minhngoc4901
Pearl
Bạn trải qua một ngày dài mệt mỏi và đếm ngược từng giây cho đến lúc được đặt lưng lên giường và nghỉ ngơi. Nhưng khi thực sự khi được tựa đầu trên chiếc gối êm thì bạn lại trở nên hoàn toàn tỉnh táo.
Nicole Avena, Tiến sĩ, Phó giáo sư khoa học thần kinh tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai (New York), cho biết: “Đây là điều rất bình thường khi mọi người cảm thấy mệt mỏi, rồi tỉnh táo và cuối cùng là thư giãn. Nhưng nó cũng có thể khiến bạn khó chịu và quan trọng hơn, đây là một dấu hiệu cho thấy thói quen ngủ của bạn không tốt".
"Nếu bạn liên tục làm việc, xem TV hoặc thực hiện các hoạt động “tỉnh táo” khác trên giường, cơ thể sẽ học cách không ngủ trên giường", Morgan Levy, Tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Boca Raton, Florida cho biết. Điều đó có thể khiến bạn trằn trọc hàng giờ liền, lo lắng về việc ngủ không đủ giấc và thức dậy mệt mỏi.
Cách khắc phục: Điều trị chứng chứng mất ngủ này bao gồm việc dạy lại cho bộ não của bạn tin rằng giường là nơi chỉ để ngủ. Bước đầu tiên là ngừng thực hiện các hoạt động “tỉnh táo” trên giường. Tiến sĩ Avena nói: “Bạn phải huấn luyện lại tâm trí và cơ thể của mình để nhận ra các tín hiệu về giấc ngủ, giống như việc để phòng tối và đặt lưng lên giường”.
Theo một nghiên cứu vào tháng 11/ 2013 trên Tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine, khi bạn nạp vào cơ thể 400mg caffein (khoảng 2 cốc cà phê) 6 tiếng trước khi đi ngủ có khả năng làm giảm thời gian chợp mắt lại của bạn xuống một giờ.
Theo một nghiên cứu của Risk Management and Healthcare Policy vào tháng 12/2018, nếu bạn đặc biệt nhạy cảm, ngay cả khi uống caffein lúc 7 giờ sáng cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Cách khắc phục: Uống caffein sớm hơn hoặc cắt giảm nó hoàn toàn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Trường Y Harvard khuyên bạn nên tránh nạp caffein ít nhất 4 đến 6 tiếng trước khi đi ngủ.
Đó là vì ánh sáng xanh từ màn hình của bạn. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ, ánh sáng xanh từ máy tính bảng, điện thoại di động và máy tính có thể trì hoãn việc giải phóng hormone kích thích giấc ngủ melatonin. Kết quả là nó làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn và khiến bạn khó ngủ hơn.
Cách khắc phục: Bạn sẽ có một giấc ngủ ngon bằng cách cất các thiết bị của mình ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ. Hoặc 30 phút trước khi đi ngủ vẫn có thể hữu ích, Cleveland Clinic lưu ý.
Tiến sĩ Levy nói: “Với hội chứng lo âu, những suy nghĩ này có thể liên quan đến những mối lo lắng về tương lai còn với chứng trầm cảm, chúng liên quan đến những hối tiếc trong quá khứ”.
Cách khắc phục: Đôi khi cố gắng “vệ sinh giấc ngủ” là đủ để tạo ra sự khác biệt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tiến sĩ Levy cho biết: “Lúc đó, tôi khuyên bạn nên tìm đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ”.
Cách khắc phục: Việc xác định chính xác vấn đề thường cần đến sự trợ giúp của bác sĩ, người có thể yêu cầu kiểm tra phân tích giấc ngủ.
Tiến sĩ Avena nói: “Phân tích giấc ngủ có thể xác định được bất kỳ vấn đề nào thông qua sóng não hoặc hơi thở để tìm được cách điều trị tốt nhất”.
Nguồn: Livestrong
Nicole Avena, Tiến sĩ, Phó giáo sư khoa học thần kinh tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai (New York), cho biết: “Đây là điều rất bình thường khi mọi người cảm thấy mệt mỏi, rồi tỉnh táo và cuối cùng là thư giãn. Nhưng nó cũng có thể khiến bạn khó chịu và quan trọng hơn, đây là một dấu hiệu cho thấy thói quen ngủ của bạn không tốt".
1. Não của bạn đã tạo ra mối liên kết giữa chiếc giường và sự tỉnh táo
Về mặt trí tuệ, bạn biết rằng giường là không gian cho giấc ngủ và các hoạt động tình dục. Nhưng nếu nó cũng là nơi diễn ra các hoạt động khác thì não bộ của bạn cũng có thể nghĩ khác đi. Điều này dẫn đến việc mất ngủ và hưng phấn, khi đó não đã liên kết chiếc giường với sự tỉnh táo."Nếu bạn liên tục làm việc, xem TV hoặc thực hiện các hoạt động “tỉnh táo” khác trên giường, cơ thể sẽ học cách không ngủ trên giường", Morgan Levy, Tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Boca Raton, Florida cho biết. Điều đó có thể khiến bạn trằn trọc hàng giờ liền, lo lắng về việc ngủ không đủ giấc và thức dậy mệt mỏi.
Cách khắc phục: Điều trị chứng chứng mất ngủ này bao gồm việc dạy lại cho bộ não của bạn tin rằng giường là nơi chỉ để ngủ. Bước đầu tiên là ngừng thực hiện các hoạt động “tỉnh táo” trên giường. Tiến sĩ Avena nói: “Bạn phải huấn luyện lại tâm trí và cơ thể của mình để nhận ra các tín hiệu về giấc ngủ, giống như việc để phòng tối và đặt lưng lên giường”.
2. Bạn uống quá nhiều caffein
Hầu như ai cũng biết rằng uống một ly cà phê hoặc nước tăng lực ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ và có thể gây ra các vấn đề khác. Nhưng uống đồ uống kích thích vào buổi chiều có thể có tác động tương tự.Theo một nghiên cứu vào tháng 11/ 2013 trên Tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine, khi bạn nạp vào cơ thể 400mg caffein (khoảng 2 cốc cà phê) 6 tiếng trước khi đi ngủ có khả năng làm giảm thời gian chợp mắt lại của bạn xuống một giờ.
Theo một nghiên cứu của Risk Management and Healthcare Policy vào tháng 12/2018, nếu bạn đặc biệt nhạy cảm, ngay cả khi uống caffein lúc 7 giờ sáng cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Cách khắc phục: Uống caffein sớm hơn hoặc cắt giảm nó hoàn toàn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Trường Y Harvard khuyên bạn nên tránh nạp caffein ít nhất 4 đến 6 tiếng trước khi đi ngủ.
3. Bạn tỉnh táo do sử dụng các thiết bị điện tử
Kiểm tra email hoặc mạng xã hội nhanh chóng trước khi ngủ có vẻ không phải là một vấn đề lớn. Nhưng theo một nghiên cứu vào tháng 9/ 2021 trên Healthcare, sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém hơn đáng kể - bất kể các yếu tố như uống caffeine hoặc rượu, tập thể dục hay trầm cảm.Đó là vì ánh sáng xanh từ màn hình của bạn. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ, ánh sáng xanh từ máy tính bảng, điện thoại di động và máy tính có thể trì hoãn việc giải phóng hormone kích thích giấc ngủ melatonin. Kết quả là nó làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn và khiến bạn khó ngủ hơn.
Cách khắc phục: Bạn sẽ có một giấc ngủ ngon bằng cách cất các thiết bị của mình ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ. Hoặc 30 phút trước khi đi ngủ vẫn có thể hữu ích, Cleveland Clinic lưu ý.
4. Bạn lo lắng hoặc trầm cảm
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù lo lắng hoặc trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải, bạn cũng có thể phải đối mặt với suy nghĩ ngổn ngang trong đầu hoặc không thể trấn tĩnh tâm trí, điều này có thể khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hơn.Tiến sĩ Levy nói: “Với hội chứng lo âu, những suy nghĩ này có thể liên quan đến những mối lo lắng về tương lai còn với chứng trầm cảm, chúng liên quan đến những hối tiếc trong quá khứ”.
Cách khắc phục: Đôi khi cố gắng “vệ sinh giấc ngủ” là đủ để tạo ra sự khác biệt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tiến sĩ Levy cho biết: “Lúc đó, tôi khuyên bạn nên tìm đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ”.
5. Bạn bị rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ (Insomnia) không phải là vấn đề duy nhất có thể khiến bạn khó ngủ. Theo Cleveland Clinic, các tình trạng như hội chứng chân không nghỉ ( Restless Legs Syndrome) và ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea) cũng có thể cản trở khả năng chìm vào giấc ngủ và nghỉ ngơi cần thiết của bạn.Cách khắc phục: Việc xác định chính xác vấn đề thường cần đến sự trợ giúp của bác sĩ, người có thể yêu cầu kiểm tra phân tích giấc ngủ.
Tiến sĩ Avena nói: “Phân tích giấc ngủ có thể xác định được bất kỳ vấn đề nào thông qua sóng não hoặc hơi thở để tìm được cách điều trị tốt nhất”.
Nguồn: Livestrong