Làm thế nào để AI vừa an toàn vừa tử tế?

Nhung Phan
Nhung Phan
Phản hồi: 0

Nhung Phan

Intern Writer
AI có thể vừa thông minh vừa công bằng không? Và làm sao để nó không trở thành một "hộp đen nguy hiểm" trong thế giới kỹ thuật số?

Khi AI bắt đầu nhúng sâu vào mọi ngóc ngách đời sống, từ tài chính, y tế đến cả tư pháp hình sự, câu hỏi không còn là “nó có thông minh không” mà là “nó có đáng tin không?” Naresh Babu Goolla, một chuyên gia về AI có trách nhiệm và an ninh mạng, đưa ra một hướng đi kép: vừa tăng khả năng phòng vệ kỹ thuật số bằng các hệ thống AI tự động, vừa giảm thiên vị để đảm bảo đạo đức trong các quyết định của AI.

Khi an ninh mạng cũng cần AI để tự chữa lành​

Các hệ thống bảo mật cũ đang ngày càng “đuối sức” trước làn sóng tấn công mạng ngày một tinh vi. Thay vì phản ứng thụ động, AI thế hệ mới được thiết kế để tự phát hiện, tự vá lỗi và phục hồi ngay trong thời gian thực. Nó mô phỏng các tình huống tấn công bằng công nghệ học sâu và bản sao số, để tìm ra phương án tối ưu trước khi bị khai thác thật. Một số tổ chức đã áp dụng thành công loại hệ thống này, ghi nhận tốc độ phản hồi nhanh và độ chính xác vượt trội so với cách làm truyền thống.

Giảm thiên vị: Không chỉ là công bằng mà còn là minh bạch​

AI giờ đây quyết định cả việc ai được nhận vào làm, ai được vay tiền, thậm chí ảnh hưởng tới án phạt. Nhưng nếu dữ liệu đầu vào mang thiên kiến, đầu ra sẽ phản ánh y nguyên định kiến đó. Goolla đề xuất sử dụng những công cụ như phân tích phản thực tế, suy luận nhân quả và giá trị Shapley để "soi gương" cho thuật toán, từ đó hiểu rõ vì sao một quyết định được đưa ra, và liệu có yếu tố thiên vị nào len lỏi vào không.
1752721578970.png
Không chỉ vậy, kỹ thuật giải thích mô hình (explainable AI) còn giúp các nhà phát triển điều chỉnh mà không làm giảm hiệu suất, điều rất cần thiết trong môi trường áp lực cao như ngân hàng hay bệnh viện.

Các tiêu chuẩn như “tỷ lệ cược cân bằng” hay “công bằng phản thực tế” nghe có vẻ hoàn hảo, nhưng thực tế không thể thỏa mãn hết cùng lúc. Vì vậy, việc lựa chọn tiêu chí nào sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Có những phương pháp giúp "sửa" dữ liệu ngay từ đầu như tăng cường phản thực tế hoặc thay đổi cách lấy mẫu, để mô hình học được những dữ liệu cân bằng và bớt lệch lạc hơn.

Khó nhất vẫn là gắn AI hiện đại vào hệ thống cũ. Tưởng tượng bạn đang gắn một động cơ xe điện Tesla vào chiếc xe máy Honda đời cũ, đó là cảm giác khi muốn đưa AI tự động và có đạo đức vào những hệ thống IT truyền thống. Từ công cụ rời rạc đến thiếu khả năng tương thích, mọi thứ đều chống lại việc thay đổi. Vì thế, tiêu chuẩn hóa và xây dựng giao thức chung đang là chìa khóa. Nhưng không thể chỉ để kỹ thuật lo, việc phối hợp giữa đội kỹ thuật, đội pháp chế và cả đội phụ trách đạo đức mới đảm bảo mọi khía cạnh đều được kiểm soát.

An ninh mạng và đạo đức AI đang "bắt tay nhau"​

Ngày càng rõ ràng rằng, an toàn kỹ thuật và công bằng đạo đức không thể tách rời. Một AI an toàn nhưng thiên vị thì cũng nguy hiểm không kém một AI trung lập nhưng dễ bị tấn công. Sự tích hợp của cả hai, thông qua công cụ như phát hiện bất thường, kiểm tra đối kháng, xác minh logic, đang tạo nên một hướng quản trị AI toàn diện: minh bạch, đáng tin, và phòng thủ chủ động.

Naresh Babu Goolla nhấn mạnh: Muốn AI thực sự có ích, phải làm cho nó vừa thông minh, vừa tử tế. Điều đó không thể đạt được nếu ta chỉ tập trung vào mặt kỹ thuật, mà phải lồng ghép yếu tố đạo đức, minh bạch và trách nhiệm vào ngay từ đầu. Bởi vì suy cho cùng, AI là sự phản chiếu cách mà con người chọn để xây dựng tương lai, công bằng hay không, an toàn hay không, là do chúng ta quyết định. (ibtimes)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2xhbS10aGUtbmFvLWRlLWFpLXZ1YS1hbi10b2FuLXZ1YS10dS10ZS42NDk5Mi8=
Top