Giám đốc Intel tuyên bố Trung Quốc sẽ mãi mãi đi sau ngành bán dẫn thế giới 10 năm

CEO Intel Pat Gelsinger tin rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan đang áp đặt đối với lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang hạn chế sự phát triển của họ, nhất là quy trình bán dẫn dưới 7nm. Mặc dù đang cố gắng phát triển năng lực bán dẫn và chế tạo những công cụ cần thiết trong nước, họ sẽ luôn đi sau cả ngành 1 thập kỷ.
“Các chính sách kiểm soát xuất khẩu gần đây đã đặt ra rào cản trong phạm vi 10nm xuống 7nm cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc” - CEO Intel phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ông cho rằng khoảng cách này duy trì ổn định mà không thể bị phá vỡ, Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể vượt qua được giới hạn mà Mỹ và đồng minh đặt ra.
Đồng thời, ông khẳng định Intel đang hướng tới node 2nm và sau đó là 1.5nm trong tương lai, dẫn đầu ngành đúc chip.


Hiện tại, xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc là SMIC có thể xử lý được node 7nm, chậm hơn TSMC và Samsung 5,5 năm. Một công ty khác là HLMC đã thử nghiệm chip trên quy trình FinFET 14nm từ năm 2020, chậm hơn TSMC khoảng 10 năm.
Tuy nhiên, cả SMIC và HLMC đều sử dụng các công cụ được sản xuất tại Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ. Nguồn nguyên liệu thô tinh khiết cung cấp từ
Nhật Bản. Nếu không tiếp cận được với những tài nguyên này, họ sẽ phải tự thay thế.
Hiện tại theo Gelsinger, họ đi sau ngành công nghiệp chip toàn cầu khoảng 10 năm. Trong khi tiếp tục phát triển công nghệ riêng, họ tiếp tục bị tụt lại phía sau khoảng 1 thập kỷ trong tương lai gần. Lí do không phải do Trung Quốc “lười biếng” mà là đặc thù của ngành bán dẫn - tính toàn cầu hóa.
Giám đốc Intel tuyên bố Trung Quốc sẽ mãi mãi đi sau ngành bán dẫn thế giới 10 năm
“Thấu kính của ZEISS, máy quang khắc từ ASML, hóa chất và chất cản quang ở Nhật Bản, mặt nạ của Intel. Tất cả những thứ đó tạo ra khoảng cách 10 năm bền vững mà Trung Quốc không thể vượt qua” - ông tuyên bố.
Các công nghệ xử lý chất bán dẫn hiện đại đòi hỏi nỗ lực phối hợp của toàn ngành công nghiệp toàn cầu, nhiều nghiên cứu cơ bản và hàng trăm tỷ đô la chi cho R&D. Việc Trung Quốc có thể một mình giải quyết tất cả những vấn đề này hay không vẫn còn là vấn đề tranh luận.
Nếu Trung Quốc bị cắt đứt hoàn toàn khỏi công nghệ sản xuất chip tiên tiến, các công ty bán dẫn nước này chỉ có thể cố gắng dịch ngược và sao chép thiết bị nước ngoài hòng thu hẹp khoảng cách với ngành công nghiệp chip toàn cầu. Đây không hẳn là phương pháp bền vững nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.


>>> Quốc gia hàng xóm Việt Nam mạnh tay đầu tư vào công nghiệp bán dẫn, đón đầu làn sóng xe điện
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top