Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 2)

nhhgiap

Pearl
Trong phần này, ta hãy cũng tìm hiểu iPhone đã tác động như thế nào đến tâm lý và hành vi con người.
>> Xem thêm: Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 1)

Mọi người bắt đầu thích im lặng hơn​

Mọi thứ đặc biệt thay đổi vào khoảng năm 2013 đến năm 2015. Nhà tâm lý học Gloria Mark lần đầu nhận ra sự im lặng bất thường tại những địa điểm công cộng. “Mọi người đang nhìn vào điện thoại của họ - tất cả mọi người. Họ không còn giết thời gian khi xếp hàng bằng cách tán gẫu với nhau. Tôi thực sự lo lắng về điều này”, cô nói.
“Internet đã đưa cờ bạc thoát khỏi rào cản địa lý, đến nhà hoặc cơ quan làm việc, còn điện thoại di động cho phép mọi người chơi bất kỳ lúc nào”, Mark Griffiths, giáo sư tại Đại học Nottingham Trent, đã xuất bản bài báo đầu tiên về vấn nạn cờ bạc trên điện thoại di động vào năm 2005.
Rosen đã thực hiện 8 nghiên cứu về việc sử dụng điện thoại thông minh ở nhiều nhóm tuổi, từ năm 2012 đến năm 2020. Ông ấy nhận thấy rằng mọi người từ trẻ em mới tập đi, người lớn tuổi cho đến cảnh sát giao thông đều hình thành thói quen chạm và vuốt màn hình khó bỏ.
Theo ông, điện thoại thông minh làm trầm trọng hơn hoặc hình thành những căn bệnh tâm lý như rối loạn thiếu tập trung (ADD), chứng nomophobia - căn bệnh tâm lý hình thành khi một người không thoải mái nếu bị ép rời xa điện thoại. Thiết bị điện tử vô cảm đang dần trở thành một phần cơ thể của chúng ta.
Mark, hiện là giáo sư tin học tại Đại học California, Irvine, người đã dành nhiều năm ghi lại tần suất mọi người bị phân tâm bởi máy tính và điện thoại thông minh cho biết: một số yếu tố gây phân tâm xuất phát từ bên ngoài, như một cuộc gọi hoặc thông báo tin nhắn, nhưng phần lớn là sự “tự làm gián đoạn”, thứ gì đó xuất phát từ bên trong buộc chúng ta tự ngăn mình làm việc.

Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 2)
Điện thoại của Apple có cả hai điều trên. Vào năm 2009, Táo khuyết theo sau Blackberry bổ sung chức năng đẩy thông báo, cho phép ứng dụng tấn công người dùng bằng thông báo. Mãi đến 3 năm sau, hãng mới ra mắt chức năng không làm phiền, và chỉ trong năm này, hãng mới cho phép người dùng tùy chỉnh thông báo trên ứng dụng theo ý muốn.
Năm 2016, Apple bổ sung Memories - chức năng lấy những bức ảnh cũ từ thư viện ảnh để tạo sự hoài niệm, khiến người dùng xem không ngừng. Mark cho biết, chiếc điện thoại trong tay mọi người như một công tắc kích hoạt triệu chứng tự làm gián đoạn.

Bộ não con người thèm cảm giác bị phân tâm

Khi điện thoại nằm trong tầm tay bạn, sự phân tâm từ bên trong dễ xảy ra hơn. Một nghiên cứu của Rosen cho thấy iMessage cho đến nay là ứng dụng đầu tiên mọi người sử dụng sau khi mở điện thoại, và là nguồn của phần lớn thông báo trên điện thoại. Nhưng Instagram, YouTube và TikTok mới là app lấy nhiều thời gian hơn, sau khi nhận thông báo từ những nền tảng này, người dùng bị kích thích tò mò nhiều hơn.
Màn hình home của Apple - với tất cả các ứng dụng được hiển thị trong một mạng lưới dày đặc - đưa bạn 28 lý do để bị phân tâm. Chiếc điện thoại như điều khiển bạn. Nó sẽ nhẹ nhàng mời gọi: đây là tất cả lựa chọn khả dụng, bạn muốn chạm vào cái nào?.
Hầu hết điện thoại di động hiện tại đều có những tính năng này. Tuy nhiên, đối với Mark và Rosen, mọi thứ đều bắt đầu từ Apple, đó là nỗ lực để khiến mọi thứ trên iPhone trở nên nhanh chóng và thú vị. Điều này đã định hình hình ảnh cả một ngành công nghiệp.

“So với PC, mọi việc sẽ dễ dàng hơn với một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Bạn sẽ dễ bị phân tâm hơn, chỉ vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận ứng dụng bạn cần”, Mark nói.
Theo thời gian, việc được tiếp cận nhanh chóng hình thành một thói quen trong tiềm thức người dùng, khiến họ luôn mong chờ cảm giác đó. Một nghiên cứu của Đại học Tel Aviv ở Israel cho thấy rằng các bà mẹ nói chuyện với đứa con mới biết đi của họ ít hơn 4 lần khi bị điện thoại thông minh làm phân tâm.

Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 2)
Rất khó để xác định quan điểm nào dưới đây đúng hơn: liệu việc sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, hay sức khỏe kém dẫn đến việc sử dụng điện thoại nhiều hơn. Một phân tích tổng hợp gần đây về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em cho thấy: 10-15% trẻ có kết quả tiêu cực trong khi hầu hết không bị ảnh hưởng.
Rosen nghi ngờ điện thoại thông minh đã huấn luyện bộ não chúng ta mong đợi khả năng tiếp cận dễ dàng với sự kích thích và giải trí. Từ đó, trực tiếp phá hủy khả năng giải quyết với buồn chán của cá nhân, bắt chúng ta phụ thuộc vào chúng nhiều hơn.

“Chúng ta đang thiếu các chức năng điều khiển trong não để xử lý mọi thứ mà không cảm thấy buồn chán. Cuộc sống bây giờ quá nhanh và các lựa chọn có rất nhiều, chúng ta không cho phép mình cảm thấy buồn chán. Khi buồn chán, chúng ta tìm mọi cách để xóa đi cảm xúc đó bằng cách lướt điện thoại”, Rosen nói.

******* kiểm soát các nhà phát triển ứng dụng

iPhone ban đầu gần như không có cửa hàng ứng dụng giống như Android. Jobs kiên quyết rằng chỉ các ứng dụng của Apple mới phù hợp với iPhone, tuyên bố "bạn không muốn điện thoại của mình giống PC", đồng thời ông muốn hạn chế rủi ro phần mềm kém chất lượng xuất hiện.
Khi ông ấy cuối cùng chịu nhượng bộ, thì lại yêu cầu mọi giao dịch mua bán trên ứng dụng sẽ phải trả 30% mức phí. Năm ngoái, những khoản phí này ước tính chiếm 1/5 tổng doanh thu của Apple ở mức 64 tỷ USD. Mặc dù khoản phí trên nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn ngành, nhưng nó chỉ mới là điểm khởi đầu.
Táo khuyết một mặt thúc đẩy mua hàng một lần trong ứng dụng nhưng mặt khác vẫn cấm nhà phát triển ứng dụng nâng giá - tính phí cho mỗi phiên bản cập nhật của ứng dụng - cách bán phần mềm của Windows và Photoshop.
Barnard cho biết những quyết định này đã làm thay đổi hoàn toàn thị trường trò chơi điện tử trên iPhone. Nó chiếm khoảng 70% doanh thu cửa hàng ứng dụng, nghiêng hẳn về những tựa game miễn phí với nhiều lựa chọn mua sắm.

Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 2)
Nhiều nhà phát triển sử dụng các chiến thuật giống cờ bạc và thủ thuật tâm lý để khai thác và thao túng người chơi của họ, thường nhắm mục tiêu vào những người chơi có chi tiêu cao cụ thể, và vẫn như mọi khi Apple sẽ lấy 30% phí mỗi giao dịch.
“Ngành công nghiệp game di động ngày nay sẽ như thế nào nếu Apple không cho phép mua hàng ngay từ đầu?”, Barnard đặt nghi vấn. Talal Haj Bakry và Tommy Mysk, cặp đôi nhà sản xuất ứng dụng, nổi tiếng vì đã phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư của Apple chia sẻ. Họ đổ lỗi Apple là nguyên nhân thúc đẩy cuộc chạy đua đến đáy của giá cả, lệnh cấm tăng giá của hãng khiến nhà phát triển phần mềm tăng cường nhận quảng cáo ngoài cũng như giao dịch vi mô.
Trong khi đó, Apple cấp cho các nhà sản xuất ứng dụng quyền truy cập đáng kể vào thông tin cá nhân của người dùng. Sổ danh bạ, lịch, ảnh máy ảnh và dữ liệu vị trí đều có sẵn mà không cần xin phép. Thường thì người dùng không được thông báo và không có khả năng từ chối giao dịch mua bán thông tin của họ. Cho đến thời gian gần đây, quyền truy cập này mới bị cấm.
Một cuộc điều tra vào năm 2011 cho thấy một số ứng dụng có thể phá vỡ các quy tắc truy cập GPS của Apple. Cho đến gần đây, các nhà phát triển ứng dụng vẫn có thể truy cập số nhận dạng duy nhất của từng người dùng mà không có sự cho phép, từ đó theo dõi cùng một đối tượng qua nhiều app khác nhau.
Một mặt, đó là kỹ thuật quảng cáo mạnh mẽ giúp nhiều ứng dụng nhỏ có chỗ đứng. Mặt khác, nó tạo ra một thị trường xám chứa dữ liệu sử dụng điện thoại cá nhân, và cho phép những gã khổng lồ như Facebook xây dựng hồ sơ chi tiết của từng khách hàng.
Những phương thức trên đều làm trầm trọng hơn việc ép buộc sử dụng điện thoại thông minh. Mỗi phần thông tin mà nhà phát triển thu thập được giúp họ cá nhân hóa nội dung ứng dụng tốt hơn, giữ chân người dùng lâu hơn.

Định hình tiêu chuẩn giao tiếp xã hội

Dữ liệu của Facebook cho phép các nhà phát triển game đi săn khách hàng “cá voi”, thu hẹp đối tượng người dùng tiềm năng cho dù điều đó có tốt cho họ hay không. Theo Barnard, Apple phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho mọi tác động tiêu cực vì đã điều hành cửa hàng ứng dụng quá *******.
Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần 2)
“Bỏ qua câu hỏi liệu họ có xứng đáng bị đổ lỗi cho sự gia tăng của các trò chơi miễn phí gây nghiện hay không, sự thật là họ cố tính cho phép điều đó diễn ra thông qua việc không thay đổi quy tắc. Họ khuyến khích về mặt tài chính để mọi người không ngừng nghiện”, ông nói.
Khi sức mạnh của điện thoại thông minh ngày càng tăng, vô hình chung nó đã định hình mọi hành vi tiêu chuẩn trong xã hội. Gloria Mark chỉ ra mức độ sử dụng điện thoại cá nhân được xã hội thúc đẩy, từ việc kiểm tra email hàng ngày cho đến thói quen google bất kỳ câu hỏi nào trong một cuộc trò chuyện.
Chúng ta phụ thuộc vào GPS quá nhiều đến mức quên đi cách điều hướng, điện thoại trở thành thẻ điện tử cho bất kỳ dịch vụ nào chúng ta đăng ký. Khi đợi thang máy, xe buýt hoặc đèn giao thông, chúng ta liên tục tìm cách để bị phân tâm.
Trung Quốc là minh chứng rõ ràng nhất cho những hành vi trên. Quốc gia này hiện tại là cơ sở sản xuất chính của Apple, đồng thời là thị trường tiêu thụ nước ngoài lớn nhất của hãng.

“Những người sinh năm 1980 ít tiếp xúc với máy tính xách tay. Họ không quen với phần mềm văn phòng hay việc lướt internet…Nhưng bây giờ, mọi thứ đều được thực hiện thông qua ứng dụng hoặc trang web, từ mua vé tàu đến thanh toán tiền xăng".
"Chúng tôi không còn ra ngoài với một chiếc ví, chùm chìa khóa nặng trịch, những xấp thẻ và giấy tờ tùy thân, thay vào đó chúng tôi chỉ cần mang theo một chiếc điện thoại kèm pin sạc dự phòng. Không chỉ là iPhone đơn thuần mà nó biến thế giới thành iWorld”,
Francesca Yu của AppInChina, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên giúp các nhà sản xuất ứng dụng tiếp cận thị trường Trung Quốc, cho biết.
(còn tiếp)
Nguồn: Telegraph
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top