"Cày phim" xuyên mùa dịch ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Đại dịch khiến nhiều người ở nhiều quốc gia dành nhiều thời gian hơn cho việc cày phim trực tuyến, Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Xem truyền hình có thể giúp bạn giảm bớt những căng thẳng khi bị cách ly, nhưng có những mối nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được

Người Hàn Quốc ngày càng nghiện phim trực tuyến

Kim Young-seo, một giáo viên piano 30 tuổi tại Hàn Quốc đã tự mình thoát khỏi thế giới phát trực tuyến, đứng ngoài hiện tượng Squid Game vào năm ngoái. Tuy nhiên, sau đó không may cô bị nhiễm COVID-19 vào cuối tháng 2. Thế là cô lại đăng ký nhiều nền tảng phát trực tuyến, bao gồm Netflix và Apple TV+. Kim sống một mình ở Seocho (phía nam Seoul), cho biết: “Thực tế là tôi bị mắc kẹt ở nhà khiến tôi cảm thấy chán nản và tôi đã dành hàng giờ chỉ để xem điện thoại, máy tính và tivi."
Cô chỉ bị các triệu chứng nhẹ nhưng không được phép bước ra ngoài vì tất cả bệnh nhân COVID-19 ở đây phải cách ly 7 ngày tại nhà. Với khoảng 1/4 số người Hàn Quốc hiện nay đã nhiễm virus ít nhất một lần, đại dịch dường như đã tác động đến rất nhiều người, khiến họ say mê các thiết bị điện tử và trở thành những mọt phim, mọt game chính hiệu. Hội chứng nghiện TV đang nổi lên như một vấn đề xã hội lớn ở Hàn Quốc, vốn đã được biết đến từ trước đó.

Cày phim xuyên mùa dịch ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Việc say mê với tivi, điện thoại và máy tính đã trở nên phổ biến hơn kể từ những năm trước đại dịch ở Mỹ. Một nghiên cứu của Deloitte năm 2016 cho biết, gần 70% người Mỹ nghiện TV. Hàn Quốc đi sau hơn một chút vì Netflix mới ra mắt ở đây vào năm 2016. Song, không chỉ riêng Kim Young-seo, rất nhiều người ở Hàn Quốc cũng trở nên nghiện TV hơn trong thời kỳ đại dịch.
Theo dữ liệu của Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc, từ tháng 5 đến tháng 9 năm ngoái, 34,8% trong số 6.834 người Hàn Quốc được khảo sát là người đăng ký trả phí cho ít nhất một nhà cung cấp video trực tuyến, trong khi một năm trước đó con số này chỉ khoảng 14%. Ngoài ra, thời gian xem các dịch vụ phát trực tuyến cũng tăng lên 80 phút mỗi ngày trong năm nay, so với các con số 60 phút năm 2019 và 76 phút vào năm 2021.
Nhiều hãng truyền thông địa phương đã đưa tin rằng, người Hàn Quốc sẽ dành gần 40% toàn bộ cuộc đời của họ trên mạng, tương đương khoảng 34 năm (dựa trên nghiên cứu từ NordVPN). Dữ liệu về thời gian trực tuyến hằng ngày đã đưa Hàn Quốc lên vị trí hàng đầu của tất cả các quốc gia châu Á.

Mối liên hệ giữa đại dịch với nghiện phim trực tuyến

Các chuyên gia tâm lý đã giải thích về lý do tại sao loại virus này lại có thể khiến cho con người nghiện TV đến vậy, kể cả những người từng hiếm khi xem TV ngày trước. Giờ, họ cũng có thể ngồi xem "ngấu nghiến" nhiều tập phim liên tục, suốt hàng giờ đồng hồ mà không rời màn hình.
Đơn giản vì đại dịch đã lấy đi nhiều niềm vui của cuộc sống mà chúng ta vốn được quyền hưởng thụ, chẳng hạn như du lịch, tụ họp xã hội và các hoạt động ngoài trời. Họ tìm đến các chương trình trực tuyến như một sự bù đắp, cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi được làm điều gì đó mà họ có cảm giác ít "tội lỗi" nhất.

Cày phim xuyên mùa dịch ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Kwak Geum-joo, giáo sư tâm lý tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết "Mọi người đang phải chịu gánh nặng của việc kiểm dịch khi cuộc khủng hoảng virus kéo dài. Họ tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách làm điều gì khiến mình thoải mái, mặc dù nó có thể không hiệu quả hoặc không lành mạnh, để tự thưởng cho bản thân."
Giáo sư Kwak cũng nói thêm "Một bệnh nhân COVID-19 bị cách ly, đã từng làm việc với lịch trình dày đặc hoặc đang ăn kiêng, có thể cảm thấy tội lỗi khi để mình trở thành một "củ khoai tây" trên đi văng. Nhưng họ cũng sẽ cảm thấy thích thú khi thoát khỏi thói quen thông thường."
Một chuyên gia khác cũng cho biết mong muốn điều chỉnh bản thân, thay đổi những thói quen trong thời gian cô lập ở nhà cũng có thể là động lực chính của việc tìm đến TV. Với tư cách là động vật xã hội, con người mong muốn có cảm giác thân thuộc và có nhu cầu về tình cảm, nhu cầu liên kết với các thành viên khác trong xã hội, trong nhóm của mình, điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các dịch vụ mạng xã hội.
Khao khát kết nối này có xu hướng tăng lên khi ai đó bị đặt trong tình trạng cô lập. Im Myung-ho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dankook, cho biết: "Họ tìm đến những chương trình truyền hình nổi tiếng với nhiều tập dài hoặc các video trên YouTube giống như là một cách để thấy mình đang bắt kịp với xu hướng của xã hội."

Nghiện xem TV ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất

Các chuyên gia cảnh báo rằng, những nền tảng truyền thông có thể giúp con người bạn thoát khỏi sự căng thẳng khi bị cách ly, nhưng thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, từ rối loạn giấc ngủ đến trầm cảm. Hong Jin-pyo, một bác sĩ tâm thần tại Trung tâm Y tế Samsung ở Seoul, đã nhận thấy mối liên hệ ngày càng rõ giữa việc nghiện cày phim vào đêm khuya với chất lượng giấc ngủ kém, chứng mất ngủ ngày càng gia tăng.
Cày phim xuyên mùa dịch ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Ông cho rằng nếu điều chỉnh thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và cày phim trực tuyến phù hợp, sẽ có thể là một liều thuốc giảm căng thẳng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng màn hình và âm thanh trước giờ đi ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình chuyển đổi của não từ tỉnh sang ngủ. Điều cần nhấn mạnh ở đây là mọi người không nên bị kích thích quá mức vào ban đêm để tránh bị thiếu ngủ. "Đặc biệt cần chú ý hơn nữa đối với những đứa trẻ, bởi vì não của chúng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi kích thích từ việc xem TV."
Ngoài ra, việc thiếu những vận động thể chất trong thời gian dài khi xem TV có thể khiến cho coronavirus trở nên nguy hiểm hơn bình thường. "Khi mọi người rơi vào trạng thái trầm cảm, vùng hồi hải mã trong não - khu vực giúp điều chỉnh tâm trạng - trở nên nhỏ hơn. Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở vùng hải mã, giúp giảm trầm cảm. Ngoài ra, việc giải phóng dopamine và serotonin trong khi tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng của con người."


>>> Trầm cảm và ***** tăng vì COVID-19.
Nguồn koreaherald
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top