Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu?

Tạo hoá tạo ra con người với chu kỳ giấc ngủ ban đêm nhằm phục hồi sức khoẻ sau một ngày lao động. Ngoài ra giấc ngủ đêm đầy đủ có vai trò quan trọng trong giúp cân bằng hệ nội tiết của con người.
Trung bình người trưởng thành có giấc ngủ đêm kéo dài trọn vẹn 8 giờ, trong đó nửa thời gian đầu của giấc ngủ có vai trò quan trong phục hồi sức khoẻ, người bệnh sẽ rất mệt mỏi và rất khó ngủ lại nếu phải thức giấc vào giai đoạn này.
Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu.
Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn.
Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu?

Những nguyên nhân gì làm cho người cao tuổi mắc chứng đi tiểu trong đêm?

Đa niệu đêm (chiếm 70%): do não vừa giảm sản sinh ADH vừa giảm chất lượng ADH, đồng thời thận cũng kém nhạy cảm với ADH làm cho thận tăng thải nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang nhanh chóng bị căng đầy buộc bệnh nhân phải thức dậy để đi tiểu.
Các bệnh lý tiết niệu khác: phì đại tuyến tiền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang, các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt.
Các bệnh lý khác: suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ…
Các thói quen xấu khác: uống nước, ăn canh nhiều ban đêm, sử dụng các thức uống lợi tiểu ban đêm như rượu, bia, nước chè, cà phê…
Những hệ luỵ gì mà bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm hay gặp phải ?
Mất ngủ: mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khoẻ người bệnh, làm giảm sức đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
Tăng 1,5 lần tỷ lệ tử vong do đột quỵ: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương, gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dậy ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu…
Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu.
Nguồn: Bệnh viện Lão khoa
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top