Tìm hiểu xem ngày tốt, tránh ngày xấu mê tín hay khoa học

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, người ta vẫn thường kiêng một số ngày xấu và con số xấu. Nếu làm những việc hệ trọng như xây nhà, dọn về nhà mới, cưới hỏi... người ta cũng sẽ chọn những ngày tốt, giờ tốt để tiến hành. Vậy việc xem ngày tốt, tránh ngày xấu mê tín hay khoa học, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Ở Việt Nam và một số nước Phương Tây người ta thường có quan niệm rằng : Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3 ( theo âm lịch) vì đó được gọi là ngày Tam nương. Theo chu kỳ, trong mỗi tháng âm lịch đều xuất hiện 6 ngày Tam nương mà chúng ta cần lưu ý đó là ngày 3 – 7 – 13- 18 – 22 – 27.
Ngoài ra, theo truyền thống dân gian ta về việc xem ngày tốt còn kiêng 3 ngày Nguyệt kỵ:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì.​

1716973817557.png


Trong 3 ngày Nguyệt kỵ đó, chúng ta cần lưu ý không làm những việc sau đây:
Việc thứ nhất:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Là ngày Nguyệt Kỵ chớ nên xuất hành
Việc thứ 2:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn mệt nữa là đi buôn
Việc thứ 3:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ nên tránh, làm nhà nên kiêng.
Người Phương Đông cũng như người Phương Tây đều rất sợ con số 13. Đơn giản vì họ cho rằng con số 13 đem lại những chuyện không may. Trong trường hợp ngày 13 âm lịch mà trùng với thứ 6 trong tuần thì khả năng xảy ra chuyện xui xẻo nhiều hơn. Tuy nhiên, sự trùng hợp tai hại này mỗi năm chỉ xảy ra một lần, rất hiếm gặp năm trùng 2 đến 3 lần thứ 6 ngày 13.

1716973833375.png


Do lo sợ về con số 13, vậy nên khi tiến hành xây cao ốc hay các nhà cao tầng, người ta kiêng không để phòng số 13. Theo tổng hợp dư luận, 1/3 dân số nước Đức tin rằng con số 13 đem lại những điều không may mắn.
Vậy cơ sở khoa học nào có thể chứng minh cho việc tránh ngày xấu?
Con người trên trái đất như hạt cát giữa sa mạc. Tuy nhiên, con người dù có muốn hay không cũng vẫn phải chịu những tác động xấu từ vũ trụ. Những tác động xấu được nêu ra lần lượt sau đây:
Đầu tiên phải kể đến đó là tác hại của mặt trăng
Nếu chúng ta nhìn từ trái đất sẽ tưởng như mặt trăng đang đứng yên, tĩnh lặng. Nhưng sự thật là mặt trăng luôn luôn chuyển động quanh trái đất. Sự chuyển động này đã và đang tạo ra sức hút và sức mạnh tàn phá tập trung vào ngày rằm hàng tháng và những ngày sát với tuần trăng nghĩa là trùng với ngày Tam nương ( 13 – 18 âm lịch) và ngày Nguyệt Kỵ ( 14 -23 âm lịch)
Có thể nói, hiện tượng động đất hoặc nứt nẻ, sụn lún vỏ trái đất là do sức hút của mặt trăng tạo ra những đợt thủy triều trên biển gây nên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các trận động đất đều có khả năng cao xảy ra vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hoặc dao động quanh 2 ngày này, lực hút của mặt trăng đạt tới đỉnh điểm cao nhất gây ra những trận động đất vô cùng lớn.
Ngoài ra, sức hút của mặt trăng cũng tạo ra lực hấp dẫn làm cho huyết dịch trong cơ thể con người dâng lên hạ xuống như những đợt thủy triều ngoài biển.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học còn phát hiện thấy, vào những ngày trăng tròn ( ngày rằm) , áp lực của máu bên trong cơ thể và bên ngoài huyết quản có sự chênh lệch khá lớn ( bên trong cơ thể huyết áp thấp, bên ngoài áp lực không khí cao) rất dễ xảy ra những tai biến trong hệ thống tim mạch, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, có khả năng còn gây tử vong bất ngờ ( theo y học hiện tượng như vậy còn được gọi đó là đột quỵ)
Chính vì vậy người xưa mới than rằng “ Nguyệt viên nhân khuyết’’ mang ý nghĩa là khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng.

1716973856297.png


Tiếp đến là tác hại của mặt trời và bão mặt trời
Các nhà thiên văn học nước ngoài đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát để nghiên cứu bức xạ mặt trời nhằm mục đích dự báo trước những ngày bất lợi cho sức khỏe của con người. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, ta thấy được, bức xạ mặt trời dọi xuống trái đất có nhiệt độ tăng giảm theo chu kỳ 11 năm.
Hiểu đơn giản như thế này: trong vòng 11 năm, nhiệt độ bức xạ mặt trời tăng dần đến cực độ rồi lại giảm dần đến tối thiểu. Chu kỳ không bao giờ xê dịch được.
Khi nhiệt độ bức xạ mặt trời tăng lên cực độ làm cho sức khỏe của con người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi nhiệt độ đạt tới 6000 độ, khả năng cao gây ra bão mặt trời.
Qua đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi thay đổi thời tiết hoặc sắp có giông bão thì sức khỏe yếu đi, với những người có bệnh mãn tính thì đều cảm thấy mệt mỏi, chóng váng... do vậy, khi có bão từ, nhiều căn bệnh mãn tính dễ phát triển đột ngột và dễ gây tử vong cao.
Trang tra cứu Lịch âm dương - Lịch vạn niên, Tử vi 12 con giáp, Cung hoàng đạo, Xem ngày tốt xấu, Phong thủy, Tướng số, Tâm linh
Email: Support.lichngaytot@gmail.com
Website: https://lichngaytot.net.vn/
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top