Nhiều người đang chia sẻ nhầm ảnh của bão Noru

Thời gian gần đây, trước tính thời sự của bão số 4 Noru, nhiều tài khoản Facebook đã chia sẻ tràn lan "Hình ảnh vệ tinh của bão Noru", kèm hình ảnh một cơn bão được chụp từ các trạm vũ trụ, vệ tinh quanh quỹ đạo Trái Đất. Tuy nhiên, đây thực chất là những hình ảnh chụp bão Noru (trùng tên) vào năm 2017, không phải cơn bão đang tiến sát đất liền Việt Nam.
Cụ thể, hình ảnh bão Noru năm 2017 cộng đồng mạng chia sẻ được chụp bởi các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Đây là là siêu bão từng càn quét khu vực phía Bắc và Trung Nhật Bản. Sức mạnh và tốc độ di chuyển nhanh của cơn bão khiến các phi hành gia trên ISS tích cực theo dõi.
Nhiều người đang chia sẻ nhầm ảnh của bão Noru
Bức ảnh được lan truyền thực chất là của bão Noru từ năm 2017
Một số tài khoản khác thì đăng ảnh chụp từ ISS của Trami, siêu bão hình thành năm 2018 tại phía tây Thái Bình Dương. Ngày 25/9/2018, nhà du hành vũ trụ người Đức Alexander Gerst đăng trên Twitter hình ảnh siêu bão Trami từ ISS, miêu tả mắt bão như "ổ cắm điện" khổng lồ trên bề mặt Trái Đất.
Nhiều người đang chia sẻ nhầm ảnh của bão Noru
Hình ảnh bão Trami năm 2018 cũng bị cộng đồng mạng chia sẻ nhầm là bão Noru đang tiến vào Việt Nam
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực, trong đó danh sách tên được sử dụng xoay vòng qua các năm.
Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và xoay vòng theo năm.

>>Hành động cực đẹp của dân Đà Nẵng trước khi "siêu bão" Noru đổ bộ

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top