Thiệt mạng vì bị mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi trúng - khoa học bảo 10 năm tới có thể xảy ra đấy!

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Xác suất ai đó bị giết bởi rác không gian từ trên trời rơi xuống có vẻ rất nhỏ, thực tế cũng chưa có ai thiệt mạng vì một vụ tai nạn như vậy. Nhưng các trường hợp bị thương và thiệt hại về tài sản thì đã có, vậy nên không thể chủ quan.
Con người ngày càng phóng nhiều vệ tinh, tên lửa và cả tàu thăm dò vào không gian, nên việc chấp nhận những rủi ro cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Một nghiên cứu mới đã ước tính khả năng nhân quả từ các bộ phận tên lửa rơi trong vòng 10 năm tới.

Gây thương vong trong 10 năm tới

Mỗi phút mỗi ngày, các mảnh vỡ từ không gian đang đổ xuống Trái Đất, đó là mối nguy hiểm mà con người hầu như không biết và không quan tâm. Các hạt siêu nhỏ từ tiểu hành tinh và sao chổi xuyên qua bầu khí quyển, lắng xuống bề mặt Trái Đất âm thầm không được chú ý - tạo ra khoảng 40.000 tấn bụi mỗi năm.
Những mảnh vỡ như vậy cũng có khả năng gây thiệt hại cho tàu vũ trụ, chẳng hạn kính viễn vọng không gian James Webb gần đây. Trong một số trường hợp, thiên thạch lớn có thể xuất hiện và có thể cứ sau 100 năm (hoặc lâu hơn) một lần, một vật thể có chiều ngang hàng chục mét có thể bay vụt xuyên qua bầu khí quyển tạo ra một miệng núi lửa mới.

Thiệt mạng vì bị mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi trúng - khoa học bảo 10 năm tới có thể xảy ra đấy!
May mắn cho con người, hiện nay rất hiếm vật thể có kích thước hàng cây số mang tính hủy diệt. Tuy vậy, các nghiên cứu mới đã tìm hiểu sự xuất hiện của mảnh vỡ không gian nhân tạo, chẳng hạn phần tên lửa đã qua sử dụng, liên quan đến các vụ phóng tên lửa và vệ tinh.
Gần nhất, họ phát hiện có một nguy cơ nhỏ những bộ phận này sẽ tái nhập hành tinh trong vòng một thập kỷ tới, khả năng xảy ra ở các vĩ độ Nam hơn các vĩ độ Bắc. Nghiên cứu ước tính những thân tên lửa sẽ hạ cánh ở vĩ độ của Jakarta (Indonesia), Dhaka (Bangladesh), hoặc Lagos (Nigeria), khả năng gấp 3 lần so với New York (Mỹ), Bắc Kinh (Trung Quốc) hoặc Moscow (Nga).
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng không quên tính toán nguy cơ với tính mạng con người. Họ giả sử mỗi lần phát tán mảnh vỡ gây chết người trên diện tích khoảng 10 mét vuông, trung bình có 10% khả năng xảy ra một hoặc nhiều thương vong trong thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, khi con người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phóng tên lửa ngày càng tăng, xu hướng chuyển dịch từ chính phủ sang doanh nghiệp tư nhân - thì rất có thể số vụ tai nạn xảy ra, cả trong không gian và trên Trái Đất, sẽ tăng lên.

Liệu con người có thể kiểm soát được điều này không?

Thiệt mạng vì bị mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi trúng - khoa học bảo 10 năm tới có thể xảy ra đấy!
Khoa học và công nghệ hoàn toàn có khả năng kiểm soát sự tái xâm nhập của các mảnh vỡ, nhưng chúng rất tốn kém để thực hiện. Chẳng hạn đối với các tàu vũ trụ, thứ không sử dụng được như nhiên liệu hoặc pin sẽ tái chế, thay vì lưu trữ khi thời gian tồn tại của tàu kết thúc.
Việc lựa chọn quỹ đạo cho các vệ tinh cũng giảm nguy cơ tạo ra các mảnh vỡ. Một vệ tinh không còn tồn tại có thể lập trình để di chuyển vào quỹ đạo thấp của Trái đất, nơi nó sẽ tự bốc cháy.
Nỗ lực phóng tên lửa tái sử dụng như SpaceX đã chứng minh hay Blue Origin đang phát triển. Chúng tạo ra ít mảnh vỡ trong không gian hơn, nhưng không loại trừ được một số mảnh vụn từ sơn và kim loại, khi chúng quay trở lại Trái đất. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang lên kế hoạch cho một sứ mệnh thu giữ và loại bỏ các mảnh vỡ không gian bằng một robot có vũ khí.
Tuy nhiên, đây chỉ là hướng dẫn, không phải luật quốc tế được thống nhất và cũng không có chi tiết cụ thể về cách thực hiện hay kiểm soát các hoạt động giảm thiểu. Các công nghệ tiên tiến và thiết kế sứ mệnh chu đáo hơn sẽ làm giảm tỷ lệ các mảnh vỡ tàu vũ trụ, giảm nguy cơ rủi ro.
Các biện pháp yêu cầu các chính phủ cùng hành động cũng đã được đề xuất, chẳng hạn thỏa thuận cấm các hóa chất chlorofluorcarbon phá hủy tầng ozon. Nhưng đáng tiếc là con người chưa thấy hậu quả thì chưa muốn thực hiện những hành động này.


>>> Du hành vũ trụ đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top