Tập thể dục như thế nào sau khi khỏi Covid-19?

M
Minh Ngọc Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0
Đối với nhiều người, trở lại tập thể dục sau COVID-19 có thể là một thách thức. Họ nhận thấy bản thân không thể chịu được cường độ tập luyện như trước khi bị bệnh. Hụt hơi hay nhanh mỏi mệt không phải hiếm.
Đối với những người có các triệu chứng hậu Covid, việc lấy lại mức thể lực trước đây đôi khi có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn.

Tập thể dục như thế nào sau khi khỏi Covid-19?
Để giúp cả vận động viên chuyên nghiệp quay trở lại các hoạt động thể chất một cách an toàn, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) đã đưa ra hướng dẫn mới vào tuần trước.
Hướng dẫn mới này cung cấp thông tin chi tiết về việc theo dõi và điều trị các vận động viên bị viêm cơ tim hoặc có các triệu chứng khác liên quan đến tim hoặc phổi sau COVID-19. Nó cũng bao gồm kế hoạch chi tiết từng bước về việc trở lại tập thể dục và đào tạo thể thao sau COVID-19.
Mỗi người sẽ có kế hoạch khác nhau để trở lại trạng thái khỏe mạnh, điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại triệu chứng mắc phải và thời gian các triệu chứng đó kéo dài.

Để ý mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Hướng dẫn của ACC khuyến cáo những người có các triệu chứng liên quan đến tim hoặc phổi trong hoặc sau COVID-19 nên trao đổi với bác sĩ trước khi tập thể dục trở lại.
“Đối với các vận động viên đang phục hồi sau COVID-19 với các triệu chứng tim phổi liên quan đến viêm cơ tim… nên làm thêm các đánh giá trước khi tiếp tục tập luyện”, các tác giả ACC viết.
Các triệu chứng về tim phổi bao gồm đau hoặc tức ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc không đều, choáng váng và dễ ngất xỉu.
Ngoài ra, những người phải nhập viện vì các vấn đề có thể liên quan đến tim do nhiễm vi-rút corona nên được bác sĩ kiểm tra trước khi trở lại tập thể dục.
ACC khuyến cáo, những người được chẩn đoán bị viêm cơ tim nên kiêng tập thể dục từ 3 đến 6 tháng.

Tập thể dục như thế nào sau khi khỏi Covid-19?
Hướng dẫn cũng gợi ý rằng những người không có triệu chứng có thể trở lại tập thể dục 3 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Khoảng thời gian này đủ để xem liệu các triệu chứng có phát triển hay không.
Đối với những người có các triệu chứng nhẹ không liên quan đến tim hoặc phổi có thể trở lại tập thể dục sau khi các triệu chứng biến mất. Nhưng điều này không áp dụng cho các trường hợp mất khứu giác hoặc vị giác.
Dành thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tập trung năng lượng của cơ thể.
Jennifer Scherer, chủ tịch kiêm chuyên gia thể dục tại Fredericksburg Fitness Studio (Virginia), cho biết: “Nếu bạn trở lại tập thể dục quá sớm, cơ thể sẽ không có đủ sức mạnh để chống lại virus”.
Cô nói thêm: “Hãy dồn toàn bộ năng lượng của bạn vào việc chăm sóc bản thân, giãn cơ nhẹ nhàng, uống nhiều nước và ăn uống cân bằng với trái cây, rau xanh, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và sữa”.
Nếu có các triệu chứng liên quan đến tim hoặc phổi khi mắc COVID-19, thì bạn không nên tập thể dục với cường độ cao cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Nếu bạn bị bệnh tim từ trước thì hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện. Ngoài ra, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan.
Trong mọi trường hợp, những người dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm vi-rút corona nên tránh tập thể dục xung quanh người khác cho đến khi hết thời gian cách ly.

Tập thể dục như thế nào sau khi khỏi Covid-19?

Trở lại tập thể dục từ từ và lắng nghe cơ thể của bạn

Mặc dù bạn sẽ muốn tiếp tục tập luyện theo lộ trình đã bỏ dở trước đó nhưng ACC khuyến nghị bạn nên cân nhắc lựa chọn những bài tập phù hợp hơn với sức khỏe hiện tại.
Scherer cho biết: “Đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy mình đã mất đi sức bền khi quay trở lại tập thể dục sau khi nhiễm Covid. Điều này là bình thường."
Các vận động viên chuyên nghiệp sẽ được các huấn luyện viên thể thao và bác sĩ thể thao hỗ trợ trong việc xây dựng chương trình tập luyện trở lại.
Đối với những người khác, huấn luyện viên cá nhân có thể giúp bạn thiết kế một chương trình tập luyện theo cường độ tăng dần. Nếu không có bạn cũng có thể tự mình thiết kế khung chương trình riêng.
Scherer nói: “Hãy lắng nghe cơ thể của bạn, nên bắt đầu từ đi bộ và vận động nhẹ nhàng. Khi cảm thấy cơ thể khỏe hơn, bạn có thể tập các bài tập tạ và các bài có cường độ cao hơn”.
Nếu bạn muốn khoa học hơn, hãy tuân theo quy tắc 50/30/20/10, được phát triển bởi các chuyên gia thể dục để quay lại tập luyện an toàn sau thời gian dài không hoạt động.
Với quy tắc này, bạn sẽ bắt đầu bằng cách giảm thời gian hoặc cường độ tập luyện xuống tối đa 50% so với chương trình tập luyện trước đó.
Ví dụ, nếu trước đó bạn chạy 30 dặm/tuần thì hãy bắt đầu trở lại với mức 15 dặm/tuần. Sau đó, tăng dần lên 21 dặm, 24 dặm 27 dặm/tuần và sau đó quay trở lại mức trước đây.
Để rèn luyện sức bền, bạn có thể giảm tần suất , cường độ và khoảng thời gian nghỉ của các bài tập.
Bạn có thể tăng thời lượng hoặc cường độ tập luyện của mình mỗi tuần, nhưng nên duy trì mỗi cấp độ trong vài tuần trước khi tăng thêm.
Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể của bạn.
“Hãy kiên nhẫn và tập luyện dần dần để cải thiện sức mạnh”, Scherer nói.
Nguồn:
Healthline
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top