với chiến đấu cơ Su-33 của Nga, và được trang bị hệ thống điện tử hàng không “Thẩm Dương” J-11B cũng như công nghệ nội địa Trung Quốc.
Có bao nhiêu J-15 trên tàu sân bay “Phúc Kiến” thì vẫn chưa rõ nhưng theo Kyle Mizokami, chuyên gia phân tích quốc phòng, tàu sân bay mới của PLAN có khả năng sở hữu đội bay gồm 40 chiến đấu cơ. Nó cũng sẽ được trang bị các máy bay vận tải cánh quạt và máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C). Thông tin này càng được củng cố sau khi PLAN cho thực hiện các chuyến bay thử đối với mẫu máy bay AEW&C chuyên cất cánh từ tàu sân bay KJ-600 vào năm 2020.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc
Nhiều tờ báo Trung Quốc, bao gồm Xinhua và báo quân đội Trung Quốc, từng thảo luận về việc thay thế mẫu máy bay trên vào tháng 2/2018, khẳng định rằng KJ-600 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 hoặc 4,5. Chính vì vậy, J-15 nhiều khả năng sẽ đóng vai trò chiến đấu cơ tạm thời cho “Phúc Kiến” cho đến khi thế hệ 5 ra mắt, có thể dựa trên các mẫu “Thành Đô” J-20 hoặc “Thẩm Dương” FC-31.

Tàu sân bay “Phúc Kiến” có sử dụng lò phản ứng hạt nhân không?

Câu trả lời ngắn gọn là không.
Hệ thống đẩy và máy phát điện của nó hiện chưa rõ, nhưng hầu hết các nhà phân tích tin rằng “Phúc Kiến” sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, hoặc một phiên bản động cơ điện nào đó. Tuy nhiên, mẫu tàu sân bay tiếp theo sau “Phúc Kiến” có lẽ sẽ sử dụng lò phản ứng hạt nhân.
Theo một bản tin trên trang Thời báo Hoa Đông Buổi sáng (SCMP), các nhà phân tích dự báo Trung Quốc sẽ xây dựng một tàu chiến sử dụng lò phản ứng hạt nhân khác sau thành công của “Phúc Kiến”. Hiện chỉ có Mỹ và Pháp đang sở hữu các tàu sân bay dùng nhiên liệu hạt nhân; trong đó Mỹ sử dụng lớp Nimitz và Ford, còn Pháp sử dụng Charles de Gaulle.
Cũng theo bản tin trên, Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) có thể đã bắt đầu phát triển công nghệ cần thiết để biến điều đó thành hiện thực. Tuy nhiên, thông tin này lại trái với sự thật rằng các xưởng đóng tàu lớn tại Trung Quốc vẫn chưa được cấp phép để nghiên cứu năng lượng hạt nhân.
Dẫu vậy, nếu Trung Quốc muốn cạnh tranh với Hải quân Mỹ, tàu chiến hạt nhân hiển nhiên phải là ưu tiên hàng đầu của họ.
Suy cho cùng, với các tuần dương hạm Kiểu 055 và tàu ngầm thế hệ mới, các tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc sẽ có khả năng trở thành một thế lực đáng gờm trên hải phận quốc tế. Nhưng với những khó khăn trong khâu phát triển, chúng cũng không phải là lựa chọn tốt nhất.
Theo một số phân tích, các tàu sân bay truyền thống tiêu tốn ít chi phí phát triển hơn và đòi hỏi bảo dưỡng ít hơn so với các tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, tàu sân bay hạt nhân lại phù hợp hơn để trang bị các máy phóng máy bay như “Phúc Kiến”, bởi các lò phản ứng hạt nhân có thể cung cấp nguồn năng lượng và tầm phóng gần như vô hạn.
Nhưng, có những lý do khác khiến tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc có thể được trang bị lò phản ứng hạt nhân. Ví dụ, nhà phân tích an ninh Malcolm Davis của Viện Chính sách Chiến lược Australia đưa ra hai lý do chính:
Đầu tiên, Davis chỉ ra rằng tham vọng của Trung Quốc nhằm sở hữu lực lượng hải quân đẳng cấp thế giới với khả năng tấn công tầm xa để giảm nhu cầu thiết lập căn cứ lưu động và sự cần thiết đối với các tàu tiếp tế. Một tàu sân bay hạt nhân đáp ứng tốt các mục tiêu này. Thứ hai, theo Davis, tàu sân bay hạt nhân là một “tài sản” cao cấp, nếu sở hữu sẽ giúp Trung Quốc tăng cường uy tín trên trường quốc tế, góp phần củng cố vị thế siêu cường của quốc gia này.
Các chuyên gia khác cũng tán đồng với Davis về vấn đề này.
Brad Martin, nhà nghiên cứu chính sách tại Viện RAND, đồng ý rằng tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ sử dụng lò phản ứng hạt nhân. Ông chỉ ra rằng công nghệ EMALS trong “Phúc Kiến” đòi hỏi rất nhiều năng lượng, không thể đáp ứng được nếu sử dụng các hệ thống cung cấp năng lượng truyền thống.
Martin nói thêm rằng một tàu sân bay hạt nhân có vẻ là bước đi hợp lý, xét việc Trung Quốc từng triển khai các tàu ngầm hạt nhân trước đó rồi.
Điều này cũng phù hợp với các kế hoạch lâu dài của Trung Quốc. Ví dụ, “Con đường Tơ lụa Hàng hải” của Trung Quốc, một mạng lưới các cảng biển được thuê hoặc đầu tư xây dựng trải dọc từ châu Âu sang châu Á, phản ánh tham vọng của họ trên toàn cầu. Khả năng tấn công tầm xa có thể rất cần thiết nếu muốn bảo vệ hệ thống này, vốn đóng vai trò tuyến đường giao thương hàng hải của Trung Quốc, và các tàu ngầm hạt nhân đáp ứng được các tiêu chí đề ra.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ

Tàu sân bay mới nhất của Mỹ thì sao?

Tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ, USS Gerald R. Ford (CVN 78) là một con tàu hết sức ấn tượng, đứng đầu trong lớp của nó, và được đưa vào hoạt động từ năm 2017. Lớp Gerald R. Ford được đánh giá là tài sản quý giá của quốc gia nhằm đối mặt với các cuộc khủng hoảng và là lực lượng tấn công sớm quan trọng trong một chiến dịch quân sự của Mỹ.
USS Gerald R. Ford, còn được biết đến với tên gọi “Carrier, Volplane, Nuclear 78” (CVN 78), là mẫu tàu sân bay mới nhất và tiên tiến nhất về mặt công nghệ từng được sản xuất cho Hải quân Mỹ. Nó được đặt tên nhằm vinh danh vị Tổng thống thứ 38 của Mỹ, Gerald R. Ford, người từng tham gia Hải quân trong Thế chiến II và có mặt trên tàu sân bay USS Monterey ở Mặt trận Thái Bình Dương.
Các chức năng chính như đánh chặn, kiểm soát biển, phóng vũ khí, bảo vệ hàng hải, và hỗ trợ cứu hộ cứu nạn đều sẽ được cung cấp bởi các tàu sân bay khác và các nhóm tàu chiến thuộc lớp Gerald R. Ford. Mỹ khẳng định lớp tàu này sẽ “cải thiện khả năng tham chiến, tăng cường tiêu chuẩn sinh hoạt của các thủy thủ, và giảm tổng chi phí sử dụng tàu”
So với lớp Nimitz trước đó, lớp Ford được xây dựng để vận hành với số thủy thủ đoàn ít hơn khoảng 600 người. Những công nghệ mới cùng các yếu tố thiết kế tàu cũng góp phần làm giảm bớt lượng công việc liên quan quan sát và bảo dưỡng của thủy thủ đoàn.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có tổng chiều dài 333 mét, sườn ngang sàn tàu cách mặt nước 41 mét, boong sàn bay rộng 78 mét, cao gần 76 mét với 25 boong. Nói ngắn gọn, đây là một con tàu khổng lồ.
Về khả năng chiến đấu, mỗi tàu thuộc lớp này sẽ vận chuyển được nhiều phi đội máy bay tiên tiến bậc nhất thế giới. Số liệu chính thức cho thấy mỗi tàu có thể chở hơn 75 máy bay, nhưng một số nguồn cho biết con số này nhiều khả năng lên đến 90. Trong đó, có thể kể đến Boeing F/A-18E/F “Siêu ong bắp cày”, biến thể chiến trường điện tử của F-18, EA-18G “Growler”, các máy bay hỗ trợ khác như Grumman C-2 Greyhound, Northrop Grumman E-2 Hawk, trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk, và nhiều phương tiện chiến đấu trên không không người lái khác.
Tàu USS Gerald R. Ford cũng sẽ được trang bị một trong số những máy bay tiên tiến bậc nhất nước Mỹ, bao gồm Lockheed Martin F-35C Lightning II.
Quá ấn tượng, nhưng điều quan trọng là tàu sân bay này có thể tự vệ kể cả khi không có các máy bay bên cạnh. Vỏ tàu được lắp đặt các loại vũ khí phòng thủ chuyên dụng tiên tiến, tạo nên lớp lá chắn đáng gờm trước những mối đe dọa trên biển. Các vũ khí này bao gồm: đại bác Vulcan 20mm từ Hệ thống Vũ khí Cận chiến Phalanx (CIWS), các dàn phóng tên lửa đất đối không Evolved Sea Sparrow RIM-162, RIM-116, và súng trường cỡ nòng M2.50 (12.7mm). Trong đó, hệ thống Phalanx có thể tự động nhận diện, xác định, và tiêu diệt hàng loạt mối đe dọa trên không, bao gồm tên lửa, các vật thể bay, và các phương tiện bay không người lái.
USS Gerald R. Ford còn được trang bị radar đa chức năng AN/SPY-3 X Band và radar tìm kiếm âm lượng AN/SPY-4 S-Band để phát hiện các mối đe dọa cũng như đánh giá các tàu địch xung quanh tàu sân bay. Nó cũng sở hữu radar băng tần kép (DBR), vốn được thiết kế cho các khu trục hạm thuộc lớp Zumwalt.
Lớp Gerald R. Ford sẽ là phương tiện chủ chốt nhằm ứng phó khủng hoảng và thực hiện các đợt đánh phủ đầu trong một chiến dịch quan trọng.
Các quan chức Hải quân Mỹ nói rằng mỗi tàu trong lớp Gerald Ford sẽ giúp tiết kiệm hơn 4 tỷ USD tổng chi phí sở hữu trong quá trình phục vụ kéo dài 50 năm của chúng, so với các tàu lớp Nimitz.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?
Nhờ những cải tiến trong thiết kế, không đoàn của tàu USS Gerald Ford có thể vận hành với số thủy thủ đoàn ít hơn 400 người so với trước. Bên cạnh đó, đây cũng là tàu sân bay đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng hệ thống điện tử, tức không có các hệ thống ống dẫn hơi nước nữa, nhờ đó giảm được chi phí bảo trì và giảm thiểu được nguy cơ bị gỉ sét.
Hai lò phản ứng hạt nhân cải tiến A1B, Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS), Hệ thống máy nâng vũ khí tiên tiến, Hệ thống hãm tiên tiến (AAG), và Radar băng tần kép - tất cả đều được trang bị cho tàu này. Những giải pháp vừa nêu sẽ tăng cường khả năng của tàu trong khi giảm bớt được lượng nhân lực cần thiết.
Tuy nhiên, những vấn đề kỹ thuật với các hệ thống máy móc mới đã làm chậm trễ quá trình phát triển của tàu. Hệ thống phát điện và cấu hình của con tàu còn được làm để có thể tương thích các công nghệ mới trong tương lai, như các vũ khí năng lượng trực tiếp, khi chúng phù hợp để trang bị cho tàu trong quãng thời gian hoạt động 50 năm trời theo dự kiến.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?

Tàu sân bay mới của Trung Quốc so sánh thế nào với tàu sân bay của Mỹ?

Nói ngắn gọn là… không khả quan lắm.
Hãy nhớ rằng, chúng ta chỉ có được một số thông tin khá tổng quát về tàu sân bay của Mỹ, do đó việc so sánh trực tiếp và chính xác là điều bất khả thi.
Tuy nhiên có thể đưa ra đánh giá dựa trên những gì đã biết từ trước đến nay.

1. Mỹ có nhiều kinh nghiệm xây dựng tàu sân bay hơn

Đầu tiên là năng lực cạnh tranh trong việc thiết kế, xây dựng và triển khai tàu sân bay. Các tàu sân bay từ nhiều thập kỷ qua đã là trung tâm trong chiến lược Hải quân của Mỹ. Chính vì vậy, họ nắm trong tay một số tàu sân bay tiên tiến và mạnh mẽ nhất trên hành tinh.
Khi so sánh tàu Mỹ với tàu mới nhất của Trung Quốc, rõ ràng Trung Quốc còn lâu mới cạnh tranh được với các siêu tàu sân bay của Mỹ, chứ chưa nói đến chuyện vượt mặt chúng.
Tàu sân bay của Trung Quốc cũng có kích thước nhỏ bé hơn.
Dù điều đó không đồng nghĩa yếu kém hơn, nó cũng giới hạn số lượng trang bị mà các tàu này có thể mang theo, bao gồm máy bay, đạn dược, và hàng loạt thiết bị khác cần để vận hành mọi thứ trên tàu.
Trừ khi tàu sân bay Trung Quốc được tích hợp khả năng tự hành ở một mức độ chưa rõ nào đó, giúp nó tiết kiệm được không gian - mà rõ ràng là rất ít có khả năng xảy ra, xét việc Trung Quốc thiếu hụt nhiều trang thiết bị tinh vi khác.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?

2. Tàu sân bay Mỹ có lò phản ứng hạt nhân, tàu Trung Quốc thì không

Sự khác biệt tiếp theo là các tàu sân bay đã có và sắp có của Trung Quốc đều dùng năng lượng truyền thống. Vì vậy chúng bị hạn chế về tầm hoạt động và tốc độ di chuyển, nhưng cũng cho thấy năng lực công nghệ của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc.
Thiết kế, xây dựng, lắp đặt, và bảo trì các lò phản ứng hạt nhân trên tàu không phải là điều dễ dàng, và quy trình này đi kèm với một loạt những công nghệ tiên tiến khác buộc phải lắp trên tàu. Năng lượng hạt nhân mang lại những lợi ích to lớn cho tàu sân bay, hoàn toàn xứng đáng với khoản đầu tư khổng lồ phải bỏ ra.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vai trò của những tàu sân bay Trung Quốc dường như thiên về hoạt động trong vùng biển nội địa, hơn là hoạt động ở xa trong những quãng thời gian dài như tàu sân bay Mỹ.

3. Tàu sân bay Mỹ sở hữu đội hình chiến đấu cơ mạnh mẽ hơn và hệ thống phòng thủ gần tinh vi hơn

Sự khác biệt tiếp theo là chất lượng máy bay trên từng tàu sân bay.
Tàu sân bay Mỹ hiện sở hữu một vài trong số những máy bay phản lực tiên tiến nhất thế giới. Với việc bổ sung thêm mẫu “Lightning II”, tàu sân bay Mỹ chắc chắn có đội bay mạnh mẽ hơn, ít nhất là về mặt lý thuyết.
Giống nhiều phương tiện quân sự khác của Trung Quốc, thông tin chi tiết được công bố là khá ít. Tuy nhiên, dựa trên những gì mà Trung Quốc đã có từ trước đến nay, có thể nói nhiều chuyên gia không thấy ấn tượng lắm.
J-15 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4, ngang ngửa với các chiến đấu cơ cũ của Mỹ như F-18 Hornet hay F-16 Fighting Falcon. Dẫu vậy, chúng vẫn quá cũ để đe dọa F-35 thế hệ 5.
J-15 được phát triển dựa trên cùng khung sườn của các chiến đấu cơ Soviet như Sukhoi Su-33. Các kỹ sư Trung Quốc có lẽ đã sử dụng kỹ nghệ đảo ngược đối với mẫu chiến đấu cơ Su-33 chuyên dùng cho tàu sân bay sau khi không thể mua được nó từ Nga. Kết quả là họ thu được một sản phẩm với khá nhiều vấn đề.
Dù nguyên mẫu J-15 sở hữu bộ khung cứng cáp, nó không có động cơ của Su-33. Trung Quốc, vốn nổi tiếng vì…không chế tạo được các động cơ phản lực hiệu quả, buộc phải sử dụng các động cơ nội địa vốn yếu kém hơn.
Nhiều vụ tai nạn, một số khá nghiêm trọng, đã xảy ra do động cơ không đáp ứng nổi bản thân máy bay và nhiều vấn đề cơ khí khác, đến mức có thời điểm toàn bộ dòng J-15 đã bị tạm ngừng bay trong suốt 3 tháng trời.
Với những thông tin hạn chế về hệ thống STOBAR, J-15 còn nắm giữ một đặc điểm không mấy đáng tự hào, là chiến đấu cơ nặng nhất từng được triển khai trên tàu sân bay. J-15 nặng hơn 17,2 tấn, hơn F/A-18E/F Super Hornet đến gần 2,72 tấn và F-35C đến 1,8 tấn.
Cũng như các tàu sân bay lớp Ford, các tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc sẽ được trang bị loạt chiến đấu cơ “Thành Đô” J-20 thế hệ 5. Một lần nữa, thông tin về J-20 là khá ít ỏi, nên chúng ta chưa biết liệu nó có ngang ngửa các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ hay không.
Các tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc cũng có khác biệt đáng kể về khả năng tự vệ mà không có chiến đấu cơ. USS Gerald R. Ford và thậm chí là các tàu lớp Nimitz cũ có hàng loạt vũ khí phòng không và chống tên lửa ấn tượng.
Thông tin về hệ thống phòng thủ trên tàu sân bay của Trung Quốc là rất ít. Tuy nhiên, dường như chúng sẽ bao gồm các đại bác Gatling và tên lửa do chính nước này sản xuất.
Xét thiết kế lỗi thời của một số thành phần khác trên tàu, các hệ thống nói trên nhiều khả năng không hiệu quả bằng phiên bản Mỹ.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?

4. Mỹ có nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay hơn

Sự khác biệt đáng kể tiếp theo là điều khá khó để đánh giá: kinh nghiệm vận hành.
Mỹ đã sử dụng tàu sân bay trên nhiều chiến trường khắp thế giới trong gần một thế kỷ. Họ từng nhiều lần thành công cũng như thất bại, nhưng đã thu được rất nhiều kinh nghiệm và cụ thể hóa chúng bằng những thay đổi trong thiết kế tàu sân bay cũng như nguyên lý vận hành tàu.
Đội ngũ chỉ huy và thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Mỹ đều nằm trong nhóm giỏi nhất thế giới, nhiều người đã có kinh nghiệm thực chiến. Từ Thế chiến II đến các xung đột gần đây như ở Syria, tàu sân bay Mỹ sở hữu kinh nghiệm chiến đấu tính bằng thập kỷ.
Ngược lại, tàu sân bay Trung Quốc học hỏi khá nhiều từ nguyên lý chiến đấu của Mỹ, thiếu kinh nghiệm thực chiến. Dù đây không nhất thiết là yếu tố quyết định thành bại, suy cho cùng thì các tàu sân bay của Nhật Bản đã hoạt động khá tốt trong Thế chiến II, nhưng thủy thủ đoàn thiếu kinh nghiệm có thể là một rào cản lớn.
Thời gian phản ứng của thủy thủ đoàn, khả năng ưu tiên các hành động giữa chiến trận, và kinh nghiệm đối phó với thiệt hại có thể là yếu tố sống còn đối với một con tàu cũng như thủy thủ đoàn. Các tàu Mỹ và thủy thủ của chúng đều biết rõ điều này và cực kỳ giàu kinh nghiệm trong chiến đấu.
Còn Trung Quốc thì sao? Bạn có lẽ cũng biết rồi đấy.
Chất lượng và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo tàu sân bay Mỹ cũng đã được rèn dũa bởi hàng thập kỷ trên chiến trường. Chúng ta khó mà nói được điều tương tự với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc.

5. Số lượng tàu sân bay Trung Quốc thua xa Mỹ

Việc Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay đang hoạt động là một khuyết điểm lớn đối với họ. Nếu phải chiến đấu, hạm đội tàu sân bay với số lượng áp đảo của Mỹ có thể phủ đầu hạm đội Trung Quốc trong một thời gian ngắn.
Về lý thuyết, Mỹ có dư tàu sân bay để “thí chốt” và có thể chấp nhận thiệt hại để tiếp tục chiến đấu. Mỗi tàu sân bay của Trung Quốc đều là tài sản quý giá hơn nhiều, do đó họ có lẽ không muốn để chúng chiến đấu quá nhiều để tránh rủi ro quá mức chấp nhận được.
Tất nhiên, tàu sân bay của Mỹ cũng không hề rẻ, nhưng nước này có thể bất chấp hơn một chút!
Nếu một cuộc xung đột trực tiếp xảy ra, giống như với Hải quân Đức quốc xã trong Thế chiến II, Trung Quốc có thể sẽ cho tàu sân bay tập trung gần bờ biển và không bao giờ triển khai chúng ở cự ly xa. Chiến thuật này sẽ xóa bỏ lợi thế chiến lược của tàu sân bay và khiến chúng trở thành miếng mồi ngon của các cuộc khong kích.
Tuy nhiên, kế hoạch của Trung Quốc đối với các tàu sân bay có lẽ phù hợp với vai trò của chúng. Chúng không được thiết kế để hoạt động quá xa so với đất liền và có thể chấp nhận đánh đổi để được bảo vệ bởi không quân từ đất liền.
Mặt khác, tàu sân bay Mỹ được thiết kế để thể hiện sức mạnh của Mỹ trên vùng biển quốc tế. Do đó, chúng cần có khả năng tự vệ bất kỳ lúc nào, với hỏa lực mạnh nhất có thể. Đội hình phòng thủ của tàu sân bay Mỹ bao gồm cả các tàu hỗ trợ tạo thành một nhóm tàu sân bay mà bạn có thể thấy trong video bên dưới.
So đọ tàu sân bay mới của Mỹ và Trung Quốc: có đủ tuổi không?

6. Số lượng và loại máy phóng máy bay là cực kỳ quan trọng

Tàu sân bay Mỹ thường dùng máy phóng hơi nước hoặc máy phóng kiểu nhảy cầu để đưa máy bay lên không. Hai hệ thống này có ưu và nhược riêng, nhưng tàu sân bay lớp Ford có một thứ mới hơn: EMALS CATOBAR.
So với máy phóng hơi nước, EMALS sử dụng điện từ để tăng tốc máy bay lên tốc độ cần thiết trước khi cất cánh. Phương pháp này hiệu quả hơn và gây ít áp lực lên khung máy bay hơn, từ đó cải thiện được vòng đời của máy bay.
“Phúc Kiến” cũng sử dụng CATOBAR. Tuy nhiên chưa rõ đây có phải thông tin chính xác hay không.
Lớp Ford còn có 4 máy phóng EMALS so với tổng cộng 3 máy phóng cùng loại trên “Phúc Kiến”. Nếu đúng, thì điều này có nghĩa lớp Ford có ưu thế đáng kể trong việc phóng máy bay.
Và đó là yếu tố then chốt mang lại chiến thắng trên chiến trường, bởi sức mạnh chính của một tàu sân bay hiển nhiên là đội bay của nó. Phe nào đưa được nhiều máy bay lên trời hơn trong khoảng thời gian ít hơn sẽ có cơ hội chiến thắng rất cao trong thực chiến.
Điều này đã nhiều lần được chứng minh, đặc biệt trong các cuộc xung đột trước đây, như trận Midway.
Dù so sánh tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc là điều rất nhiều người quan tâm, nhưng dường như đó là việc khó thực hiện được do một số lý do. Đầu tiên là cả hai nước đều giấu kín những thông tin trọng yếu về các phương tiện hải quân của họ, do đó chúng ta không hoàn toàn chắc chắn mỗi tàu sân bay có thể thực sự làm được gì.
Tiếp theo và quan trọng nhất là chúng chỉ giống nhau ở vài điểm mà ai cũng có thể quan sát được, còn bên trong thì lại khá khác biệt.
Vì lý do này, thoạt nhìn bạn sẽ cho rằng tàu sân bay Mỹ mạnh mẽ hơn khi hoạt động độc lập so với tàu sân bay Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến khi và trừ khi (hi vọng là không!) hai bên thực sự đụng độ, chúng ta sẽ không bao giờ biết phương tiện của ai tốt hơn. Đặc biệt trong tình hình cả hai đều đang phát triển nhiều mẫu drone và vũ khí siêu âm.
Giả sử những công nghệ mới đó có thể vây ráp và tiêu diệt các tàu sân bay trong thời gian ngắn. Nếu vậy, chúng ta có lẽ đang đứng trước viễn cảnh tàu sân chỉ là một món vũ khí khác đang dần lỗi thời trong lịch sử quân sự.
Giống như những gì tàu sân bay từng làm với tàu chiến nhiều năm về trước!
Tham khảo: InterestingEngineering
>> Tại sao các nhóm tác chiến tàu sân bay lại sử dụng khu trục hạm để phòng không?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top