Viettel mang 17 sản phẩm tham dự Hội nghị Thế giới Di động MWC 2024

Ánh Mai

Editor
Thành viên BQT
Hội nghị Di động Thế giới 2024 (MWC 2024) được tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha từ ngày 26/02 – 29/02/2024. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất trong ngành di động. Sự kiện năm nay có mặt 2,400 doanh nghiệp công nghệ, dự kiến thu hút gần 85.000 khách tham quan trực tiếp. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự sự kiện, với 17 sản phẩm của hệ sinh thái công nghệ Viettel.
Trong chủ đề “Future First”, các vấn đề thảo luận chính tại sự kiện bao gồm “5G and Beyond” (5G và xa hơn nữa), Connecting Everything (Kết nối vạn vật), “Humanising AI” (Nhăn văn hoá AI), “Manufacturing DX” (Chuyển đổi kỹ thuật số ngành sản xuất), “Game Changers” (Nhân tố thay đổi cuộc chơi công nghệ), “Our Digital DNA” (DNA kỹ thuật số).
Viettel mang 17 sản phẩm tham dự Hội nghị Thế giới Di động MWC 2024

Viettel mang 17 sản phẩm tham dự Hội nghị Thế giới Di động MWC 2024

17 sản phẩm Viettel tại MWC 2024​

1. Chip 5G DFE SoC: Điều khiển hoạt động khối thu/chuyển tín hiệu và giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác.
2. Chip 5G RFIC: Chip thu phát không dây đầu tiên của Việt Nam tích hợp trên công nghệ 28 nm với đầy đủ tính năng và tương thích chuẩn 5g3gpp.
3. Hệ thống tự động tối ưu hoạt động hạ tầng cơ điện trạm viễn thông SON M&E: Hệ thống tự động hiệu chỉnh, cài đặt các tham số và tự động tính toán, tối ưu hiệu năng/hiệu suất hoạt động để đảm bảo hệ thống các thiết bị cơ điện trạm viễn thông Viettel.
4. Trung tâm vận hành dịch vụ SOCv2: Hệ thống tự động phân tích các dữ liệu ghi được, trạng thái hoạt động của thiết bị, chất lượng tín hiệu của đường truyền để khắc phục sự cố.
5. Hệ thống giám sát và xử lý cảnh báo sự cố tự động vFCR: Tự động phát hiện, phân tích, chẩn đoán và giải quyết các sự cố, lỗi hoặc tình huống không mong muốn trong mạng lưới và khôi phục.
6. O-Ran System: Các thiết bị 5G của Viettel tuân theo tiêu chuẩn mở O-Ran, cho phép tích hợp các giải pháp tối ưu đến từ các đối tác khác nhau.
7. 5G Private: Giải pháp sử dụng sóng viễn thông công nghệ 5G cung cấp đa dạng dịch vụ kết nối trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp.
8. Vi An – Human AI: Tích hợp nhiều công nghệ AI bao gồm mô hình ngôn ngữ lớn, tạo sinh hình ảnh 3D, khuôn miệng, cử chỉ.
9. Nền tảng tài chính số Viettel (Viettel Digital Finance Platform): Nền tảng tài chính số sẵn sàng tích hợp vào hệ thống sẵn có của nhà mạng viễn thông.
10. TV360: Cung cấp kho nội dung video AR, VR về văn hóa, du lịch Việt Nam cho người dùng tại MWC.
11. Hệ sinh thái Viettel Cloud: Tổng thể hệ sinh thái điện toán đám mây với 68 dịch vụ bao gồm các lớp trung tâm dữ liệu, hạ tầng, nền tảng, phần mềm và các dịch vụ quản lý.
12. Hệ thống phân tích an ninh và vận hành đám mây (Cloud Security Analytics & Operation): Hệ thống giám sát an toàn thông tin trên Viettel Cloud, xử lý và truy vết sự cố.
13. Nền tảng quản lý đám mây (Cloud Management Platform): Nền tảng để doanh nghiệp quản trị các dịch vụ, tài nguyên hạ tầng Cloud.
14. Viettel Multi-CDN: Hệ thống quản lý và định tuyến lưu lượng trực tuyến giữa các nhà cung cấp CDN.
15. Nền tảng IoT Innoway: Hệ thống quản lý IoT cho phép thu thập dữ liệu từ hàng tỷ thiết bị phần và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.
16. Viettel Ethereum Blockchain Node: Dịch vụ cho thuê hạ tầng các Blockchain Node trên nền tảng Ethereum.
17. Digital Twin: Nền tảng tạo ra phiên bản mô phỏng của khu vực/ thành phố để hỗ trợ giám sát, điều hành, quy hoạch.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top