VNR Content
Pearl
Các nhà khoa học cảnh báo tồn tại một "vườn ươm" trong tự nhiên để virus corona có thể tiến hóa, có nguy cơ làm bùng phát một đại dịch mới tương tự Covid-19.
Mỗi năm, hàng trăm nghìn người ở Trung Quốc và Đông Nam Á nhiễm các loại virus corona có liên quan tới SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19. Hiện tượng này hé lộ nguy cơ một đại dịch mới, do virus corona gây ra, có thể bùng phát bất cứ lúc nào, theo bài viết của Bloomberg.
Virus lây cho con người qua tiếp xúc với các loài động vật. Đa phần hiện tượng lây nhiễm không được phát hiện, bởi người nhiễm chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, đồng thời virus không dễ dàng lây lan giữa người và người.
Dù vậy, càng nhiều người lây nhiễm virus, càng có thêm nguy cơ virus đột biến, phát triển khả năng lây lan giữa con người, từ đó dẫn tới bùng phát một đại dịch khác tương tự Covid-19.
Câu hỏi về địa điểm và cách thức virus SARS-CoV-2 làm bùng phát dịch bệnh tới nay vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Hiện chưa thể kết luận virus xuất phát từ tự nhiên hay nguồn nào khác.
Các nhà khoa học cho biết người sống gần tổ loài dơi có nguy cơ nhiễm virus đặc biệt cao. Ảnh: Business Insider.
Một ngiên cứu, được hỗ trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, xoay quanh bằng chứng dơi là vật chủ chính của virus giống như SARS-CoV-2 cho thấy người sống gần tổ của chúng có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao.
Edward Holmes, giáo sư sinh vật học tiến hóa tại Đại học Sydney, cho rằng trong bối cảnh con người liên tục tiếp xúc với virus corona, một đại dịch sẽ bùng phát khi có đủ những điều kiện cần thiết.
Hàng chục loài dơi có thể mang virus corona sống tại châu Á trên một khu vực địa lý rộng lớn. Những khu vực được coi là có nguy cơ cao nhất gồm miền Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Tại EcoHealth Alliance, ông Peter Daszak cùng các cộng sự sử dụng mô hình và dữ liệu sinh thái học, dịch tễ học để tính toán nguy cơ lây nhiễm virus tương tự SARS, cũng như tỷ lệ lây nhiễm virus từ dơi không được báo cáo ở Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á.
Theo các nhà khoa học, phương pháp này tạo tiền đề khái niệm cho một đánh giá rủi ro có hệ thống về các sự kiện lây nhiễm virus từ động vật hoang dã sang người.
Đồng thời, nó giúp xác định những khu vực địa lý quan trọng cần ưu tiên giám sát có trọng điểm đối với động vật hoang dã, gia cầm và cả con người.
"Xét tới những thách thức trong quá trình xác định nguồn gốc Covid-19 và cách thức virus SARS-CoV-2 lây sang cho người, phương pháp này có thể hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu nhằm xác định địa điểm nơi những ca nhiễm đầu tiên xảy ra", các nhà khoa học cho biết.
Ông Daszak, người ủng hộ giả thuyết virus có nguồn gốc tự nhiên, là một trong những người bị chỉ trích vì cộng tác với Viện nghiên cứu virus Vũ Hán trong một nghiên cứu bị nghi có thể đã tạo ra loại viurs tiền thân của SARS-CoV-2.
Tới nay, chưa có bằng chứng khả tín ủng hộ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Tháng trước, cộng đồng tình báo Mỹ đã loại bỏ khả năng virus SARS-CoV-2 được phát triển phục vụ mục đích làm vũ khí sinh học.
Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ không thống nhất quan điểm về nguồn gốc của virus.
Theo nghiên cứu của ông Daszak, khoảng 50.000 sự kiện lây nhiễm virus từ dơi sang người diễn ra hàng năm ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên đến hàng triệu.
Dơi là một trong những động vật có khả năng lây nhiễm virus cho con người. Ảnh: New York Times.
Việc có quá nhiều trường hợp lây nhiễm virus từ động vật hoang dã cho con người cho thấy nguy cơ lây nhiễm từ thiên nhiên lớn hơn nhiều so với nguy cơ từ phòng thí nghiệm.
"Và đó mới chỉ là dơi. Nguy cơ lây nhiễm thậm chí còn cao hơn nếu tính tới tất cả loài động vật có thể là vật truyền bệnh trung gian tiềm năng", giáo sư Edward Holmes cho biết.
Theo nghiên cứu, những vật trung gian truyền bệnh tiềm tàng gồm chồn, cầy hương, gấu mèo, những động vật khác thường được nuôi để kinh doanh ở châu Á.
Chỉ riêng tại Trung Quốc, 14 triệu người làm trong ngành chăn nuôi động vật hoang dã trong năm 2016.
Ở châu Á, khoảng 478 triệu người sống tại khu vực là nơi cư trú của những loài dơi mang virus corona, nghiên cứu chỉ ra.
Theo Zing
Mỗi năm, hàng trăm nghìn người ở Trung Quốc và Đông Nam Á nhiễm các loại virus corona có liên quan tới SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19. Hiện tượng này hé lộ nguy cơ một đại dịch mới, do virus corona gây ra, có thể bùng phát bất cứ lúc nào, theo bài viết của Bloomberg.
Hiểm họa chực chờ
Nghiên cứu do các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực y tế EcoHealth Alliance cho thấy khoảng 400.000 người nhiễm các loại virus có liên quan tới SARS-CoV-2 mỗi năm.Virus lây cho con người qua tiếp xúc với các loài động vật. Đa phần hiện tượng lây nhiễm không được phát hiện, bởi người nhiễm chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, đồng thời virus không dễ dàng lây lan giữa người và người.
Dù vậy, càng nhiều người lây nhiễm virus, càng có thêm nguy cơ virus đột biến, phát triển khả năng lây lan giữa con người, từ đó dẫn tới bùng phát một đại dịch khác tương tự Covid-19.
Câu hỏi về địa điểm và cách thức virus SARS-CoV-2 làm bùng phát dịch bệnh tới nay vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Hiện chưa thể kết luận virus xuất phát từ tự nhiên hay nguồn nào khác.
Một ngiên cứu, được hỗ trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, xoay quanh bằng chứng dơi là vật chủ chính của virus giống như SARS-CoV-2 cho thấy người sống gần tổ của chúng có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao.
Edward Holmes, giáo sư sinh vật học tiến hóa tại Đại học Sydney, cho rằng trong bối cảnh con người liên tục tiếp xúc với virus corona, một đại dịch sẽ bùng phát khi có đủ những điều kiện cần thiết.
Hàng chục loài dơi có thể mang virus corona sống tại châu Á trên một khu vực địa lý rộng lớn. Những khu vực được coi là có nguy cơ cao nhất gồm miền Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Tại EcoHealth Alliance, ông Peter Daszak cùng các cộng sự sử dụng mô hình và dữ liệu sinh thái học, dịch tễ học để tính toán nguy cơ lây nhiễm virus tương tự SARS, cũng như tỷ lệ lây nhiễm virus từ dơi không được báo cáo ở Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á.
Theo các nhà khoa học, phương pháp này tạo tiền đề khái niệm cho một đánh giá rủi ro có hệ thống về các sự kiện lây nhiễm virus từ động vật hoang dã sang người.
Đồng thời, nó giúp xác định những khu vực địa lý quan trọng cần ưu tiên giám sát có trọng điểm đối với động vật hoang dã, gia cầm và cả con người.
"Xét tới những thách thức trong quá trình xác định nguồn gốc Covid-19 và cách thức virus SARS-CoV-2 lây sang cho người, phương pháp này có thể hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu nhằm xác định địa điểm nơi những ca nhiễm đầu tiên xảy ra", các nhà khoa học cho biết.
Những động vật trung gian
Đã gần 2 năm kể từ khi những ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của dịch bệnh.Ông Daszak, người ủng hộ giả thuyết virus có nguồn gốc tự nhiên, là một trong những người bị chỉ trích vì cộng tác với Viện nghiên cứu virus Vũ Hán trong một nghiên cứu bị nghi có thể đã tạo ra loại viurs tiền thân của SARS-CoV-2.
Tới nay, chưa có bằng chứng khả tín ủng hộ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Tháng trước, cộng đồng tình báo Mỹ đã loại bỏ khả năng virus SARS-CoV-2 được phát triển phục vụ mục đích làm vũ khí sinh học.
Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ không thống nhất quan điểm về nguồn gốc của virus.
Theo nghiên cứu của ông Daszak, khoảng 50.000 sự kiện lây nhiễm virus từ dơi sang người diễn ra hàng năm ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên đến hàng triệu.
Việc có quá nhiều trường hợp lây nhiễm virus từ động vật hoang dã cho con người cho thấy nguy cơ lây nhiễm từ thiên nhiên lớn hơn nhiều so với nguy cơ từ phòng thí nghiệm.
"Và đó mới chỉ là dơi. Nguy cơ lây nhiễm thậm chí còn cao hơn nếu tính tới tất cả loài động vật có thể là vật truyền bệnh trung gian tiềm năng", giáo sư Edward Holmes cho biết.
Theo nghiên cứu, những vật trung gian truyền bệnh tiềm tàng gồm chồn, cầy hương, gấu mèo, những động vật khác thường được nuôi để kinh doanh ở châu Á.
Chỉ riêng tại Trung Quốc, 14 triệu người làm trong ngành chăn nuôi động vật hoang dã trong năm 2016.
Ở châu Á, khoảng 478 triệu người sống tại khu vực là nơi cư trú của những loài dơi mang virus corona, nghiên cứu chỉ ra.
Theo Zing