minhngoc4901
Pearl
Nhiều người đã phải trải qua tình trạng căng thẳng kéo dài kể từ khi giãn cách xã hội do đại dịch Covid. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng khí hậu, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, áp lực công việc,...
Đối với một số người, thế giới có vẻ không còn tin nào tích cực nữa. Điều này tất nhiên là không đúng, nhưng khi “doomscrolling” (dành quá nhiều thời gian để lướt xem những tin tức tiêu cực) thì chúng ta có thể bị đóng khung suy nghĩ như vậy.
Doomscrolling có thể khiến chúng ta trở nên lo lắng và trầm cảm. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy buồn và mệt mỏi khi xem một bộ phim truyền hình đầy bi thương.
Ngược lại, nếu xem một bộ phim vui nhộn hoặc hài lãng mạn với âm nhạc sôi động, bạn có thể cảm thấy lạc quan và tràn đầy năng lượng. Điều này là do hai hiện tượng tâm lý: “cảm ứng tâm trạng” (sự can thiệp có thể thay đổi tâm trạng) và sự đồng cảm.
Đồng cảm là một đặc điểm tốt giúp chúng ta sống hòa nhập và thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, sự đồng cảm quá mức khi xem các bảng tin về sự kiện bi thảm trên thế giới có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Bởi thường xuyên suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng.
Theo thời gian, những tình trạng như vậy có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của chúng ta, dẫn đến suy giảm nhận thức như giảm tập trung hoặc các vấn đề về trí nhớ và lý luận.
Sau cùng, nếu chúng ta dành quá nhiều sự chú ý và trí nhớ cho những tin tức tiêu cực, nó sẽ tiêu hao năng lực nhận thức mà được dùng cho những hoạt động khác. Và khi liên tục “nghiền ngẫm” những tin tức tiêu cực đó thì chúng ta lại càng cảm thấy chán nản hơn - tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Càng bị mắc kẹt với tâm trạng chán nản, chúng ta càng khó suy nghĩ linh hoạt. Nó khiến chúng ta"mắc kẹt" với những suy nghĩ như "chuyện này sẽ không bao giờ kết thúc" hoặc "không có tin gì tốt cả", dẫn đến cảm giác bất lực.
Khả năng tập trung rất quan trọng đối với nhận thức cũng như sức khỏe tinh thần và công nghệ có thể tác động đến nó.
Ví dụ, một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc nhận tin nhắn tức thời trên điện thoại di động trong lúc học bài để làm kiểm tra. Nhóm bị gián đoạn bởi tin nhắn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài kiểm tra và trải qua mức độ căng thẳng gia tăng so với nhóm học mà không bị phân tâm.
Vì vậy, không chỉ tin tức tiêu cực gây hại đến sự chú ý của chúng ta, mà chính công nghệ chúng ta đang sử dụng để truy cập nó cũng là một vấn đề. Và điều này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng ta ở cơ quan, trường học hoặc thậm chí trong môi trường xã hội.
Việc tập trung quá mức vào những mối đe dọa, chẳng hạn như ám ảnh với việc kiểm tra những tin tức bi thảm mới nhất, trên thực tế có thể gây hại cho sức khỏe. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến hành vi kiểm tra lặp đi lặp lại, được thấy trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Và chúng ta biết rằng trẻ em mắc chứng OCD và cầu toàn có mức độ lo lắng tăng cao.
Vì vậy, hãy lên lịch để làm những điều bạn thích, những thứ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng hàng ngày, chẳng hạn như đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim vui nhộn, thăm bạn bè và gia đình hoặc luyện tập chánh niệm. Bên cạnh đó, tập thể dục hoặc học một ngôn ngữ, nhạc cụ mới cũng rất hữu ích bởi nó thúc đẩy cả tâm trạng cũng như nhận thức.
Một cách khác để kiểm soát tình hình là hành động. Bạn có thể tham gia hoặc ủng hộ một tổ chức từ thiện. Khi bạn thực hiện một hành động tử tế, nó sẽ kích hoạt hệ thống khen thưởng trong não và cung cấp cho bạn sức mạnh kiểm soát tình huống.
Nếu những cách trên không có hiệu quả, bạn có thể liên hệ với nhà tâm lý học lâm sàng để giúp bạn giảm “doomscrolling” và ảnh hưởng của nó thông qua việc sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức.
Trong một thế giới toàn cầu hóa hiện đại với nhiều hình thức công nghệ và sự xuất hiện liên tục các luồng thông tin tốt và xấu, điều quan trọng là xác định được mục tiêu của bạn. Nhưng điều quan trọng không kém là có một chiến lược để đạt được chúng và tránh bị phân tâm. Vì vậy, điểm mấu chốt là hãy cố gắng sống tích cực và kiên cường - vì lợi ích của bạn và những người khác.
Nguồn: The Conversation
Đối với một số người, thế giới có vẻ không còn tin nào tích cực nữa. Điều này tất nhiên là không đúng, nhưng khi “doomscrolling” (dành quá nhiều thời gian để lướt xem những tin tức tiêu cực) thì chúng ta có thể bị đóng khung suy nghĩ như vậy.
Doomscrolling có thể khiến chúng ta trở nên lo lắng và trầm cảm. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy buồn và mệt mỏi khi xem một bộ phim truyền hình đầy bi thương.
Ngược lại, nếu xem một bộ phim vui nhộn hoặc hài lãng mạn với âm nhạc sôi động, bạn có thể cảm thấy lạc quan và tràn đầy năng lượng. Điều này là do hai hiện tượng tâm lý: “cảm ứng tâm trạng” (sự can thiệp có thể thay đổi tâm trạng) và sự đồng cảm.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh hóa học giúp điều chỉnh tâm trạng và nó có thể giảm xuống khi chúng ta bị căng thẳng mãn tính hoặc đau buồn vì tin tiêu cực trong thời gian dài. Các nghiên cứu cho thấy thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tác động của việc giảm serotonin ở những người khỏe mạnh thông qua “cảm ứng tâm trạng” bằng cách cho họ nghe nhạc buồn. Phương pháp điều trị dược lý bằng cách làm tăng serotonin được sử dụng để điều trị trầm cảm và lo lắng.Đồng cảm là một đặc điểm tốt giúp chúng ta sống hòa nhập và thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, sự đồng cảm quá mức khi xem các bảng tin về sự kiện bi thảm trên thế giới có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Bởi thường xuyên suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng.
Theo thời gian, những tình trạng như vậy có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của chúng ta, dẫn đến suy giảm nhận thức như giảm tập trung hoặc các vấn đề về trí nhớ và lý luận.
Sau cùng, nếu chúng ta dành quá nhiều sự chú ý và trí nhớ cho những tin tức tiêu cực, nó sẽ tiêu hao năng lực nhận thức mà được dùng cho những hoạt động khác. Và khi liên tục “nghiền ngẫm” những tin tức tiêu cực đó thì chúng ta lại càng cảm thấy chán nản hơn - tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Càng bị mắc kẹt với tâm trạng chán nản, chúng ta càng khó suy nghĩ linh hoạt. Nó khiến chúng ta"mắc kẹt" với những suy nghĩ như "chuyện này sẽ không bao giờ kết thúc" hoặc "không có tin gì tốt cả", dẫn đến cảm giác bất lực.
Khả năng tập trung rất quan trọng đối với nhận thức cũng như sức khỏe tinh thần và công nghệ có thể tác động đến nó.
Ví dụ, một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc nhận tin nhắn tức thời trên điện thoại di động trong lúc học bài để làm kiểm tra. Nhóm bị gián đoạn bởi tin nhắn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài kiểm tra và trải qua mức độ căng thẳng gia tăng so với nhóm học mà không bị phân tâm.
Việc tập trung quá mức vào những mối đe dọa, chẳng hạn như ám ảnh với việc kiểm tra những tin tức bi thảm mới nhất, trên thực tế có thể gây hại cho sức khỏe. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến hành vi kiểm tra lặp đi lặp lại, được thấy trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Và chúng ta biết rằng trẻ em mắc chứng OCD và cầu toàn có mức độ lo lắng tăng cao.
Thiết lập lại bộ não của bạn
Vậy chúng ta nên khắc phục như thế nào? Điều quan trọng là tránh bị ám ảnh với “doomscrolling” mà thay vào đó là làm chủ tình hình. Để làm được điều này, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi tích cực.Vì vậy, hãy lên lịch để làm những điều bạn thích, những thứ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng hàng ngày, chẳng hạn như đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim vui nhộn, thăm bạn bè và gia đình hoặc luyện tập chánh niệm. Bên cạnh đó, tập thể dục hoặc học một ngôn ngữ, nhạc cụ mới cũng rất hữu ích bởi nó thúc đẩy cả tâm trạng cũng như nhận thức.
Một cách khác để kiểm soát tình hình là hành động. Bạn có thể tham gia hoặc ủng hộ một tổ chức từ thiện. Khi bạn thực hiện một hành động tử tế, nó sẽ kích hoạt hệ thống khen thưởng trong não và cung cấp cho bạn sức mạnh kiểm soát tình huống.
Nếu những cách trên không có hiệu quả, bạn có thể liên hệ với nhà tâm lý học lâm sàng để giúp bạn giảm “doomscrolling” và ảnh hưởng của nó thông qua việc sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức.
Trong một thế giới toàn cầu hóa hiện đại với nhiều hình thức công nghệ và sự xuất hiện liên tục các luồng thông tin tốt và xấu, điều quan trọng là xác định được mục tiêu của bạn. Nhưng điều quan trọng không kém là có một chiến lược để đạt được chúng và tránh bị phân tâm. Vì vậy, điểm mấu chốt là hãy cố gắng sống tích cực và kiên cường - vì lợi ích của bạn và những người khác.
Nguồn: The Conversation