Nghiên cứu: âm bass khiến con người hứng thú nhảy múa hơn

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada cho thấy, tăng thêm tiếng bass (âm trầm) trong buổi hoà nhạc sẽ làm cho hứng thú nhảy múa của người nghe gia tăng theo. Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà thần kinh học Daniel Cameron là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ đại học McMaster (Ontorio, Canada). Ngoài công việc nghiên cứu, Daniel còn là một tay chơi trống, người bị lôi cuốn bởi âm nhạc và giai điệu âm nhạc từ thời thơ ấu. Trong buổi trao đổi với Scientific American, Daniel cho biết, các giai thoại và bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối liên quan giữa âm trầm và sự nhảy múa. Vì vậy, các nhà nghiên cứu muốn xác định liệu âm trầm có làm cho chúng ta nhảy nhiều hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu sử dụng các loại loa chuyên dụng có tần số rất thấp, phát ra những tần số thấp hơn hầu hết các hệ thống âm thanh phổ biến và những tần số mà chúng ta có thể nghe được. Họ tạo ra một sự điều chỉnh tinh vi rất khó phát hiện bằng ý thức vì nếu đưa thêm âm trầm vào dàn nhạc một cách rõ ràng thì có thể mọi người sẽ quyết định việc bước đi nhiều hơn một cách có ý thức. Thí nghiệm được tổ chức ở LIVElab, một toà nhà ở Canada, một môi trường tương tác ảo lớn đa chức năng, vừa là phòng thí nghiệm nghiên cứu vừa là phòng hoà nhạc. Tình nguyện viên tham gia nghiên cứu là những người hâm mộ đến xem bộ đôi nhạc điện tử người Canada Orphx biểu diễn. Các tình nguyện viên tham gia sẽ đeo băng đô có gương phản xạ ghi hình để các nhà nghiên cứu theo dõi chuyển động của họ.
Nghiên cứu: âm bass khiến con người hứng thú nhảy múa hơn
Trong suốt buổi hoà nhạc, tiếng bass tần suất rất thấp được mở và tắt nhiều lần, mỗi lần khoảng 2 phút rưỡi để mọi người không thể nghe được khi nào thì các loa chuyên dụng được mở. Khảo sát sau chương trình và nghiên cứu theo dõi các file ghi âm đều cho thấy người xem hoà nhạc không thể nghe được tiếng bass tinh vi này. Theo dữ liệu hình ảnh ghi nhận được, đúng là người tham gia hoà nhạc đã chuyển động nhiều hơn, di chuyển trên mặt đất nhiều hơn và nhanh hơn khi loa tần số thấp được mở. Điều này có nghĩa là tiếng bass bổ sung ở tần suất cực thấp đã làm cho mọi người nhảy nhiều hơn. Tỉ lệ người chuyển động và tận hưởng âm nhạc nhiều hơn là 12%. Như vậy, cả buổi hoà nhạc lẫn thí nghiệm đều thành công. Vũ đạo và sự thích thú thật sự đi cùng nhau. Đó là một điều gì đó mà chúng ta muốn làm với âm nhạc, một phản ứng hứng thú. Và nghiên cứu này đã chứng minh rằng tiếng bass là một phần của sự kết hợp đó, Daniel chia sẻ. Nói về dự định nghiên cứu tiếp theo, nhà thần kinh học Daniel muốn tìm xem liệu tiếng bass có giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn hay không. Theo ông, con người có khả năng cảm thấy tốt về người khác và giúp đỡ người khác nhiều hơn nếu họ có một số trải nghiệm cùng nhau chuyển động ăn khớp với nhau. Và nhảy múa là một cách làm hay và vui vẻ để làm điều đó. Đây có thể là lý do vì sao nhảy múa được tìm thấy trong tất cả các nền văn hoá và trong suốt lịch sử các loài người. Nhảy múa là một phần không thể thiếu trong sự tồn tại của con người. Công trình của nhóm Daniel đã được công bố trên tập san khoa học Current Biology (Sinh học đương đại) tháng 11 năm ngoái (2022).

>> Tại sao chúng ta nghe nhạc vẫn cứ phiêu dù không hiểu ý nghĩa lời bài hát

Nguồn: Scientific American
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top