Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên

Từ những mẫu flagship mới như Google Pixel 7 Pro, đến những ngôi sao giá rẻ như Samsung A53, có rất nhiều điện thoại Android chất lượng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, không phải mọi thiết bị đều được bán ở mọi nơi trên thế giới. Ví dụ, khách hàng ở Brazil sẽ gặp khá nhiều khó khăn nếu muốn mua Pixel 7 Pro, còn người Mỹ chỉ có thể nhìn những chiếc Nothing Phone qua…YouTube với cặp mắt thèm thuồng. Hiển nhiên, nếu thực sự muốn, bạn vẫn có thể sở hữu được chiếc smartphone yêu thích với điều kiện chấp nhận trả giá cao hơn cùng một vài hạn chế nho nhỏ về khả năng kết nối mạng. Nhưng nếu những chiếc smartphone đó được sản xuất tại…Triều Tiên thì sao?
Không như thế giới bên ngoài vẫn nghĩ, smartphone Triều Tiên là thứ hoàn toàn có thật, được thiết kế để giúp người dân tận hưởng sự tiện lợi của công nghệ hiện đại, và nhiều tờ báo phương Tây thậm chí còn cho rằng chúng là công cụ để chính phủ giám sát và kiểm soát người dân. Đúng hay sai, chúng ta không rõ, nhưng điều nhiều người thắc mắc nhất là smartphone Triều Tiên thì trông ra sao? Câu trả lời là: thú vị có, thảm họa có, trông quen quen cũng có. Hãy cùng lướt qua một vài mẫu điện thoại được người dân Triều Tiên ưa chuộng nhé!

Từng có thời bị cấm

Smartphone lần đầu xuất hiện tại Triều Tiên vào năm 2002, sau đó bị cấm từ 2004 - 2008. Lệnh cấm này được dỡ bỏ khi công ty viễn thông Ấn Độ là Orascom Telecom Media and Technology Holding, một công ty liên doanh với chính phủ, thiết lập dịch vụ điện thoại di động 3G mới mang tên Koryolink. Những tài liệu bị rò rỉ cho biết Huawei từng lách lệnh cấm vận của Mỹ để giúp Triều Tiên phát triển mạng 3G cùng với công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc là Panda.
Ngày nay, Koryolink hầu như không có thay đổi đáng kể: 3G vẫn là chuẩn kết nối di động chính, dù Huawei có lẽ đã ngừng hỗ trợ bảo trì mạng vào năm 2016. Đa phần người Triều Tiên hiện chỉ có thể truy cập vào mạng intranet (mạng nội bộ) của đất nước. Tuy nhiên, người nước ngoài sống lâu năm ở Triều Tiên (ví dụ như các nhà ngoại giao) và du khách đến đây vẫn được truy cập internet. Vào năm 2020, Triều Tiên chỉ có 03 điểm truy cập Wi-Fi. Và nếu bạn không phải là người dân nước này mà vẫn muốn truy cập vào mạng Koryolink, bạn phải mua một thẻ SIM với giá khoảng 285 USD, đồng thời cần duy trì khoảng 23 USD cho mỗi 50MB dữ liệu 3G.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Nhóm nhạc Hàn Quốc Red Velvet sử dụng Internet trong chuyến lưu diễn ở Triều Tiên.
Vậy người dân Triều Tiên dùng điện thoại gì để truy cập mạng 3G?
Rất khó để xác thực thông tin chi tiết về các mẫu điện thoại dưới đây. Một vài thông số được lấy trực tiếp từ truyền thông nhà nước Triều Tiên. Lumen Global, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thu thập và chia sẻ thông tin với người dân Triều Tiên, đã cố gắng tập hợp tất cả những thông tin có được để mang lại cho chúng ta cái nhìn cận cảnh hơn về đời sống công nghệ của quốc gia Đông Bắc Á này.
Smartphone Triều Tiên có tính năng...đuổi muỗi, ngoài ra có thể thấy biểu tượng Google Drive, nhưng thực ra lại là một trình bảo vệ màn hình.

Loạt smartphone Arirang

Năm năm sau khi ra mắt mạng Koryolink, Triều Tiên công bố mẫu smartphone đầu tiên, đặt tên là “Arirang AS1201” theo tên một bài hát dân gian. Đây là sản phẩm được chính phủ Triều Tiên quảng cáo là “cây nhà lá vườn”, và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có lần ghé thăm nhà máy Arirang để kiểm tra dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, nó không bắt nguồn lẫn sản xuất tại Triều Tiên.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm nhà máy Arirang.
Cấu hình cụ thể của AS1201 là một bí ẩn (Kim Jong-un được cho là đã khen ngợi camear độ phân giải cao của nó). Không phải công nghệ Triều Tiên, điện thoại đầu tiên của Arirang là phiên bản đổi tên của Uniscope U1201, một chiếc điện thoại Trung Quốc ra mắt năm 2014 với Android 4 và phần cứng bình dân.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
AS1201 (máy bên phải trong mỗi ảnh) giống hệt Uniscope U1201.
Năm 2016, Arirang 151 ra mắt cùng một phiên bản giá rẻ hơn là 152. Tiếp đó là Arirang 161 vào năm 2017, lần đầu có cảm biến vân tay (đi sau iPhone 5s đến…4 năm). Không như mẫu Arirang đầu tiên, nó không phải là bản sao của một thiết bị khác, mà vay mượn thiết kế từ các điện thoại Samsung.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Arirang 151
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Arirang 152
Arirang 171, được cho là mẫu smartphone Arirang thứ 5, ra mắt năm 2018 với màn hình 4.7-inch, 4GB RAM, 32GB bộ nhớ trong, và tích hợp cảm biến vân tay.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên

Jindallae và Jindallae 3

Năm 2017, mẫu smartphone Jindallae 3 ra mắt. Theo trang DPRK Today, nó được thiết kế “theo phong cách Triều Tiên”. Ngoài ra, bộ vỏ, khung, bảng mạch, và hệ điều hành của máy đều được sản xuất tại Triều Tiên.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Tuy nhiên, đặt mẫu máy này cạnh Samsung Galaxy S7 và iPhone 6s, cũng ra mắt cùng năm, bạn sẽ thấy nó không hề có thiết kế độc đáo, mà dường như là “đứa con lai” của cả hai.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Jindallae 3 ở giữa, iPhone 6s bên trái, Galaxy S7 bên phải.
Nếu bạn đang thắc mắc về mẫu Jindallae đời đầu, thì thông tin về nó được công bố vào năm 2018, tức một năm sau Jindallae 3, nhưng tên gọi và cấu hình phần cứng lại cho thấy mẫu smartphone này phải được ra mắt trước Jindallae 3.
Tiếp sau Jindallae 3 là Jindallae 5 (2019) và Jindallae 6, 6+, và 7 (2020). Jindallae 5 không có tính năng gì nổi bật, nhưng 6 và 6+ là hai mẫu đầu tiên trong dòng smartphone này được trang bị nhận dạng vân tay, giọng nói, và khuôn mặt.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên

Phurunhanul H1 và H2

Phurunhanul H1 là mẫu smartphone đầu tiên của Phurunhanul Electronics. Rất ít thông tin về chiếc điện thoại này được chia sẻ, nhưng việc pin máy được quảng cáo lên đến 6.000mAh thì có vẻ hơi…lố, khi mà chỉ có một chiếc điện thoại Android duy nhất hiện nay sở hữu viên pin lớn thế này là ROG Phone 6.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Vẫn chưa rõ ngày ra mắt của Phurunhanul H2, nhưng với màn hình lớn hơn, bộ nhớ nhiều hơn, và camera được cải thiện đáng kể cho thấy nó hẳn là thế hệ tiếp theo của H1. H2 cũng có viên pin yếu hơn, nhưng có vẻ thực tế hơn, 4.300mAh.
Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên

Pyongyang

Nhãn hiệu Pyongyang sở hữu khá nhiều mẫu smartphone - thực ra là quá nhiều, nên ở đây chúng ta chỉ điểm qua một số mẫu đáng chú ý nhất thôi.

Pyongyang 1202

Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Là một thiết bị dạng vỏ sò, hình ảnh bạn đang xem từng được đăng tải trên website Sogwang (nay đã sập) vào năm 2019.

Pyongyang 2423

Bên trong thế giới smartphone hoang dã của Triều Tiên
Thông tin về chiếc điện thoại này được lấy từ trang The Daily NK, có vẻ là một mẫu smartphone chú trọng bảo mật khi người dùng không thể truy cập vào các thư mục trên bộ nhớ khi kết nối máy tính, và thẻ SD cũng chỉ có thể dùng cho việc lưu trữ dữ liệu mà thôi.

Người dùng smartphone Triều Tiên có thể cài được ứng dụng nào?

Nhìn chung, người Triều Tiên phải chấp nhận số lượng ứng dụng khá ít ỏi được cài sẵn trên thiết bị của họ. Ví dụ, mẫu Kiltongmu, ra mắt năm 2019, một bản sao của Samsung Galaxy Note 8, được cài sẵn 30 từ điển, một vài chương trình, và nội dung giải trí phổ biến.
Các điện thoại khác thì có những bản sao của các tựa game nổi tiếng như Angry Birds, và nhiều ứng dụng iOS cũng được “sao y bản chính” để phục vụ người dùng smartphone Triều Tiên.
Đoạn quảng cáo Arirang 171 cho thấy các ứng dụng được cài sẵn trên máy.
Ngoài ra còn có nhiều ứng dụng khá lạ. Ví dụ, Jindallae 3 đi kèm một ứng dụng gọi là Hiding, không rõ là game hay ứng dụng chat.
Báo chí phương Tây nhận định rằng dù là ứng dụng gì đi nữa, thì nó có lẽ được thiết kế để chính phủ Triều Tiên giám sát mọi hoạt động của người dân trong nước. Dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng thấy được rằng Triều Tiên không đến nỗi lạc hậu như đồn đại!

>>Triều Tiên cô lập người dân khỏi Internet như thế nào?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top