Giấc mơ xe điện Trung Hoa là series bài viết của tờ Wired nổi tiếng về lĩnh vực công nghệ. Series bài này vừa được anh Nguyễn Thành Nam, một trong các thành viên sáng lập của tập đoàn FPT, chuyển ngữ để chia sẻ với bạn bè trên Facebook.
Mình thấy hay nên xin phép được chia sẻ lên đây cho các bạn tham khảo. Các bạn có thể xem trực tiếp trên Facebook của anh Nguyễn Thành Nam tại đây để theo dõi thêm nhiều thảo luận nữa.
Series bài này gồm 5 phần:
>> Phần 1: Vua pin
>> Phần 2: Nhiều xe, ít điện
>> Phần 3: Chạy đua tìm "dầu trắng"
>> Phần 4: Máy nghe trộm bốn bánh
>> Phần 5: Làm xe điện để làm gì?
Dưới đây là nội dung phần 4: Máy nghe trộm bốn bánh
Bắt đầu từ tuần này, xe Tesla bị cấm chạy ở thành phố nghỉ mát Bắc Đới Hà, trong hai tuần, khi Ban chấp hành TƯ ĐCS TQ nhóm họp tại đây. Đây cũng ko phải là vụ đầu tiên. Tesla cũng đã bị cấm hồi tháng 6 khi chủ tịch Tập đến thăm một số cơ sở quân sự ở Thành Đô. Mặc dù không có thông báo chính thức, có vẻ lệnh cấm liên quan đến quan ngại đến vô khối các cameras và sensors của chiếc xe có thể tiết lộ thông tin về các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo Bắc kinh.
Đây là quyết định khá gây tò mò. TQ đang dần trở thành một trong những đất nước kết nối nhất thế giới. Họ còn gọi Thành Đô là “Thành phố sung sướng 5G”, nơi chính quyền khuyến khích cư dân phát sóng trực tiếp cuộc sống hàng ngày của mình.
Tesla có thể là xe điện phổ biến nhất TQ với khoảng gần nửa triệu xe chạy trên đường. Nhưng mặc dù công ty tuân thủ các quy định về nội địa hóa dữ liệu, xây dựng trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc, nó vẫn bị coi là một công ty nước ngoài, và có thể đe dọa an ninh quốc gia.
Nỗi lo ngại này không chỉ riêng của chính quyền Tập. Các xe điện Trung quốc cũng đang tìm đường ra thị trường thế giới, và ở phương Tây, người ta đã thấy lo lắng về việc những phương tiện này sẽ bơm dữ liệu về nước mẹ thế nào.
Tương lai của giao thông đúng là các phương tiện điện tự lái. Và đó cũng có thể là tương lai của ngành do thám.
Quan ngại quốc gia về năng lực do thám của các phương thức vận tải mới không có gì là mới mẻ. Năm 1913, quân đội Pháp yêu cầu xóa tất cả các ảnh trên một chiếc máy bay Z4 của Đức bị lạc trong sương mù phải hạ xuống đất Pháp. Suốt thời chiến tranh lạnh, hai bên đã xử lý việc do thám trên không bằng cách thỏa thuận Hiệp định bầu trời Mở, đưa ra luật lệ để cả NATO và khối Vacxava có thể tuân theo để do thám lẫn nhau, thay vì cấm sử dụng chúng.
Cho đến hiện nay, Tesla là phương tiện kết nối nhất. Không những nó thu thập vô khối dữ liệu về người lái như: lịch sử hành trình, vận tốc, những cuộc gọi đến… hàng trăm các sensors và camera hướng ra ngoài còn thu nhập rất nhiều thông tin về thế giới xung quanh.
David Colombo, một lập trình viên 19 tuổi người Đức, đã chứng minh rằng có thể khá dễ dàng thâm nhập vào kho dữ liệu đó. Bằng một công cụ của bên thứ ba, anh đã thâm nhập được vào hàng chục chiếc Tesla trên thế giới, có thể kiểm soát được khóa, cửa sổ, hệ thống âm thanh và download về hàng đống dữ liệu.
“Tôi có thể xem được rất nhiều dữ liệu, như xe đã ở đâu, sạc điện lúc nào, hiện đang di chuyển ở đâu, thường hay đỗ chỗ nào, tốc độ, mỗi khúc cua, lịch sử phần mềm cũng như khí hậu ngoài xe…” Colombo viết trong một bài báo trên Medium tháng Giêng vừa rồi, kể lại khám phá của mình.
Mặc dù những lỗ hổng đã được vá ngay, cuộc tấn công của Colombo đã làm lộ ra lỗ hổng cốt lõi của những chiếc xe thông minh: chia sẻ dữ liệu không phải là lỗi, đó là tính năng của xe.
Những dữ liệu mà Tesla thu nhập chỉ là phần nổi của tảng băng. Chúng ta còn chưa nhìn thấy những chiếc xe hoàn toàn tự động trong các thành phố được ca tụng là “thông minh” khi đường và đèn tín hiệu cũng được kết nối 5G. Trong tương lai gần, xe không chỉ thu nhập thông tin về người lái và hành khách mà cả xe cộ, người đi bộ và môi trường xung quanh. Một số thông tin là cần thiết để xe có thể tránh va chạm, lập kế hoạch di chuyển, tự cải thiện mình.
Tu Le, giám đốc của tạp chí Sino Auto Insights, nhận xét: “Châu Âu và Mỹ đã ngủ quên trên xe.” Họ có thể vẫn dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất ô tô truyền thống. Nhưng tình hình đã thay đổi. Khi nói về khai thác cobalt, sáng chế pin lithium, công nghệ 5G hay phân tích dữ liệu lớn, TQ đang đi trước vài bước. Và tất cả những ưu thế tưởng là không liên quan gì đến nhau đó đang hội tụ vào EV – xe điện thông minh.
Tất nhiên không phải thành công nào của TQ cũng là trung thực. Họ bị cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ. Tuy nhiên Lê cho rằng do thám kinh tế đương nhiên là có vai trò, nhưng không phải là nguyên nhân chính của sự bùng nổ của TQ trong lĩnh vực EV. Năng lực xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn của TQ đã được kiểm chứng. Như chương trình nhận dạng mặt qua mạng cameras đường phố, khả năng theo dõi từng cá nhân người Hồi ở Tân cương qua hệ thống GPS đặc biệt, hay hệ thống “chấm điểm tín dụng xã hội. “Một đất nước đã quen xử lý tỷ tỷ byte dữ liệu hàng ngày.”
Và dữ liệu không chỉ về TQ. Bắc kinh đầu tư mạnh mẽ để mang thương hiệu “thành phố thông minh” của mình ra nước ngoài, như Kygyzstan, Venezuela hay châu Phi. Những chiếc xe tự hành trong dự án Pony.ai thậm chí còn đang chạy trên những nẻo đường cuả California.
TQ hiểu rằng, dữ liệu đa dạng về khí hậu, con người và công nghệ giúp cải thiện thuật toán. Nếu họ khai thác tốt, họ không cần nhiều dữ liệu. Từ những dữ liệu chung vô danh của cả đội xe do TQ chế tạo lăn bánh trên các đường phố Mỹ, họ có thể tái tạo mẫu hình và các sở thích cá nhân cũng như bức tranh phức tạp của cả khu phố, dù đó là công việc thường nhật của một căn cứ quân sự trong thành phố hay lịch làm việc của một thành viên chính phủ quyền lực. Khi cấm các xe Tesla, có vẻ như người TQ đã biết cách kiểm soát mối đe dọa đó trong nước.
Cuộc tấn công “hữu hảo” của Colombo, đã chỉ rõ, ngay cả nếu chỉ nhắm vào một chiếc xe, cũng có thể gây nên những mối đe dọa về an ninh. “Điều gì xảy ra nếu kẻ khủng bố chiếm được quyền kiểm soát một chiếc xe trong đoàn xe hộ tống yếu nhân?” – Colombo viết.
Điều đó đã xảy ra. Chính phủ Đức đã cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công năm 2020 vào cơ quan vận tải quân sự, cung cấp hậu cần cho chính phủ. Thông tin bị tiết lộ từ những cuộc tấn công như vậy tiếp tục tăng. “Trong trường hợp xấu, chiếc xe sẽ trở thành một quả tên lửa.”
Nếu việc cấm các xe Tesla xem ra là một hành động bột phát, sự tập trung đã giúp Bắc Kinh hiểu được mối quan ngại về an ninh. Họ đã ban hành các luật lệ khắc nghiệt cho các hãng muốn hoạt động tại TQ. Luật yêu cầu các công ty phải công bố cho chính quyền những thông tin gì họ thu nhập, cấm việc truyền các thông tin ra ngoài biên giới, nhất là thông tin hình ảnh và tọa độ. Mặc dù biết rằng lưu trữ thông tin ở TQ có thể bị chính quyền lợi dụng cho mục đích an ninh, Tesla đã nhanh chóng tuân thủ và xây dựng một trung tâm dữ liệu trong đại lục.
Mặc dù trước đó, Bắc kinh có vẻ chỉ quan tâm đến bảo vệ ngành công nghiệp trong nước như bắt các công ty nước ngoài phải liên doanh với đối tác trong nước, chưa chưa quan tâm đến an ninh quốc gia.
Trong khi đó phương Tây đang lúng túng trong việc đưa ra các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Lê cho rằng, chỉ vài ba năm nữa, các xe điện TQ sẽ chạy trên đường phố Mỹ. “Họ đã vào đến sân, mà chúng ta vẫn chưa làm gì cả.” Không những phải đưa ra các quy định kiểm soát xe TQ, các hãng còn phải cải thiện an ninh của mình sau cuộc thử nghiệm của Colombo.
Hiện các hãng đang nâng cấp phần mềm từ xa. Alexander Poizner, CEO của công ty an ninh mạng UK Parabelyx, viết năm 2021: “Thật là nguy hiểm khi hàng trăm ngàn xe được nâng cấp phần mềm qua mạng không dây. Tưởng tượng xem. TQ hoàn toàn có thể sử dụng mã độc để phá hủy giao thông ở Đài Loan trước khi tiến công bằng quân sự.”
Các quy định chưa chặt chẽ dẫn đến thiếu nhất quán. Poizner viết: “hiện chưa có một chuẩn mực nào về an ninh mạng cho cả xe tự lái và hạ tầng hỗ trợ.” Và đó không chỉ là thiếu sót duy nhất. “Các nhà hoạch định chính sách ở mức cao nhất đang lúng túng”, Marjory Blumenthal, một chuyên gia của Carnegie Endowment for International Peace – một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Washington DC nhận xét.
Tuy nhiên, linh tính của Washington chắc cũng giống Bắc kinh. Trong quá khứ, Mỹ và các đồng minh đã từng lựa chọn đơn giản là cấm béng các sản phẩm TQ mà họ nghi ngờ - từ Huawei đến Tiktok. Năm 2018, chính quyền Trump nâng thuế vào ngành ô-tô TQ để bảo vệ công nghiệp Mỹ. Những hoạt động bảo hộ này có thể cũng sẽ tác động đến các công ty Mỹ muốn tham gia vào thị trường TQ vì chắc chắn TQ sẽ trả đũa (thuế này sau đó đã bị dỡ bỏ.)
Tất nhiên là có lo ngại là việc kiểm soát thu nhập, phân tích, truyền tải dữ liệu, có thể hạn chế sáng tạo giúp các nhà sản xuất cạnh tranh với đối thủ từ TQ. Nhưng Blumenthal nói: Canada và châu Âu đang làm tốt hơn Mỹ nhiều. Chính quyền cần phải đưa ra những quy định rõ ràng như “Bao nhiêu dữ liệu sẽ được lưu lại? Lưu lại ở đâu? Trong bao lâu?”, chứ không phải ngồi quan ngại về mô hình giám sát như nhà tù của TQ.
Có thể lo lắng về việc TQ sẽ làm gì với đống dữ liệu khổng lồ thu được, nhưng Blumenthal tin rằng hệ thống TQ không thể tốt hơn chỉ vì có nhiều dữ liệu hơn. Khi công nghệ chín muồi, các hãng sẽ phải học cách lọc rác, chỉ thu nhập những dữ liệu cần thiết. Và các thuật toán thông minh sẽ quan trọng hơn nguồn dữ liệu. Còn Le Tu cho rằng việc cấp thiết nhất bây giờ là làm rõ luật lệ về dữ liệu nào có thể khai thác tự do, dữ liệu nào phải vô danh, và dữ liệu nào phải giữ lại bên trong biên giới. Không thể tin các nhà sản xuất hứa: “Yên tâm, chúng tôi sẽ bảo đảm an toàn cho bạn.”
“Nếu không, mười năm sau chúng ta có thể nhìn lại và thấy mình như một con ếch bị luộc dần dần, và tất cả sẽ quen với việc cả thế giới bị theo dõi.” Blumenthal nhận xét.
Cũng có những dấu hiệu tích cực. Trong khi quốc hội đang lúng túng trong việc xử lý ô tô thu nhập dữ liệu, thì Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ đang nỗ lực hiện đại hóa các chính sách của mình để theo kịp công nghệ. “Có thể là họ sẽ cho thêm chính sách về quyền riêng tư.”
TQ có thể là một khu vườn công nghệ được rào kín, nhưng phương Tây có lịch sử xác định luật tập thể. Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực hợp tác với nhau để đặt chuẩn trong 2-3 năm gần đây.
Thế giới sẽ điều tiết dữ liệu ở trái tim các phương tiện thông minh thế nào, sẽ phản ánh độ khẩn cấp của những quan ngại an ninh. Một luật lệ rõ ràng, được tất cả tuân thủ sẽ làm giảm xác suất do thám và tấn công lẫn nhau giữa xe của các đối thủ cạnh tranh. Mã hóa mạnh, bảo vệ quyền riêng tư và các chế tài về dữ liệu có thể ngăn cản việc vũ khí hóa các phương tiện vận chuyển cá nhân. Với những ràng buộc phù hợp, dữ liệu do các xe thu nhập sẽ hạn chế việc do thám và đe dọa an ninh quốc gia trong khi giảm xác suất tai nạn và thúc đẩy nghiên cứu phát triển.
Hợp tác với Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình này.
Mình thấy hay nên xin phép được chia sẻ lên đây cho các bạn tham khảo. Các bạn có thể xem trực tiếp trên Facebook của anh Nguyễn Thành Nam tại đây để theo dõi thêm nhiều thảo luận nữa.
Series bài này gồm 5 phần:
>> Phần 1: Vua pin
>> Phần 2: Nhiều xe, ít điện
>> Phần 3: Chạy đua tìm "dầu trắng"
>> Phần 4: Máy nghe trộm bốn bánh
>> Phần 5: Làm xe điện để làm gì?
Dưới đây là nội dung phần 4: Máy nghe trộm bốn bánh
Bắt đầu từ tuần này, xe Tesla bị cấm chạy ở thành phố nghỉ mát Bắc Đới Hà, trong hai tuần, khi Ban chấp hành TƯ ĐCS TQ nhóm họp tại đây. Đây cũng ko phải là vụ đầu tiên. Tesla cũng đã bị cấm hồi tháng 6 khi chủ tịch Tập đến thăm một số cơ sở quân sự ở Thành Đô. Mặc dù không có thông báo chính thức, có vẻ lệnh cấm liên quan đến quan ngại đến vô khối các cameras và sensors của chiếc xe có thể tiết lộ thông tin về các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo Bắc kinh.
Đây là quyết định khá gây tò mò. TQ đang dần trở thành một trong những đất nước kết nối nhất thế giới. Họ còn gọi Thành Đô là “Thành phố sung sướng 5G”, nơi chính quyền khuyến khích cư dân phát sóng trực tiếp cuộc sống hàng ngày của mình.
Tesla có thể là xe điện phổ biến nhất TQ với khoảng gần nửa triệu xe chạy trên đường. Nhưng mặc dù công ty tuân thủ các quy định về nội địa hóa dữ liệu, xây dựng trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc, nó vẫn bị coi là một công ty nước ngoài, và có thể đe dọa an ninh quốc gia.
Nỗi lo ngại này không chỉ riêng của chính quyền Tập. Các xe điện Trung quốc cũng đang tìm đường ra thị trường thế giới, và ở phương Tây, người ta đã thấy lo lắng về việc những phương tiện này sẽ bơm dữ liệu về nước mẹ thế nào.
Tương lai của giao thông đúng là các phương tiện điện tự lái. Và đó cũng có thể là tương lai của ngành do thám.
Quan ngại quốc gia về năng lực do thám của các phương thức vận tải mới không có gì là mới mẻ. Năm 1913, quân đội Pháp yêu cầu xóa tất cả các ảnh trên một chiếc máy bay Z4 của Đức bị lạc trong sương mù phải hạ xuống đất Pháp. Suốt thời chiến tranh lạnh, hai bên đã xử lý việc do thám trên không bằng cách thỏa thuận Hiệp định bầu trời Mở, đưa ra luật lệ để cả NATO và khối Vacxava có thể tuân theo để do thám lẫn nhau, thay vì cấm sử dụng chúng.
Cho đến hiện nay, Tesla là phương tiện kết nối nhất. Không những nó thu thập vô khối dữ liệu về người lái như: lịch sử hành trình, vận tốc, những cuộc gọi đến… hàng trăm các sensors và camera hướng ra ngoài còn thu nhập rất nhiều thông tin về thế giới xung quanh.
David Colombo, một lập trình viên 19 tuổi người Đức, đã chứng minh rằng có thể khá dễ dàng thâm nhập vào kho dữ liệu đó. Bằng một công cụ của bên thứ ba, anh đã thâm nhập được vào hàng chục chiếc Tesla trên thế giới, có thể kiểm soát được khóa, cửa sổ, hệ thống âm thanh và download về hàng đống dữ liệu.
“Tôi có thể xem được rất nhiều dữ liệu, như xe đã ở đâu, sạc điện lúc nào, hiện đang di chuyển ở đâu, thường hay đỗ chỗ nào, tốc độ, mỗi khúc cua, lịch sử phần mềm cũng như khí hậu ngoài xe…” Colombo viết trong một bài báo trên Medium tháng Giêng vừa rồi, kể lại khám phá của mình.
Mặc dù những lỗ hổng đã được vá ngay, cuộc tấn công của Colombo đã làm lộ ra lỗ hổng cốt lõi của những chiếc xe thông minh: chia sẻ dữ liệu không phải là lỗi, đó là tính năng của xe.
Những dữ liệu mà Tesla thu nhập chỉ là phần nổi của tảng băng. Chúng ta còn chưa nhìn thấy những chiếc xe hoàn toàn tự động trong các thành phố được ca tụng là “thông minh” khi đường và đèn tín hiệu cũng được kết nối 5G. Trong tương lai gần, xe không chỉ thu nhập thông tin về người lái và hành khách mà cả xe cộ, người đi bộ và môi trường xung quanh. Một số thông tin là cần thiết để xe có thể tránh va chạm, lập kế hoạch di chuyển, tự cải thiện mình.
Tu Le, giám đốc của tạp chí Sino Auto Insights, nhận xét: “Châu Âu và Mỹ đã ngủ quên trên xe.” Họ có thể vẫn dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất ô tô truyền thống. Nhưng tình hình đã thay đổi. Khi nói về khai thác cobalt, sáng chế pin lithium, công nghệ 5G hay phân tích dữ liệu lớn, TQ đang đi trước vài bước. Và tất cả những ưu thế tưởng là không liên quan gì đến nhau đó đang hội tụ vào EV – xe điện thông minh.
Tất nhiên không phải thành công nào của TQ cũng là trung thực. Họ bị cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ. Tuy nhiên Lê cho rằng do thám kinh tế đương nhiên là có vai trò, nhưng không phải là nguyên nhân chính của sự bùng nổ của TQ trong lĩnh vực EV. Năng lực xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn của TQ đã được kiểm chứng. Như chương trình nhận dạng mặt qua mạng cameras đường phố, khả năng theo dõi từng cá nhân người Hồi ở Tân cương qua hệ thống GPS đặc biệt, hay hệ thống “chấm điểm tín dụng xã hội. “Một đất nước đã quen xử lý tỷ tỷ byte dữ liệu hàng ngày.”
Và dữ liệu không chỉ về TQ. Bắc kinh đầu tư mạnh mẽ để mang thương hiệu “thành phố thông minh” của mình ra nước ngoài, như Kygyzstan, Venezuela hay châu Phi. Những chiếc xe tự hành trong dự án Pony.ai thậm chí còn đang chạy trên những nẻo đường cuả California.
TQ hiểu rằng, dữ liệu đa dạng về khí hậu, con người và công nghệ giúp cải thiện thuật toán. Nếu họ khai thác tốt, họ không cần nhiều dữ liệu. Từ những dữ liệu chung vô danh của cả đội xe do TQ chế tạo lăn bánh trên các đường phố Mỹ, họ có thể tái tạo mẫu hình và các sở thích cá nhân cũng như bức tranh phức tạp của cả khu phố, dù đó là công việc thường nhật của một căn cứ quân sự trong thành phố hay lịch làm việc của một thành viên chính phủ quyền lực. Khi cấm các xe Tesla, có vẻ như người TQ đã biết cách kiểm soát mối đe dọa đó trong nước.
Cuộc tấn công “hữu hảo” của Colombo, đã chỉ rõ, ngay cả nếu chỉ nhắm vào một chiếc xe, cũng có thể gây nên những mối đe dọa về an ninh. “Điều gì xảy ra nếu kẻ khủng bố chiếm được quyền kiểm soát một chiếc xe trong đoàn xe hộ tống yếu nhân?” – Colombo viết.
Điều đó đã xảy ra. Chính phủ Đức đã cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công năm 2020 vào cơ quan vận tải quân sự, cung cấp hậu cần cho chính phủ. Thông tin bị tiết lộ từ những cuộc tấn công như vậy tiếp tục tăng. “Trong trường hợp xấu, chiếc xe sẽ trở thành một quả tên lửa.”
Nếu việc cấm các xe Tesla xem ra là một hành động bột phát, sự tập trung đã giúp Bắc Kinh hiểu được mối quan ngại về an ninh. Họ đã ban hành các luật lệ khắc nghiệt cho các hãng muốn hoạt động tại TQ. Luật yêu cầu các công ty phải công bố cho chính quyền những thông tin gì họ thu nhập, cấm việc truyền các thông tin ra ngoài biên giới, nhất là thông tin hình ảnh và tọa độ. Mặc dù biết rằng lưu trữ thông tin ở TQ có thể bị chính quyền lợi dụng cho mục đích an ninh, Tesla đã nhanh chóng tuân thủ và xây dựng một trung tâm dữ liệu trong đại lục.
Mặc dù trước đó, Bắc kinh có vẻ chỉ quan tâm đến bảo vệ ngành công nghiệp trong nước như bắt các công ty nước ngoài phải liên doanh với đối tác trong nước, chưa chưa quan tâm đến an ninh quốc gia.
Trong khi đó phương Tây đang lúng túng trong việc đưa ra các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Lê cho rằng, chỉ vài ba năm nữa, các xe điện TQ sẽ chạy trên đường phố Mỹ. “Họ đã vào đến sân, mà chúng ta vẫn chưa làm gì cả.” Không những phải đưa ra các quy định kiểm soát xe TQ, các hãng còn phải cải thiện an ninh của mình sau cuộc thử nghiệm của Colombo.
Hiện các hãng đang nâng cấp phần mềm từ xa. Alexander Poizner, CEO của công ty an ninh mạng UK Parabelyx, viết năm 2021: “Thật là nguy hiểm khi hàng trăm ngàn xe được nâng cấp phần mềm qua mạng không dây. Tưởng tượng xem. TQ hoàn toàn có thể sử dụng mã độc để phá hủy giao thông ở Đài Loan trước khi tiến công bằng quân sự.”
Các quy định chưa chặt chẽ dẫn đến thiếu nhất quán. Poizner viết: “hiện chưa có một chuẩn mực nào về an ninh mạng cho cả xe tự lái và hạ tầng hỗ trợ.” Và đó không chỉ là thiếu sót duy nhất. “Các nhà hoạch định chính sách ở mức cao nhất đang lúng túng”, Marjory Blumenthal, một chuyên gia của Carnegie Endowment for International Peace – một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Washington DC nhận xét.
Tuy nhiên, linh tính của Washington chắc cũng giống Bắc kinh. Trong quá khứ, Mỹ và các đồng minh đã từng lựa chọn đơn giản là cấm béng các sản phẩm TQ mà họ nghi ngờ - từ Huawei đến Tiktok. Năm 2018, chính quyền Trump nâng thuế vào ngành ô-tô TQ để bảo vệ công nghiệp Mỹ. Những hoạt động bảo hộ này có thể cũng sẽ tác động đến các công ty Mỹ muốn tham gia vào thị trường TQ vì chắc chắn TQ sẽ trả đũa (thuế này sau đó đã bị dỡ bỏ.)
Tất nhiên là có lo ngại là việc kiểm soát thu nhập, phân tích, truyền tải dữ liệu, có thể hạn chế sáng tạo giúp các nhà sản xuất cạnh tranh với đối thủ từ TQ. Nhưng Blumenthal nói: Canada và châu Âu đang làm tốt hơn Mỹ nhiều. Chính quyền cần phải đưa ra những quy định rõ ràng như “Bao nhiêu dữ liệu sẽ được lưu lại? Lưu lại ở đâu? Trong bao lâu?”, chứ không phải ngồi quan ngại về mô hình giám sát như nhà tù của TQ.
Có thể lo lắng về việc TQ sẽ làm gì với đống dữ liệu khổng lồ thu được, nhưng Blumenthal tin rằng hệ thống TQ không thể tốt hơn chỉ vì có nhiều dữ liệu hơn. Khi công nghệ chín muồi, các hãng sẽ phải học cách lọc rác, chỉ thu nhập những dữ liệu cần thiết. Và các thuật toán thông minh sẽ quan trọng hơn nguồn dữ liệu. Còn Le Tu cho rằng việc cấp thiết nhất bây giờ là làm rõ luật lệ về dữ liệu nào có thể khai thác tự do, dữ liệu nào phải vô danh, và dữ liệu nào phải giữ lại bên trong biên giới. Không thể tin các nhà sản xuất hứa: “Yên tâm, chúng tôi sẽ bảo đảm an toàn cho bạn.”
“Nếu không, mười năm sau chúng ta có thể nhìn lại và thấy mình như một con ếch bị luộc dần dần, và tất cả sẽ quen với việc cả thế giới bị theo dõi.” Blumenthal nhận xét.
Cũng có những dấu hiệu tích cực. Trong khi quốc hội đang lúng túng trong việc xử lý ô tô thu nhập dữ liệu, thì Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ đang nỗ lực hiện đại hóa các chính sách của mình để theo kịp công nghệ. “Có thể là họ sẽ cho thêm chính sách về quyền riêng tư.”
TQ có thể là một khu vườn công nghệ được rào kín, nhưng phương Tây có lịch sử xác định luật tập thể. Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực hợp tác với nhau để đặt chuẩn trong 2-3 năm gần đây.
Thế giới sẽ điều tiết dữ liệu ở trái tim các phương tiện thông minh thế nào, sẽ phản ánh độ khẩn cấp của những quan ngại an ninh. Một luật lệ rõ ràng, được tất cả tuân thủ sẽ làm giảm xác suất do thám và tấn công lẫn nhau giữa xe của các đối thủ cạnh tranh. Mã hóa mạnh, bảo vệ quyền riêng tư và các chế tài về dữ liệu có thể ngăn cản việc vũ khí hóa các phương tiện vận chuyển cá nhân. Với những ràng buộc phù hợp, dữ liệu do các xe thu nhập sẽ hạn chế việc do thám và đe dọa an ninh quốc gia trong khi giảm xác suất tai nạn và thúc đẩy nghiên cứu phát triển.
Hợp tác với Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình này.