Thế "Lưỡng độc quyền" của Google và Apple, không ai khác chính là do người dùng tự chuốc lấy!

Từ điển Oxford định nghĩa “thế lưỡng độc quyền” là “tình huống mà hai nhà cung ứng lớn thống trị thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ”. Đó cũng là điều mà các quốc gia như Anh nói về vị thế của Google và Apple trên thị trường di động. Khó mà phủ nhận được nhận định này; đúng là có những mẫu điện thoại không sử dụng phần mềm của Google và Apple, nhưng chúng sẽ chẳng bao giờ thu hút được sự chú ý từ người tiêu dùng.
Trong hầu hết mọi thị trường, thế lưỡng độc quyền là điều cực kỳ tệ hại. Nó làm hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng, mang đến cho các bên đang nắm quyền kiểm soát những cơ hội để thông đồng và định hình nên thị trường theo cách mà họ muốn, và đẩy giá bán các sản phẩm lên tuỳ ý.
Chúng ta đã thấy rõ hệ quả này trong thế lưỡng độc quyền Google/Apple. Những ngày tháng mà bạn có thể mua được một chiếc điện thoại Windows chất lượng với giá vỏn vẹn 150 USD đã mãi mãi trôi qua và sẽ không bao giờ quay lại. Tuy nhiên, có một điều ít ai dám thừa nhận về thế lưỡng độc quyền này: nó chính là thứ mà bản thân người tiêu dùng nói riêng, và cả nền kinh tế thị trường nói chung, tự chuốc lấy!
Nói như vậy không có ý quy kết bạn là nguyên nhân gây ra tình cảnh hiện nay, do đó hãy bình tĩnh, đừng vội tuôn ra những bình luận ác ý. Người viết bài cũng không hề muốn điều đó xảy ra; trên thực tế, nếu được lựa chọn, MeeGo, hay thậm chí là webOS, vẫn tốt hơn so với Android và iOS. Nhưng “một cánh én không làm nên mùa xuân”. Người tiêu dùng đại chúng yêu thích hệ điều hành của Google và Apple hơn, dẫn đến sự ra đời của thế lưỡng độc quyền đã đề cập ở đầu bài viết.
Thế Lưỡng độc quyền của Google và Apple, không ai khác chính là do người dùng tự chuốc lấy!
Đối với nhiều người, smartphone đầu tiên của họ có lẽ là một chiếc iPhone hoặc điện thoại Android. Và những người này nhiều khả năng không hề biết rằng trước iOS hay Android, đã có những hệ điều hành smartphone khác thực sự tốt tồn tại trên đời. Cả BlackBerry lẫn Windows Mobile đều đã trải qua những thời kỳ thành công vang dội hơn bất kỳ nhãn hiệu nào khác. Ấy thế nhưng không có hệ điều hành đời đầu nào nhận được đủ sự quan tâm để đánh đuổi những đối thủ cạnh tranh “sinh sau đẻ muộn” với những con số ấn tượng mà chúng ta đang thấy lúc này.
Có thể bạn thuộc nhóm người dùng hoài cổ, những người miễn cưỡng sử dụng một thiết bị Android hoặc iPhone nhưng trong lòng lại chán nản trước một thị trường chẳng hề có tính cạnh tranh. Hoặc bạn thuộc nhóm ngược lại, những người vui vẻ chào đón sự thay đổi và tin rằng nhờ có chúng, mọi thứ đã, đang và sẽ tiếp tục trở nên tốt đẹp hơn. Nhóm nào cũng có lý lẽ riêng; họ đều đúng, và họ cũng đều sai.

May mắn cũng đóng vai trò nhất định

Google và Apple không phải nhờ may mắn mới đạt được vị thế ngày hôm nay. Chiến lược marketing thông minh, những mối quan hệ chiến lược với các nhà mạng, và sự trung thành của người dùng với nhãn hiệu - tất cả đều đóng vai trò quan trọng. Đôi lúc, chừng đó là chưa đủ; những mẫu điện thoại thất bại từ Amazon và Facebook đã chứng minh điều đó. Phải có một hãng giành chiến thắng trong cuộc chiến ứng dụng, và không có yếu tố riêng lẻ nào có thể đảm bảo cho chiến thắng đó. Kết hợp một chút may mắn với vô vàn những quyết định thông minh mà Apple và Google đã thực hiện, và chúng ta có thị trường lưỡng độc quyền mà bạn đang thấy hiện nay.
“Cuộc chiến ứng dụng” vừa đề cập ở trên có thể nói là yếu tố quyết định trong việc hình thành thế lưỡng độc quyền. Cứ cho đây là một đánh giá cảm tính, nhưng lợi thế rõ rệt duy nhất của Android và iOS so với Windows Phone cùng một số hệ điều hành khác nằm ở cửa hàng ứng dụng của mỗi công ty. Tính dễ sử dụng, mức độ bảo mật, hay thậm chí là sự đa dụng, đơn giản là không thể so sánh được với việc có thể chơi được trò Angry Birds hay có trong tay một ứng dụng YouTube tuyệt vời. Đó cũng là một trong những đòi hỏi của người tiêu dùng đối với chiếc điện thoại họ muốn sử dụng.
Nếu là một nhà phát triển ứng dụng, bạn chắc hẳn muốn mang sản phẩm của mình lên cả Android và iOS, bởi sự thật là bạn viết app để kiếm tiền. Bạn biết mình sẽ thu được lợi nhuận nếu ứng dụng được đưa đến tay nhiều người hơn, và rằng viết một phiên bản khác dành cho một lượng khá ít người dùng sẽ chẳng thể mang lại doanh thu như ý. Ngoài ra, bạn cũng đề cao mô hình phân phối và kiếm tiền dễ dàng của Google lẫn Apple, dẫu rằng không mấy hài lòng với cách họ thu phí hoa hồng. Tựu chung lại, mọi thứ đều xoay quanh vấn đề kinh tế, luôn luôn là vậy.

Windows Phone từng ra đi vì thiếu ứng dụng

Thế Lưỡng độc quyền của Google và Apple, không ai khác chính là do người dùng tự chuốc lấy!
Windows Phone là ví dụ nhãn tiền về tầm quan trọng của ứng dụng. Người ta chỉ trích Microsoft vì mô hình cửa hàng ứng dụng, hay bộ công cụ phát triển yếu kém, nhưng thị phần mới là nguyên nhân dẫn đến thiếu ứng dụng. Khi không có đủ lượng người dùng, cửa hàng ứng dụng sẽ không đủ khả năng sinh lời, từ đó khiến các nhà phát triển ít có động lực xây dựng ứng dụng hơn. Khi không có ứng dụng, hiển nhiên một nền tảng sẽ không bao giờ có được đủ lượng người dùng cần thiết. Vòng luẩn quẩn này khiến bất kỳ ai liên quan phải tham gia vào trò đuổi bắt, và cuối cùng, nước đi khả thi duy nhất là ngừng cố gắng tạo ra một chiếc điện thoại có đủ sức cạnh tranh, bởi không có chiếc điện thoại nào có thể cạnh tranh cả. Dù là Palm, Nokia trước thời Microsoft, BlackBerry, hay mọi ý tưởng smartphone tiềm năng không đến từ Apple hay Google.
Đây là một vấn đề có giải pháp rõ ràng nhưng hầu như không thể đạt được: làm sao bạn có thể vừa làm ra một chiếc smartphone tốt hơn, với những ứng dụng tốt hơn, và giá bán cũng tốt hơn được? Trừ khi mô hình giá và luật pháp thay đổi, nếu không, chẳng anh chàng kỹ sư thông minh nào khởi nghiệp từ nhà kho có thể giải quyết được cả.
Nếu quá khó để hình dung, hãy nghĩ thế này: nếu tôi có thể tạo ra một thiết bị cao cấp, chạy được phiên bản mới nhất của hệ điều hành bạn từng yêu thích trong quá khứ, nhưng không thể cài thêm (hoặc không có) ứng dụng bên thứ ba nào, bạn nghĩ nó sẽ bán chạy chứ? Chính phủ các nước liệu có sửa luật về độc quyền để giúp chúng bán được hay không? Hay người tiêu dùng đại chúng mới nắm trong tay quyền quyết định?

Thị trường nên - và sẽ - quyết định

Thế Lưỡng độc quyền của Google và Apple, không ai khác chính là do người dùng tự chuốc lấy!
Đối với câu hỏi trên, nếu bạn nói “không”, và đồng thời nói “có”, thì nhiều người cũng như bạn. Có những yếu tố nằm ngoài tầm với của chúng ta đang góp phần đưa ra quyết định ảnh hưởng đến thứ chúng ta có thể mua. Bạn muốn mua một phiên bản hiện đại của Nokia N9, với khả năng hỗ trợ 5G và Wi-Fi 6e, có đủ sức cạnh tranh với chiếc điện thoại Android tốt nhất thị trường; nhưng bạn cũng muốn cài được cả tá ứng dụng thiết yếu lên nó, những thứ vốn không hề tồn tại. Một trình duyệt web và các webapp đơn giản là không thể đủ được.
Trong khi chờ đợi tình hình thay đổi, đấy là nếu có sự thay đổi nào có thể diễn ra, Android và iOS là hai sự lựa chọn duy nhất mà bạn có thể quyết định.
Tham khảo: AndroidCentral
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top