21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3

nhhgiap

Pearl
Ở hai bài trước, ta đã biết hàng chục phát minh bí ẩn của người cổ đại, lần này hãy cùng điểm qua những cái tên cuối.
21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3

Máy dò động đất đầu tiên có tuổi đời khoảng 2000 năm

Ở Trung Quốc cổ đại, một nhà bác học tên là Zhang Heng đã thiết kế một chiếc tàu kim loại khổng lồ, chiều ngang khoảng 2 mét, được dùng để phát hiện động đất. Bên ngoài nó có tám con rồng ngoạm xuống, và trong miệng mỗi con rồng là một viên bi bằng đồng. Khi động đất xảy ra, rung chấn sẽ khiến các viên bi rơi xuống miệng những con cóc bằng đồng.
Mặc dù kính địa chấn này không thể dự đoán động đất, nhưng các nhà quan sát Trung Quốc có thể đã sử dụng nó để thu thập thông tin có độ chính xác cao. Họ có thể phát hiện các trận động đất ở xa như Việt Nam và thu thập dữ liệu tương tự như những gì các nhà địa chất hiện đại đang làm.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3
Một mảnh bê tông có thể tồn tại dưới nước 2000 năm

Bê tông của người La Mã cổ đại tốt hơn bê tông của chúng ta

Bê tông là loại vật liệu người La Mã cổ đại sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng của họ. Nó có cả chất lượng và tác động đến môi trường tốt hơn bê tông chúng ta sử dụng ngày nay. Để tạo ra bê tông của mình, họ trộn vôi với đá núi lửa trước khi thêm nước biển. Nước mặn đã kích hoạt một phản ứng hóa học khiến hỗn hợp này trở nên vô cùng cứng cáp.
Các phân tích về thành phần hóa học và phân tử của bê tông cổ đại cho thấy nó chứa khoáng chất xuất hiện trong bê tông chất lượng cao hiện đại. Trong khi bê tông hiện đại có độ bền chỉ 50 năm, bê tông cổ đại có thể tồn tại đến 2000 năm trong môi trường dưới nước.
21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3
21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3

Kính viễn vọng cổ nhất có tuổi đời ba thiên niên kỷ

Vào năm 1850, các nhà khảo cổ khi khám phá tàn tích Assyria cổ đại - thuộc Iraq ngày nay - đã khai quật được một thấu kính 3000 năm tuổi làm bằng tinh thể đá. Kể từ sau đó, nhóm khoa học đã nỗ lực tìm kiếm chức năng của nó.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra về chức năng của thấu kính: chiếc kính lúp với độ phân giải 3x, tấm kính tạo ra lửa, nhưng một số người tin rằng đó là một phần của kính thiên văn cổ đại. Nguyên nhân là vì kiến thức thiên văn học tiên tiến của người Assyria, cùng với khẳng định của Galileo rằng người xưa cũng đã có kính thiên văn.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3
Viên đá mặt trời nổi tiếng ở thời cổ đại

Viên ngọc ma thuật chỉ đường cho người cổ đại

Lịch sử Bắc Âu cổ đại đã mô tả một viên ngọc kỳ diệu có thể xác định vị trí của mặt trời, ngay cả khi nó bị mây che khuất, điều này cho phép các thủy thủ biết chính xác hướng đi. Bí ẩn đằng sau khả năng kì diệu này chỉ được giải đáp cho đến năm 2013.
Viên đá mặt trời trong thần thoại được làm bằng canxit, một loại tinh thể có thể xác định vị trí của mặt trời, ngay cả sau những đám mây. Bí mật của nó nằm ở khả năng khúc xạ kép ánh sáng mặt trời, cho biết hướng đi với độ chính xác cao. Không lạ khi người xưa tôn sùng nó như một viên đá ma thuật.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3
Đồ vật phủ kim loại

Kỹ thuật phủ kim loại của người cổ đại tốt hơn chúng ta

Ngày nay, chúng ta sử dụng lớp phủ kim loại để phủ lên mọi thứ, từ đĩa DVD, tượng cho đến pin mặt trời và thiết bị điện tử. Nhưng điều này không phải mới xuất hiện, một nghiên cứu cho thấy người cổ đại cũng đã có kỹ thuật tương tự như vậy.
Mặc dù thiếu kiến thức về hóa học và vật lý của kim loại, các nhà luyện kim cổ đại có thể đập kim loại thành những tấm cực kỳ mỏng trước khi dán chúng lên tượng, đồ trang sức và các vật dụng khác. Họ thậm chí còn sử dụng thủy ngân như một chất kết dính để đảm bảo rằng lớp mạ kim loại siêu mỏng không bị xê dịch.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 3

Viên pin đầu tiên có tuổi thọ 2.000 năm tuổi

“Pin Baghdad” được phát hiện vào năm 1936 tại một ngôi làng thời kỳ đồ đá, bên ngoài thành phố Baghdad ngày nay của Iraq. Mỗi viên pin chứa một cái nồi đất với một hình trụ đồng chạy dọc theo chiều dài của nó. Bên trong tấm trụ là một thanh sắt, được giữ cố định bằng nhựa đường.
Không ai biết những chiếc bình kỳ lạ này là gì cho đến năm 1938, một trong số các nhà nghiên cứu thực hiện cuộc khai quật nghi ngờ chúng thực chất là những viên pin cổ. Khoảng một thập kỷ sau, để chứng minh giả thuyết trên, các nhà khoa học bơm chất lỏng điện phân vào bình cổ, kết quả là những chiếc bình tạo ra dòng điện 2 vôn. Khoa học vẫn chưa biết người cổ đại dùng loại pin này cho thiết bị nào.


>>> 21 Phát minh mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1.
>>> 21 Phát minh mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 2.
Nguồn: Science Sensei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top