Kể từ khi Steve Jobs từ chức và rời bỏ Apple vào năm 1985, kết quả kinh doanh của Nhà Táo đã chẳng mấy tốt lành, thậm chí là đứng trước bờ vực phá sản.
Sau sự ra đi của Steve Jobs, Apple phần lớn được ghi nhận với việc tạo ra thị trường chế bản điện tử (desktop publishing) nhờ sự kết hợp giữa máy tính Macintosh cùng với máy in để bàn LaserWriter và PageMaker (nay được gọi là Adobe Systems). Tuy nhiên, hi vọng duy trì tỉ suất lợi nhuận 55% của Apple đã sụp đổ sau sự ra đời của các sản phẩm “ăn theo” từ IBM khi những chiếc máy tính PC bắt đầu cung cấp chức năng tương tự với mức giá thấp hơn nhiều.
Như số phận đã định, Apple đã mua lại công ty công nghệ NeXT của Jobs vào năm 1996. Điều này đánh dấu sự trở lại của Steve Jobs với công ty mà ông đồng sáng lập gần 20 năm trước đó. Việc mua lại NeXT cho phép Steve Jobs bước lên vai trò CEO tạm quyền vào cuối năm 1997 và mục tiêu trọng tâm chính là mang lại lợi nhuận cho Apple.
Với việc Microsoft hiện đang thống trị thị phần khi đó, những quyết định của Steve Jobs đã giúp Apple vươn lên từ mức lỗ 1,04 tỉ USD trong năm 1997 chuyển sang lãi 309 triệu USD chỉ một năm sau đó và cuối cùng là cứu sống công ty, đưa Apple trở thành thương hiệu công nghệ giá trị nhất thế giới.
Theo cuốn tiểu sử của Walter Isaacson về Steve Jobs, ngay sau khi được bổ nhiệm làm CEO tạm quyền, ông đã ra lệnh cho Apple hủy bỏ 70% dòng sản phẩm dư thừa của công ty và khôi phục Apple trở lại đặc tính cốt lõi của mình là cung cấp máy tính cá nhân. Kể từ thời điểm này, kế hoạch của Steve Jobs là để Apple sản xuất tổng cộng 4 dòng sản phấm: 2 máy tính để bàn và 2 thiết bị di động. Cuối cùng, máy tính và thiết bị di động là cùng một sản phẩm, với một loại được bán trên thị trường dành cho các chuyên gia và loại còn lại dành cho người tiêu dùng.
Sản phẩm cho người tiêu dùng lại chứng sự kiến sự ra mắt của thương hiệu “i” mang tính biểu tượng, một động thái mà Steve Jobs đã tuyên bố rằng nó sẽ phản ảnh sự tích hợp với internet của thiết bị. Chỉ một tháng sau, Apple nhận được dòng tiền 150 triệu USD từ đối thủ lâu đời Microsoft, qua đó chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh kéo dài giữa 2 gã khổng lồ công nghệ. Mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi đã củng cố cam kết của Microsoft trong việc tiếp tục phát triển phần mềm cho máy tính Macintosh, mở ra cánh cửa cho Apple trở lại cuộc chơi. Nhưng quyết định cắt giảm sự cồng kềnh của công ty không chỉ giới hạn đối với dòng sản phẩm mở rộng từ Apple.
Trong vụ kiện cửa hàng ứng dụng của Apple từ phía Epic, Tim Cook tiết lộ rằng Steve Jobs cũng đã cắt giảm nhiều báo cáo kết quả kinh doanh (P&L) của công ty. Khi giải thích về việc theo dõi chính xác lợi nhuận của Apple App Store, Tim Cook tiết lộ rằng công ty không theo dõi mọi chi phí theo cách truyền thống và đó là ý tưởng mà Steve Jobs đã thực hiện từ năm 1997.
Vào thời điểm đó, mọi bộ phận kinh doanh tại Apple đều có một báo cáo kết quả kinh doanh (P&L) riêng của mình, thường xuyên gây ra các cuộc chiến giữa những bộ phận khi công ty phải xác định nơi cần phân bổ chi phí. Với việc mỗi người quản lý chỉ quan tâm đến việc các đơn vị tương ứng của họ tạo ra lợi nhuận, bất luận tình hình tổng thể của công ty, Steve Jobs đã thực hiện một động thái lịch sử là loại bỏ mọi quản lý, bên cạnh việc tạo ra một báo cáo kết quả kinh doanh cho toàn bộ công ty.
Trong một bài báo giải thích động thái này, Harvard Business Review đã lý giải cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất của Apple đã bị cắt giảm như thế nào nếu những mục tiêu lợi nhuận và chi phí ngắn hạn là tiêu chí để đánh giá sự thành công của công ty. Điều này cho phép những người đứng đầu tại Apple tập trung vào những gì tốt nhất cho sản phẩm, nhưng quan trọng hơn vẫn là người tiêu dùng.
Với việc cung cấp sản phẩm được sắp xếp hợp lý và chuyển từ phân tán từng đơn vị kinh doanh sang tập trung toàn bộ vào công ty, Steve Jobs đã bắt đầu đặt nền móng để Apple mở rộng dòng sản phẩm của mình trong những năm sau đó. Đó chính là nền tảng giúp Apple vươn lên trở thành công ty trị giá 2 nghìn tỉ USD như hôm nay.
Nguồn: Slash Gear
Như số phận đã định, Apple đã mua lại công ty công nghệ NeXT của Jobs vào năm 1996. Điều này đánh dấu sự trở lại của Steve Jobs với công ty mà ông đồng sáng lập gần 20 năm trước đó. Việc mua lại NeXT cho phép Steve Jobs bước lên vai trò CEO tạm quyền vào cuối năm 1997 và mục tiêu trọng tâm chính là mang lại lợi nhuận cho Apple.
Với việc Microsoft hiện đang thống trị thị phần khi đó, những quyết định của Steve Jobs đã giúp Apple vươn lên từ mức lỗ 1,04 tỉ USD trong năm 1997 chuyển sang lãi 309 triệu USD chỉ một năm sau đó và cuối cùng là cứu sống công ty, đưa Apple trở thành thương hiệu công nghệ giá trị nhất thế giới.
Hợp lý hóa dòng sản phẩm đã bão hòa
Sản phẩm cho người tiêu dùng lại chứng sự kiến sự ra mắt của thương hiệu “i” mang tính biểu tượng, một động thái mà Steve Jobs đã tuyên bố rằng nó sẽ phản ảnh sự tích hợp với internet của thiết bị. Chỉ một tháng sau, Apple nhận được dòng tiền 150 triệu USD từ đối thủ lâu đời Microsoft, qua đó chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh kéo dài giữa 2 gã khổng lồ công nghệ. Mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi đã củng cố cam kết của Microsoft trong việc tiếp tục phát triển phần mềm cho máy tính Macintosh, mở ra cánh cửa cho Apple trở lại cuộc chơi. Nhưng quyết định cắt giảm sự cồng kềnh của công ty không chỉ giới hạn đối với dòng sản phẩm mở rộng từ Apple.
Chấm dứt sự giao tranh giữa các bộ phận
Vào thời điểm đó, mọi bộ phận kinh doanh tại Apple đều có một báo cáo kết quả kinh doanh (P&L) riêng của mình, thường xuyên gây ra các cuộc chiến giữa những bộ phận khi công ty phải xác định nơi cần phân bổ chi phí. Với việc mỗi người quản lý chỉ quan tâm đến việc các đơn vị tương ứng của họ tạo ra lợi nhuận, bất luận tình hình tổng thể của công ty, Steve Jobs đã thực hiện một động thái lịch sử là loại bỏ mọi quản lý, bên cạnh việc tạo ra một báo cáo kết quả kinh doanh cho toàn bộ công ty.
Trong một bài báo giải thích động thái này, Harvard Business Review đã lý giải cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất của Apple đã bị cắt giảm như thế nào nếu những mục tiêu lợi nhuận và chi phí ngắn hạn là tiêu chí để đánh giá sự thành công của công ty. Điều này cho phép những người đứng đầu tại Apple tập trung vào những gì tốt nhất cho sản phẩm, nhưng quan trọng hơn vẫn là người tiêu dùng.
Với việc cung cấp sản phẩm được sắp xếp hợp lý và chuyển từ phân tán từng đơn vị kinh doanh sang tập trung toàn bộ vào công ty, Steve Jobs đã bắt đầu đặt nền móng để Apple mở rộng dòng sản phẩm của mình trong những năm sau đó. Đó chính là nền tảng giúp Apple vươn lên trở thành công ty trị giá 2 nghìn tỉ USD như hôm nay.
Nguồn: Slash Gear