Vì sao hãng xe Đức phản đối thuế quan xe điện Trung Quốc?

Phương Huyền
Phương Huyền
Phản hồi: 0
Quyết định áp thuế nhập khẩu lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc của Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các "ông lớn" ngành ô tô Đức như BMW, Mercedes và Volkswagen. Họ cho rằng đây là một hành động "sai lầm" và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại gây tổn hại cho tất cả các bên.
1728261132705.png

Mặc dù EU đã chính thức thông qua việc áp thuế, dự kiến có hiệu lực từ ngày 31/10, nhưng các nhà sản xuất ô tô Đức vẫn nỗ lực kêu gọi Brussels và Bắc Kinh tìm kiếm giải pháp thương lượng, tránh leo thang căng thẳng.
CEO của BMW, ông Oliver Zipse, nhận định quyết định áp thuế là "một tín hiệu chí mạng đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu" và cảnh báo về nguy cơ xung đột thương mại "mà không ai được hưởng lợi".
Đức, quốc gia có ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh, đã bỏ phiếu chống lại thuế quan, phần nào thể hiện mong muốn duy trì mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo các nhà sản xuất ô tô Đức sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương nếu Trung Quốc có các biện pháp trả đũa. Dữ liệu thương mại cho thấy gần một phần ba doanh số bán hàng của các hãng xe Đức trong năm 2023 đến từ thị trường Trung Quốc. Mặc dù phần lớn xe được bán tại Trung Quốc là sản xuất tại chỗ, nhưng nhiều mẫu xe cao cấp vẫn được nhập khẩu từ Đức.
Volkswagen, nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu, cũng kêu gọi hai bên tìm kiếm "giải pháp chính trị", đồng thời cảnh báo thuế quan sẽ không giúp ngành ô tô châu Âu cạnh tranh hơn.
Ủy ban châu Âu (EC) biện minh cho quyết định áp thuế bằng việc thị phần xe điện Trung Quốc tại EU đã tăng vọt từ 3,9% năm 2020 lên 25% vào tháng 9/2023. EC cho rằng các công ty Trung Quốc được hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cho phép họ bán phá giá sản phẩm.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ kết quả bỏ phiếu, cho rằng quyết định áp thuế là "vô lý và không công bằng".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top