Tương lai nào cho OpenAI sau màn “hồi sinh” của CEO Sam Altman?

Sau màn “hồi sinh” – phục chức của CEO Sam Altman, nhiều chuyên gia cho rằng điều này tái khẳng định vị thế của anh với tư cách là người dẫn đầu trong lĩnh vực AI đang phát triển nhanh chóng, đồng thời được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công ty OpenAI.
Thế giới công nghệ một lần nữa ngỡ ngàng bởi tin tức Sam Altman trở lại công ty OpenAI với tư cách Giám đốc Điều hành (CEO) chỉ 4 ngày sau khi bị sa thải một cách đột ngột qua cuộc họp trực tuyến trên Google Meet.
Tương lai nào cho OpenAI sau màn “hồi sinh” của CEO Sam Altman?
Thông báo này đã chấm dứt một thời kỳ hỗn loạn làm nổi bật những căng thẳng sâu sắc trong lòng cộng đồng phát triển công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI).
OpenAI thanh báo đã đạt được thỏa thuận để Altman trở lại công ty với tư cách là Giám đốc Điều hành. Hội đồng Quản trị mới sẽ gồm anh Bret Taylor, anh Larry Summers và anh Adam D'Angelo.
Như vậy, gần như mọi thành viên trong hội đồng quản trị ra quyết định sa thải Altman đã được thay thế bằng những nhân sự mới sau những phản đối mạnh mẽ của các nhân viên, qua đó củng cố vị trí lãnh đạo công ty của anh.
"Người sống sót" duy nhất là anh Adam D'Angelo, CEO của trang web hỏi đáp Quora. Anh sẽ tham gia hội đồng mới cùng với cựu CEO công ty phần mềm Salesforce Bret Taylor và hiệu trưởng Đại học Harvard Larry Summers.
Tờ Wall Street Journal đưa tin cả Altman và người đồng sáng lập OpenAI Greg Brockman - người đã thôi giữ chức Chủ tịch công ty sau khi Altman bị sa thải - sẽ khanh trở lại hội đồng quản trị. Dự kiến sẽ có thêm sáu thành viên bổ sung vào hội đồng.
Tương lai nào cho OpenAI sau màn “hồi sinh” của CEO Sam Altman?
Những sóng gió tại OpenAI này bắt đầu vào thứ Sáu tuần trước (17/11), khi Altman đột ngột bị Hội đồng Quản trị sa thải vì những lý do vẫn chưa rõ ràng.
Trong một tuyên bố, Hội đồng Quản trị cho biết họ ra quyết định trên vì Altman “khanh thẳng thắn trong giao tiếp” với hội đồng. Song phía hội đồng cũng không đưa ra giải thích cụ thể hơn.
Hội đồng Quản trị OpenAI cũng phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đưa Altman trở lại, thậm chí thanh qua hai vị CEO mới vào cuối tuần. Nhưng rồi ba trong số bốn thành viên còn lại của hội đồng bị sa thải vào ngày 21/11 để mở đường cho sự trở lại ấn tượng của Altman.
Sự trở lại của Altman tái khẳng định vị thế của anh với tư cách là người dẫn đầu trong lĩnh vực AI đang phát triển nhanh chóng, đồng thời được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho OpenAI. Nhưng diễn biến này cũng nêu bật sức ảnh hưởng ngày một lớn của Microsoft đối với tương lai của công ty.
Trong năm ngày náo loạn, Altman đã nhanh chóng đảm nhận một vị trí tại Microsoft, “gã khổng lồ” công nghệ đã rót hàng tỷ USD vào OpenAI và giúp ra mắt chat bot ChatGPT đình đám. Chính sự thành công của ChatGPT đã khơi dậy cuộc đua toàn cầu trị giá hàng tỷ USD trong nghiên cứu và phát triển AI.
Trong một bài đăng trên nền tảng xã hội X (trước đây là Twitter) xác nhận sự trở lại của mình, Altman đã ám chỉ tới sự hỗ trợ của CEO Microsoft Satya Nadella.
Tương lai nào cho OpenAI sau màn “hồi sinh” của CEO Sam Altman?
Một số phương tiện truyền thông đưa tin, đã có những lo ngại rằng OpenAI đang nhanh chóng rời xa sứ mệnh từng nêu là "xây dựng AI an toàn và có lợi vì lợi ích của nhân loại" để theo đuổi lợi ích thương mại.
Sau sự bùng nổ của ChatGPT, nhiều công ty công nghệ lớn khác - bao gồm Meta (công ty mẹ của Facebook) và Alphabet (công ty mẹ của Google) đã đầu tư rất nhiều vào AI và làm dấy lên mối lo ngại về quản trị đối với công nghệ này.
Đầu tháng 11, chính phủ các nước phương Tây và những công ty công nghệ đã đồng ý về một chế độ thử nghiệm an toàn mới đối với AI. Mục tiêu là nhằm xoa dịu những lo ngại về tốc độ phát triển của AI và việc thiếu các biện pháp toàn cầu để kiểm soát công nghệ này.
>> Elon Musk chia sẻ bức thư bí ẩn vạch tội Sam Altman đang sốt trên mạng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top